Thứ hai, 17/04/2023 - 14:26
Nuôi ngỗng sinh sản khá dễ, bởi chúng lớn nhanh, ít mắc bệnh lại có hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều hộ chăn nuôi ưa chuộng. Bài viết dưới đây của Người Nhà Nông sẽ cung cấp cho mọi người kỹ thuật nuôi ngỗng qua từng thời kỳ. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ giải đáp một vài câu hỏi liên quan về vấn đề sinh sản của ngỗng. Mời bạn đọc tham khảo!
Mục lục
Sinh sản là giai đoạn mà người chăn nuôi cần chú ý nhiều hơn khi thực hiện mô hình nuôi ngỗng. Khi chuẩn bị chuồng nuôi ngỗng sinh sản, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu dễ tìm thấy như tre hoặc nứa để xây chuồng. Cụ thể:
Trong quá trình nuôi ngỗng sinh sản, việc lựa chọn ngỗng tốt là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành bại của đàn ngỗng. Để đạt được mục tiêu này, có hai phương pháp gây giống hậu bị người chăn nuôi cần nắm được:
Phương pháp 1: Tự chọn ngỗng từ 1 ngày tuổi và chọn giữ lại ngỗng mái. Đối với ngỗng đực, chọn những con có tại các cơ sở sản xuất uy tín, có các chỉ tiêu giống của ngỗng bố. Những dặc điểm này bao gồm tốc độ sinh trưởng, màu lông phải đặc trưng cho giống, đầu to mắt sáng, dáng hùng dũng.
Phương pháp 2: Mua ngỗng dò lúc 77 ngày tuổi hoặc ngỗng hậu bị lúc 180 ngày tuổi. Phương pháp này được áp dụng cho những người chưa có kinh nghiệm chọn ngỗng từ 1 ngày tuổi. Nếu sử dụng cách này, bạn cần có kế hoạch dự trù số lượng ngỗng giống cần mua từ các cơ sở giống.
Sau khi đã chọn được giống để nuôi ngỗng sinh sản, người nuôi cần tiến hành lựa chọn thêm một lần nữa. Những con giống đáp ứng yêu cầu sau sẽ được giữ lại:
>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà ta đẻ trứng cùng các lưu ý cho nhà nông
Ngỗng có thể ăn tận gốc của cây cỏ, thậm chí cả phần củ và rễ. Ngoài thức ăn xanh thì ngỗng cũng ăn thêm ngô, thóc, cám công nghiệp, gạo... Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin để ngỗng có thể tăng sức đề kháng.
Tiếp nối nội dung trên chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn các kỹ thuật nuôi ngỗng sinh sản cụ thể qua từng thời kỳ. Gồm có thời kỳ sinh sản, thời kỳ ấp trứng và thời kỳ ngưng đẻ.
Ở giai đoạn sinh sản, ngỗng thường đẻ ba đợt, trong đó đợt đầu thường sẽ kéo dài hơn. Việc đẻ của ngỗng cái không đồng loạt nhau, có con đẻ trước và có con đẻ sau. Ngỗng rất nhớ ổ đẻ, nên khi đẻ chúng tự ý tách đàn đi về ổ đẻ của mình.
Thậm chí khi đang ăn ở đâu, khi mót đẻ, ngỗng cái vẫn tự đi về ổ đẻ. Khi đẻ xong, ngỗng hoàn toàn có thể tự đi ra đồng cùng kiếm ăn với đàn. Tuy nhiên, tỷ lệ trứng ngỗng có phôi không cao và có thể rất thấp nếu như không có cách quản lý nuôi dưỡng.
Để nâng cao tỉ lệ này, bạn cần thực hiện các biện pháp như giữ ổ đẻ sạch sẽ và khô ráo, bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho ngỗng và bổ sung các loại thức ăn chứa vitamin để giúp chúng tăng sức đề kháng.
Để tăng phẩm chất tinh dịch của ngỗng đực, người nuôi ngỗng sinh sản cần cho chúng ăn thức ăn bổ sung. Cách tốt nhất là tách riêng ngỗng đực trước vụ và cho ăn thêm trong khoảng 15 ngày. Thức ăn bổ sung có thể bao gồm lúa ủ mầm mới nhú hoặc thức ăn hỗn hợp như bột cá, cám trộn với rau xanh.
Khi thành lập đàn để nuôi ngỗng lấy trứng, bạn cần chú ý đến tỉ lệ ngỗng ở các lứa tuổi khác nhau. Trong đàn ngỗng bố mẹ, có thể sử dụng đến 5 năm. Nhưng bạn cần phân bố tỉ lệ phù hợp để nâng cao tỉ lệ trứng có phôi. Thành lập đàn ngỗng cần có 10% ngỗng 1 năm tuổi, 20% 2 năm tuổi, 35% 3 năm tuổi, 25% 4 năm tuổi và 10% 5 năm tuổi. Điều này giúp ngỗng đực có thể lựa chọn giống ngỗng cái phù hợp và nâng cao tỉ lệ trứng có phôi.
Để tăng khả năng giao phối của ngỗng trong quá trình nuôi ngỗng sinh sản, bạn nên thả chúng ra ao hồ nước sạch và sâu vào buổi sáng sớm. Việc này nên thực hiện sau khi chúng được lấy ra khỏi chuồng.
