Thứ hai, 27/11/2023 - 16:05
Cách nuôi vịt trời không hề đơn giản đối với những ai chưa có kinh nghiệm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vịt trời sẽ không phát triển để đạt được trọng lượng như người chăn nuôi mong muốn. Hiểu được điều này, Người Nhà Nông xin chia sẻ đến các bạn phương pháp nuôi tiết kiệm nhưng hiệu quả nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để áp dụng khi nuôi vịt trời nhé.
Mục lục
Cách nuôi vịt trời chỉ phát huy hiệu quả nếu được thực hiện bài bản. Có nhiều việc chủ trang trại cần làm, trong đó chọn lọc giống chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Việc sử dụng con giống tốt sẽ giúp quá trình chăn nuôi vịt trời trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Để đảm bảo đàn vịt của bạn luôn khỏe mạnh, những con vịt trời cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
Vịt giống cần sạch bệnh và có nguồn gốc rõ ràng. Tránh việc mua con giống từ nguồn trôi nổi đặc biệt là giống vịt được lai cận huyết. Điều này làm ảnh hưởng đến cả bầy vịt của bạn vì chúng sẽ phá hỏng nguồn gen trong đàn, dẫn đến đời sau cho ra kết quả không tốt.
Ưu tiên sử dụng những con bố mẹ to khỏe và nhanh nhẹn. Những đặc điểm quý của chúng sẽ di truyền đến đời sau giúp đàn vịt luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Thường xuyên chọn lọc những giống vịt có đặc điểm tốt như mong muốn. Đồng thời, cần loại bỏ những con mắc bệnh hoặc có dị tật bẩm sinh.
Nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chọn giống trong cách nuôi vịt trời thì chắc chắn đàn vịt của bạn sẽ cho ra hiệu quả và năng suất tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi vịt trời, nhiều người không biết cách làm chuồng như thế nào cho hợp lý. Nếu đây cũng là vấn đề bạn đang thắc mắc thì hãy tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết về mô hình trong cách nuôi vịt trời dưới đây:
Tùy theo mô hình nuôi vịt trời mà bạn nên chọn địa điểm xây chuồng trại phù hợp. Để đảm bảo sức khỏe cho vịt trời, chuồng trại nên được đặt ở nơi cao ráo, khô thoáng. Đồng thời, nên có biện pháp tránh gió vào mùa đông để đàn vịt không mắc các bệnh thường gặp.
Cách nuôi vịt trời đơn giản nhất là xây chuồng cho chúng nằm gần ao hồ (mô hình chăn nuôi VAC - Vườn ao chuồng). Tuy nhiên, không chăn vịt gần với những loại vật nuôi khác, cũng như là cần đặt chuồng vịt cách xa nơi ở để chất thải của chúng không gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày của con người.
Cách làm chuồng nuôi vịt trời không đòi hỏi người nuôi phải mua sắm đầu tư quá nhiều. Chỉ cần chọn một nơi rộng rãi để đàn vịt có thể hoạt động thoải mái. Cũng như là có biện pháp che chắn để tránh gió đông bắc thổi vào chuồng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn vịt.
Theo mô hình chăn nuôi vịt trời, nơi nuôi vịt trời cần có nhà nghỉ, sân chơi và bể bơi cho vịt. Trong đó, khu vực chuồng có thể được xây với sàn bê tông và mái tôn (hoặc ngói) cao khoảng 2,5 - 3m. Bể bơi dành cho vịt nên có diện tích ít nhất 15m2 và và chiều sâu từ 0,2m trở lên.
Còn khu sân chơi cho vịt có thể tận dụng sân vườn xung quanh vừa chăn nuôi vịt, vừa trồng cây ăn trái để tối đa hóa lợi nhuận. Cần chú ý việc xây tường hoặc rào lưới thép để tránh việc vịt bị lạc đàn.
Nếu nuôi vịt trời trên cạn, bạn cũng cần chú ý đến cách bố trí máng ăn uống của chúng. Kích thước máng ăn cần đủ rộng sao cho không gian dành cho mỗi con vịt nằm trong khoảng 10 - 14 cm. Bên cạnh máng, chủ trang trại cũng có thể sử dụng nia để cho chúng ăn.
Máng cũng cần được thiết kế chỗ để cho vịt uống nước. Đối với loại máng này, mật độ phù hợp đó là khoảng 3cm/con. Nơi bố trí máng uống nước cần phải khô ráo, lý tưởng nhất là đặt ở trong chuồng nơi vịt nghỉ ngơi.
Khi đã xây dựng xong chuồng trại, bước tiếp theo bạn cần làm đó là chăm sóc và phòng bệnh cho vịt. Cách nuôi vịt trời con cho ra năng suất cao thì bạn cần thực hiện nghiêm túc những việc sau đây:
Phụ thuộc vào mô hình nuôi vịt trời như thế nào mà bạn xây dựng chế độ ăn phù hợp. Những loại thực phẩm thường xuyên được sử dụng trong chăn nuôi vịt trời đó là:
Nhóm thực phẩm giàu đạm: Tôm cá, cua, ốc, giun đất, lạc, vừng,... cung cấp dưỡng chất giúp vịt phát triển nhanh chóng.
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột: Ngô, cám, thóc, sắn, khoai,... bổ sung nguồn năng lượng cho hoạt động hàng ngày của vịt .
Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng: Các loài giáp sát thường gặp như tôm, cua, ốc, hến,... giúp xương khớp vịt trở nên cứng cáp hơn.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Các loại rau xanh, trái cây, hoa quả,... cung cấp những loại vitamin cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch giúp vịt luôn khỏe mạnh.
Cách nuôi vịt trời trong những giai đoạn khác nhau là không giống nhau. Cụ thể, những khoảng thời gian quan trọng nhất cần chú ý khi chăn nuôi vịt trời đó là:
Trong 3 ngày đầu: Người chăn nuôi nên đảm bảo vịt được uống khoảng 120ml mỗi ngày. Trong ngày đầu tiên, cho chúng ăn tấm hoặc uống hỗn hợp dinh dưỡng từ Vemevit Electrolyte, Vime C Electrolyte, B.complex C. Từ ngày thứ hai, có thể chuyển sang cho vịt ăn cám công nghiệp.
Từ 4 - 10 ngày tuổi: Cho vịt tập ăn rau xanh và thức ăn giàu đạm. Nếu cho vịt ăn phân tôm thì nên điều chỉnh hàm lượng vừa phải tránh chúng bị ngộ độc. Ngoài ra,có thể tắm cho vịt trong 5 - 10 phút/ngày để chúng làm quen với nước.
Từ 11 - 20 ngày tuổi: Chuyển đổi sang nuôi vịt bằng thức ăn hỗn hợp. Từ ngày thứ 15 trở đi, nên nuôi vịt bằng cách chăn thả để chúng tự kiếm ăn. Từ ngày thứ 20 trở đi, có thể cho vịt bắt đầu ăn lúa.
Từ 30 ngày tuổi trở đi: Lúc này, bạn không cần dành quá nhiều thời gian cho vịt ăn. Bởi vì, mỗi con đều có khả năng săn mồi. Những con đạt 80 ngày tuổi được xem là đủ để xuất chường.
Cách nuôi vịt trời không chỉ bao gồm việc xây chuồng trại hay cho ăn. Chủ trại cũng cần phải chú ý việc phòng chống bệnh để vịt trời khỏe mạnh mang lại năng suất cao. Dưới đây là một số việc chủ trại vịt nên làm thường xuyên:
Cần thường xuyên dọn vệ sinh chuồng và máng ăn. Trước khi thả lứa mới vào, bạn cần dọn sạch chuồng cũ. Đồng thời, thực hiện việc sát trùng bằng các chất như Vime - Iodine, Vimekon và Vime - Protex.
Ngoài ra, những ai đang tìm hiểu về cách nuôi vịt trời cũng cần chú ý việc tiêm chủng cho chúng đầy đủ.
Dưới đây là lịch tiêm chủng vịt trời mà các chủ trang trại cần nắm rõ:
Thời gian |
Loại vacxin tiêm chủng |
7 ngày tuổi |
Tiêm chủng dịch tả vịt lần 1 |
17 ngày tuổi |
Tiêm chủng dịch cúm gia cầm lần 1 |
21 ngày tuổi |
Tiêm chủng dịch tả vịt lần 2 |
45 ngày tuổi |
Tiêm chủng dịch cúm gia cầm lần 2 |
60 ngày tuổi |
Tiêm chủng dịch tụ huyết trùng |
Nói chung, cách nuôi vịt trời không hề khó như nhiều người từng nghĩ. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật nuôi vịt và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố liên quan, bạn sẽ đạt thành công trong việc chăn nuôi đàn vịt khỏe mạnh và cho năng suất cao. Ngoài ra, đừng quên thường xuyên tham khảo thông tin trên trang của Người Nhà Nông để cập nhật kinh nghiệm chăn nuôi mới nhất nhé.
Chủ đề:
Giống vịtTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Nuôi gia cầm
16-03-2024
Nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc cho thỏ con bú và tần suất bao nhiêu lần trong ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thỏ cho con bú ngày mấy lần và những điều cần lưu ý khi nuôi thỏ con.
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Nuôi gia cầm
14-03-2024
Để có được một chú gà chọi khỏe mạnh, oai phong và giành chiến thắng trong các trận đấu, người nuôi cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc gà chọi chiến hiệu quả, giúp bạn nuôi dưỡng được một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường.
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Ngan con là loài vật nuôi dễ ốm và thường mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn ngan, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng là rất quan trọng đối với người nuôi ngan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách xử lý chúng.
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Dê là một trong những loài động vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được chăn nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Việc nắm bắt được thời gian dê mang thai bao nhiêu ngày cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho dê mẹ và sự phát triển của dê con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian mang thai của dê, các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban