show menu

Hướng dẫn cách úm vịt con an toàn và phòng bệnh cho vịt

Thứ năm, 29/06/2023 - 10:49

Cách úm vịt con như thế nào để vịt khỏe mạnh là điều được nhiều bạn quan tâm. Úm vịt là một trong những giai đoạn quan trọng góp phần tăng sức đề kháng và sự khỏe mạnh của vịt sau khi trưởng thành. Nếu như giai đoạn này bạn thực hiện không tốt sẽ dẫn đến các thiệt hại về mặt kinh tế khi vịt trưởng thành. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn kỹ thuật nuôi úm vịt con đúng cách.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Cách chọn giống vịt con

Trước khi tìm hiểu về cách úm vịt con bạn cần phải biết được cách lựa chọn vịt tốt giống. Khi bạn chọn được giống vịt con tốt sẽ quyết định đến năng suất và khả năng tăng trưởng, đồng thời mang về lợi nhuận cao. Một số lưu ý giúp bạn chọn giống vịt đúng chuẩn:

Hướng dẫn chọn giống vịt
Hướng dẫn chọn giống vịt
  • Chỉ chọn con giống từ bố mẹ thuần chủng 
  • Chọn mua vịt ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, uy tín
  • Chọn vịt mắt sáng, nhanh nhẹn, có màu đặc trưng của giống
  • Chọn vịt có bụng thon gọn, không chọn bụng to
  • Chọn vịt có phản xạ tốt, khi bạn lật ngửa vịt trên lòng bàn tay, 5 giây sau chúng đứng dậy nghĩa là đủ tiêu chuẩn. Nếu sau 13 giây chúng mới đứng dậy thì vịt không đủ tiêu chuẩn.
  • Chọn những con có chân đứng vững chãi, không dị tật

Việc chọn giống đóng vai trò rất quan trọng đến cách úm vịt con. Nếu như bạn chọn những con giống chất lượng thì bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức trong việc úm vịt. 

2. Cách úm vịt con mới nở

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách úm vịt con mới nở đơn giản, hiệu quả. Tùy theo số lượng bạn đang nuôi là nhiều hay ít mà bạn có thể chọn cách úm sao cho phù hợp nhất với số lượng này.

úm vịt con bao nhiêu ngày
Úm vịt con bao nhiêu ngày?

2.1. Cách làm quây úm cho vịt con

Một trong những cách úm vịt xiêm con chính là làm quây úm. Nếu như bạn nuôi ở số lượng nhiều thì có thể làm lồng diện tích rộng hơn để đảm bảo phân bổ đủ số lượng vịt con phù hợp/ m2.

Hộp úm vịt số lượng ít

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hộp giấy carton. Kích thước to hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào số lượng vịt úm. Tiếp theo đó bạn cần treo bóng đèn có sợi đốt từ 75 - 100 W, không quá gần hoặc quá xa so với vịt con.

Cách úm vịt con chính là rải trấu dưới đáy thùng để dễ dàng cho việc vệ sinh. Chuồng quây có thể được làm bằng tre tránh gió, bằng cót, tránh xa chuồng vịt đã trưởng thành để tránh lây nhiễm bệnh.

Chuồng úm từ 150 đến 200 con

Lúc này quây úm có thể dùng lưới nhựa đen, cót quây để làm. Bạn có thể làm thành hình vuông, hình tròn, diện tích 2x3 cm, cao từ 0.5 - 0.7m, không được để gió lùa. Chuồng úm vịt con cần lót một lớp trấu dày từ 10 - 12 cm, sử dụng bóng đèn hồng ngoại 100W, treo cách nền 1m để úm. 

Trong tuần đầu úm vật thì bạn cần phải đặt máng uống và máng ăn sát vào trong quây úm. Nếu như bạn cần úm nhiều hơn nữa thì nên xây dựng chuồng úm nông nghiệp.

Quây úm công nghiệp

Nếu như bạn cần úm từ 1.500 đến 2.000 con vịt thì cách úm vịt con chính là xây chuồng quây úm công nghiệp. Diện tích của trường sẽ dài 12 m và rộng 6 m, cao 1m để tạo sự thông thoáng.

Khoảng cách từ trần nhà đến nền tầm 3.5m, nên lợp mái bằng tấm pro xi măng. Bên trong chuồng nạn sẽ đặt lòng úm vịt có kích thước 2x1x0.5m. Bạn có thể dùng lưới sắt hoặc tre để làm lồng. Chuồng nên rải thêm một lớp độn bằng mùn cưa hoặc trấu. Đặt máng ăn và máng uống bên trong để vịt con tiện ăn uống.

Cách úm vịt con 1 ngày tuổi

2.2. Cách nhận biết vịt con bị nóng hay lạnh trong quây úm

Trong quá trình chăm sóc thì bà con cần phải quan sát trạng thái phân bố đèn trong quay để điều chỉnh nhiệt độ úm vịt con hợp lý. Nếu như bạn thấy vịt đang tản đều khắp nơi, ăn uống tốt, chạy nhanh nhẹn chứng tỏ vịt khỏe mạnh.

Nếu như vịt con tụ lại thành từng cụm và chồng lên nhau gần bóng đèn nghĩa là nhiệt độ trong thùng đang bị lạnh. Nếu như vịt con có xu hướng tản ra khỏi vị trí bóng đèn và tụ tập lại gần góc tường nghĩa là nhiệt độ trong chuồng đang quá cao.

3. Thức ăn cho vịt con mới nở

Một số bạn không chỉ quan tâm đến cách úm vịt con mà còn muốn biết thời gian này nên cho vịt ăn gì để phát triển tốt. Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp chất dinh dưỡng và thúc đẩy cơ thể của vịt phát triển. Tùy theo từng giai đoạn, thức ăn sẽ cần đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng khác nhau.

  • Từ 1 đến 3 ngày tuổi: Bạn nên cho vịt con tập ăn bằng tấm gạo, bột ngô, uống nước pha Vmevit  elextrolyte, B complex. Sang ngày thứ hai là bạn có thể cho vịt ăn hỗn hợp cám riêng dành cho vịt con mới nở. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm nên bạn cần phải cung cấp nước đầy đủ và sạch để vịt uống.
  • Từ 4 đến 10 ngày tuổi: Bạn nên cho vịt ăn thêm rau xanh trộn kèm với cơm đã nấu chín, thêm bột tôm, bột cá, nhưng không quá nhiều để tránh gây ngộ độc muối, đồng thời thực hiện cách úm vịt con thích hợp.
  • Từ 11 đến 20 ngày tuổi: Nên cho vịt ăn cám hỗn hợp, bổ sung thêm cá, hến, ốc, cua,... Lúc này bạn có thể thả vịt ra ao hồ hoặc đồng ruộng để vịt tự kiếm ăn.
Thức ăn cho vịt con mới nở
Thức ăn cho vịt con mới nở

4. Cách cho vịt ăn

Bên cạnh việc biết thêm thông tin về cách úm vịt con, bạn cũng cần biết cách cho vịt ăn đúng kỹ thuật. Có rất nhiều bà con không chú ý đến cách cho ăn vì cho rằng nó không quan trọng nhưng thực tế nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vịt.

Máng ăn

Trong giai đoạn này thì máng ăn dùng sẽ có kích thước rộng 50 cm, dài từ 70 - 90 cm, chứa khoảng 40 đến 60 con/ máng. Bạn có thể dùng tấm ni lông hoặc mẹt tre để cho vịt ăn. Nếu như có điều kiện thì bà con có thể xây máng bằng gạch hoặc bê tông, nhưng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi cho ăn.

Kỹ thuật úm vịt con
Kỹ thuật úm vịt con

Máng uống

Một thông tin quan trọng bên cạnh cách úm vịt con chính là cách cho vịt uống. Ở giai đoạn 1 tuần tuổi thì bạn có thể sử dụng loại máng tròn 2 lít, từ 5 đến 12 tuần dùng máng 5 lít, số lượng từ 20 đến 30 con/ máng. Bạn nên cung cấp từ 0.3 đến 0.5 lít nước/ ngày.

Bạn nên để máng ăn cách xa máng uống khoảng 2.5m. Nếu như bạn dùng gạch để xây máng uống thì bạn cần phải đảm bảo được tính an toàn vệ sinh khi cho vịt uống. 

5. Phòng bệnh cho vịt con

Trong quá trình thực hiện cách úm vịt con đúng kỹ thuật, bạn còn cần phải biết cách phòng bệnh cho vịt con. Việc này sẽ góp phần tăng sức đề kháng cho vịt con và hạn chế tối đa tình trạng vịt bị các bệnh dẫn đến chết con.

5.1. Các bệnh thường gặp ở vịt con

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến các bệnh thường gặp ở vịt con. Bà con cần phải nắm bắt được các dấu hiệu khi vịt bị bệnh để có thể chữa trị kịp thời và tránh lây lan ra cả đàn. Những bệnh thường gặp ở vịt:

- Viêm gan ở vịt:

Nguyên nhân: Do virus của nhóm picorna gây ra. Bệnh có thể lây qua đường nước uống, thức ăn, vết thương hở ở da. Trong một số trường hợp thì do cơ thể của vịt mẹ bị nhiễm trùng nên xâm nhập vào bên trong trứng.

Triệu chứng: Ủ rũ, tiêu chảy, chân duỗi thẳng, chết vẹo cổ.

Quy trình úm vịt con và cách phòng bệnh cho vịt
Quy trình úm vịt con và cách phòng bệnh cho vịt

- Giun chỉ

Nguyên nhân: Thông thường vịt từ 3 đến 8 tuần tuổi sẽ mắc bệnh này. Ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể của vật chủ và gây cản trở trong việc hấp thụ dinh dưỡng, khó lớn. Khi bạn thực hiện cách úm vịt con cần chú ý đến thời tiết, nếu như nhiệt độ quá nóng ẩm cũng dễ dẫn đến bệnh này.

Triệu chứng: Trên mình của vịt sẽ xuất hiện những tụ máu, u lớn, tập trung chủ yếu ở khhu vực vùng cổ. 

- Tụ huyết trùng:

Nguyên nhân: Gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella Multocida, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hô hấp. Loại bệnh này sẽ dễ xảy ra ở trong môi trường ẩm ướt và chuồng trại bị mất vệ sinh. Do đó khi thực hiện cách úm vịt con bạn nên chú trọng vệ sinh khu vực úm thường xuyên.

Triệu chứng: Chảy nước mắt, nước mũi, xù lông, chân đi loạng choạng. Nếu như mắc bệnh ở thể cấp tính thì vịt sẽ lăn ra chết đột ngột.

5.2. Phòng bệnh cho vịt con

Sau khi bà con đã biết được biểu hiện của những căn bệnh thường gặp của vịt con thì chúng ta sẽ tìm hiểu đến cách phòng bệnh cho vịt. Khi bạn thực hiện đầy đủ những cách dưới đây chắc chắn sức khỏe của vịt sẽ được cải thiện.

5.2.1. Vệ sinh chuồng trại

Một cách úm vịt con bắt buộc chính là phải đảm bảo được chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Đồng thời bạn cần phải giảm bụi chuồng nuôi mà đảm bảo chuồng luôn khô ráo. Điều này sẽ giảm tỷ lệ bệnh nên đến 75%. Một số cách vệ sinh chuồng:

  • Dùng formol (1-3%) phun lên toàn bộ tường chuồng, nền. 
  • Dùng crezil 3-5% để phun lên máng uống, máng ăn.
  • Vùng cỏ khô cắt ngắn hoặc trấu để độn chuồng. Bạn cần đảm bảo chất lượng luôn luôn khô ráo và không bị ẩm ướt, biết cách xử lý mầm bệnh trước khi độn.
  • Bạn nên sát trùng chuồng định kỳ bằng cách dùng novacide mỗi tuần /lần.

5.2.2. Tiêm Phòng vắc xin định kỳ cho vịt con

Khi bạn đã thành công thực hiện cách úm vịt con, bạn cần tiêm ngừa để đảm bảo cho sức khỏe của chúng được bảo vệ. Sau đây chính là lịch tiêm ngừa được các chuyên gia khuyến nông khuyến khích:

Tiêm phòng cho vịt con
Tiêm phòng cho vịt con
  • 1 ngày tuổi: Cho ăn hoặc uống thuốc úm gà liên tục trong 10 ngày theo tỷ lệ 1g/1 lít nước thuốc úm thủy cầm. Cần tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan ở vịt lần đầu.
  • Từ 1 đến 3 ngày tuổi: Phòng chống viêm rốn bằng một trong các loại kháng sinh như: Colisancol(1g/1 lít), Coli 102 (1g/lít nước), MarphamoB(1g/1 lít),... Bạn cho vịt dùng liên tục 3 ngày, kết hợp với uống men, điện giải.
  • 10 ngày tuổi: Tiến hành tiêm vắc xin dịch tả lần 1. Trước và sau khi vịt tiêm vắc xin, bạn cần cho vịt uống men sống Lactovet(2g/lít nước) kết hợp với điện giải Gluco(1-2g/lít nước).
  • 15 ngày tuổi: Sau khi thực hiện cách úm vịt con thì bạn cần tiêm vắc xin cúm gia cầm lần 1.
  • 21 đến 23 ngày tuổi: Cho uống các loại kháng sinh như colisancol (1g/1 lít nước), coli 102,... liên tục trong 3 ngày, đồng thời tiêm vắc xin tụ huyết trùng.
  • 40 ngày tuổi: Tiêm nhắc lại vắc xin dịch tả lần 2. Trước và sau khi tiêm hai ngày thì bạn cần cho vịt uống điện giải Cluco K.C cùng với men sống Lactovet(2g.lít nước)
  • 45 ngày: Tiến hành tiêm phòng vắc xin cúm vịt lần 2 
  • 50 ngày tuổi: Thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan cho đàn vịt và có cách úm vịt con phù hợp.
  • 63 ngày: Bạn nên bổ sung vitamin Bcomlex, cho uống kháng sinh như giai đoạn 21 đến 23 ngày tuổi.
  • Từ 90 đến 120 ngày tuổi: Bổ sung thêm Vitamin và khoáng vi lượng.
  • Từ 180 đến 190 ngày: Tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan, dịch tả, cúm gia cầm.
  • Sáu tháng sau khi đẻ: Tiến hành tiêm nhắc lại vắc xin cúm gia cầm, dịch tả, viêm gan, đồng thời bổ sung vi lượng.

6. Kết luận

Trên đây chính là những thông tin quan trọng mà Nguoinhanong muốn chia sẻ với bạn về chủ đề “Cách úm vịt con”. Nếu như bạn biết cách úm đúng cách đồng thời thực hiện một số phương pháp phòng bệnh cho vịt từ bé, chắc chắn đàn vịt sẽ khỏe mạnh. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bà con an tâm hơn khi chăm sóc đàn vịt, thu về lợi nhuận cao.