Nếu thấy ngỗng còn đói vào buổi chiều khi lùa chúng về, bạn cần cho chúng ăn thêm thóc hoặc bắp. Khi ngỗng đẻ được ăn no, chúng sẽ đẻ đều hơn và có khả năng chịu đực tốt hơn rất nhiều.
>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, chế độ dinh dưỡng cần thiết
Để chuẩn bị ổ đẻ nuôi ngỗng sinh sản, người chăn nuôi có thể sử dụng một vùng chung quanh tường trong chuồng. Hoặc bạn có thể khoét nền chuồng thành hình lòng chảo với đường kính 40 cm và sâu 20 cm. Lót rơm vò mềm lên ổ đẻ với một lớp dày khoảng 15 cm và đổ thêm trấu vào ổ để làm mềm hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên lắp vách ngăn giữa các ổ để tránh ngỗng tranh nhau ổ đẻ và đánh cắp trứng ấp của nhau. Khi ngỗng ấp, người nuôi cần san trứng đều trong mỗi ổ để tránh con có nhiều trứng hoặc ít trứng quá. Ngỗng cái sẽ ít đi ra ngoài để phóng uế và ăn uống khi đang trong thời kỳ ấp trứng. Vì vậy, hãy luôn để thức ăn và nước uống sẵn trong chuồng.
Khoảng thời gian nuôi ngỗng sinh sản này kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 8, lúc này bạn không cần cho ngỗng ăn thêm bất cứ thức ăn nào. Bởi vì chúng chỉ quan tâm đến việc chăm sóc con non. Ngỗng có thể được thả vào bãi cỏ non và đặc biệt là vào mùa gặt Đông - Xuân để ăn lúa rơi.
Nếu được chăm sóc đúng cách, ngỗng sẽ đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, thay lông. Đồng thời tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển trứng non và chuẩn bị cho vụ đẻ kế tiếp.
Trong các kỹ thuật nuôi ngỗng đẻ, ngỗng lớn thường có khả năng thích nghi với sự thay đổi thời tiết. Nhiệt độ thích hợp để ngỗng sinh sản thường dao động từ 14 - 15 độ C. Trong trường hợp trời mưa lạnh, hộ chăn nuôi cần phải che chắn cho chuồng của ngỗng và tránh gió lùa. Vào mùa hè, ngỗng thường không chịu được nóng, vì vậy bạn nên tìm nơi có bóng cây và có ao hồ nước sâu mát để chúng có thể bơi lội.
>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chim bồ câu thả vườn: Hướng dẫn chăm sóc cho năng suất cao
Để khép lại nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn giải đáp cho một số thắc mắc liên quan đến vấn đề nuôi ngỗng sinh sản.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngỗng bỏ trứng khi chăn nuôi trang trại. Trong đó phổ biến nhất là do ngỗng bị stress, thiếu dinh dưỡng, sức khỏe yếu, môi trường sống không tốt hoặc do tuổi già. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đẻ trứng của giống ngỗng.
Thời gian ấp trứng của trong quá trình nuôi ngỗng sinh sản thường là từ 28-32 ngày. Thời gian này, ngỗng cái sẽ cất đi ra vào để ăn uống, tắm rửa và uống nước, thường là từ 2-3 lần/ngày. Còn ngỗng đực sẽ bảo vệ và giữ ấm trứng, đảm bảo nhiệt độ phù hợp để trứng nở.
Số trứng mà một con ngỗng có thể đẻ trong một lứa khác nhau tùy thuộc vào từng loài và từng giống của ngỗng. Tuy nhiên, trung bình một con ngỗng có thể đẻ từ 10-20 quả trứng trong một lứa.
Quá trình nuôi ngỗng sinh sản sẽ từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau và chúng có thể đẻ từ 2-3 lứa trong một năm. Tuy nhiên, số lần đẻ trứng còn phụ thuộc vào việc theo dõi, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng của người chăn nuôi dành cho ngỗng.
Nuôi ngỗng sinh sản là một ngành nghề có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho người chăn nuôi nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao, bạn cần phải có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng quản lý tốt. Đồng thời cần phải có cách chăm sóc và nuôi dưỡng ngỗng hợp lý.
Thông qua nội dung bài viết trên, Người Nhà Nông đã cung cấp chi tiết cho các bạn về quá trình và kỹ thuật nuôi ngỗng sinh sản. Hy vọng toàn bộ thông tin này sẽ giúp đỡ bạn trong việc làm giàu từ nuôi ngỗng. Cảm ơn bạn đã đón đọc!
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Nuôi gia cầm
16-03-2024
Nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc cho thỏ con bú và tần suất bao nhiêu lần trong ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thỏ cho con bú ngày mấy lần và những điều cần lưu ý khi nuôi thỏ con.
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Nuôi gia cầm
14-03-2024
Để có được một chú gà chọi khỏe mạnh, oai phong và giành chiến thắng trong các trận đấu, người nuôi cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc gà chọi chiến hiệu quả, giúp bạn nuôi dưỡng được một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường.
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Ngan con là loài vật nuôi dễ ốm và thường mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn ngan, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng là rất quan trọng đối với người nuôi ngan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách xử lý chúng.
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Dê là một trong những loài động vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được chăn nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Việc nắm bắt được thời gian dê mang thai bao nhiêu ngày cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho dê mẹ và sự phát triển của dê con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian mang thai của dê, các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban