Thứ bảy, 02/12/2023 - 14:35
Hiện nay rất nhiều người mong muốn tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà đen H’Mông để nâng cao năng suất và tối ưu lợi nhuận. Vì thế hãy để Người Nhà Nông chia sẻ thêm cho bạn một số kỹ thuật quan trọng cùng cách nuôi gà đen chuẩn xác và hiệu quả nhất nhé!
Mục lục
Trước khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà đen H’Mông bạn cần phải biết cách chọn giống gà đen dân tộc người Mông. Hãy ưu tiên những con mắt sáng, nhanh nhẹn, lông bông, chân mập, bụng gọn, không ở rốn.
Ngoài ra trong quá trình chọn gà đen người Mông bạn cũng nên lưu ý đến mắt. Cần kiểm tra thật kỹ để tránh những cá thể mù lòa, dị tật. Những khuyết tật trên có thể xuất phát từ việc những trang trại gà dùng cố định gà trống nên làm suy giảm chất lượng của các lứa sau do phối giống cận huyết.
Việc xây dựng một mô hình nuôi gà đen H’Mông chuẩn rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cách nuôi gà đen Tây Bắc trong quá trình chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ.
Yêu cầu về chuồng trại cho gà phải được đảm bảo ở nơi dễ thoát nước, cao ráo, cách xa những khu nuôi gia súc, gia cầm khác để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh. Ngoài ra bạn có thể cân nhắc làm chuồng sàn hoặc chuồng nền cách mặt đất khoảng từ 50 cho đến 60 cm. Dưới chân sàn có thể quây bao tải hoặc bạt để hạn chế gió lùa từ gầm sàn.
Về diện tích chuồng, sẽ tùy theo số gà nuôi thực tế. Tuy nhiên trung bình 1m2 chuồng sẽ chứa khoảng 15 - 20 con. Chất liệu làm chuồng có thể bằng nứa, tre, mái được lợp bằng rơm rạ hoặc lá cọ.
Trong trường hợp làm chuồng dạng nhà sát mặt đất thì nền chuồng có thể láng gạch phẳng hoặc xi măng với độ dốc trung bình 3 - 5 độ tiện lợi khi vệ sinh. Bạn cũng nên làm sàn nhà để làm nơi đậu và ngủ cho chúng.
Trong kỹ thuật nuôi gà đen H’Mông, bạn cũng nên biết thêm thông tin về cách chuẩn bị dụng cụ cũng như máng ăn, máng uống và chụp sưởi. Cụ thể:
Chuồng trại luôn cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa gà đen vào, đồng thời đảm bảo đã xử lý theo như quy định về phòng chống dịch bệnh. Trong trường hợp xây chuồng thì nền, tường cần được quét vôi với nồng độ 40%. Tiếp theo phun thuốc sát trùng theo đúng hướng dẫn cán bộ y tế trước khi tiến hành thả gà vào. Lưu ý trong quá trình phun thuốc sát trùng nên đóng kín cửa chuồng trong khoảng 5 tiếng mới mở ra.
Người chăn nuôi có thể dùng khay tôn hoặc mẹt tre trong 2 tuần đầu nuôi úm gà con. Đến tuần thứ ba trở đi bạn có thể sử dụng máng ăn dạng nhựa bán sẵn ở ngoài cửa hàng hoặc do người dân tự thiết kế bằng ống gỗ, tre,.. Tuy nhiên máng vẫn nên được đảm bảo là có thiết diện hình thang, miệng rộng 7 - 13 cm, đáy nhỏ 5 - 8cm, chiều cao 4 - 8cm, chiều dài 1 - 1.5m.
Trong kỹ thuật nuôi gà đen H’Mông, bạn cũng nên chuẩn bị máng uống hợp lý. Hiện nay có một số loại máng mà bạn có thể lựa chọn như máng tròn có thân nắp và phần đáy bằng nhựa, thể tích máng thay đổi theo độ tuổi của gà (1.5 - 2 lít với gà con, 4 - 8 lít với gà sinh sản và dò hậu bị). Chiều dài của máng uống tương đương với máng ăn nhưng sẽ có thiết diện không lớn bằng.
Xây dựng hệ thống chụp sưởi là điều cần thiết bởi gà con chưa thể điều hòa thân nhiệt vì mới nở. Bạn cần xây dựng chuồng kín hoặc quây úm để cung cấp nhiệt độ đủ cho gà con điều tiết thân nhiệt, thích nghi với môi trường.
Khi làm quây úm, bạn có thể sử dụng những tấm cót bán sẵn với chiều dành 2x0,6x0,6m.Bên trong úm nên trải một lớp trấu có độ dày từ 5 - 7cm để đảm bảo gà con luôn được giữ ấm. Ngoài ra bạn cũng có thể lắp thêm những bóng đèn dạng chụp hoặc bóng trần để gà con có thể sinh trưởng tốt hơn.
Ngoài những thông tin trên, bạn cũng nên lưu ý kỹ thuật nuôi gà đen H’Mông sẽ khác nhau trong từng giai đoạn. Cụ thể:
Trong khoảng thời gian từ 0 - 6 tuần tuổi rất quan trọng vì gà có sức đề kháng còn yếu. Nếu như không chăm sóc kỹ càng thì khả năng chết là rất cao. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn chăm sóc chúng hiệu quả và tốt hơn:
Mật độ: Trong giai đoạn này gà sẽ được nuôi trong quây úm có đường kính 1.5 - 2m. Lưu ý mỗi quây chỉ nên nuôi trong khoảng từ 100 cho đến 200 con gà.
Thời gian chiếu sáng: Ở 3 tuần đầu tiên, gà con luôn cần được đảm bảo chiếu sáng liên tục 24/24h. Thời gian chiếu sáng sẽ giảm xuống còn 16h từ tuần thứ 4 trở đi.
Thức ăn: Gà con 42 ngày đầu tiên nên được nuôi bằng thức ăn cám viên nét dạng mảnh có tỷ lệ đạm chiếm khoáng từ 19 - 21%. Sau ngày thứ 42, bạn có thể trộn thóc, cám ngô, sắn bột với cám đậm đặc. Đồng thời bạn cũng nên bổ sung thêm củ quả, rau xanh,... Lưu ý không nên cung cấp thức ăn dư thừa và nên thay mới cách 2h mỗi lần.
Nước uống: Sau khi gà mới ăn xong khoảng 2 - 3h nên cho chúng uống nước. Chụp nước nên sử dụng bằng nhựa và đảm bảo mỗi ô chuồng chứa 50 con thì cung cấp 1.5 - 2 lít nước.
Kỹ thuật nuôi gà đen H’Mông trong giai đoạn từ 7 - 20 tuần tuổi sẽ có sự thay đổi so với trước đó. Thời điểm này người nuôi nên quan tâm tới tỷ lệ trống mái. Tuy nhiên nếu như nuôi vì mục đích lấy thịt thì không cần thiết phải để tâm đến yếu tố này.
Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình nuôi gà đen 7 - 20 tuần tuổi:
Mật độ: 8 - 10 con gà/m2 có sử dụng chất độn chuồng dày 6 - 7cm.
Thời gian chiếu sáng: Lợi dụng ánh sáng tự nhiên.
Thức ăn: Gà đen nên được cho ăn mỗi ngày 3 bữa (7 - 13 tuần tuổi) và hạn chế thức ăn (13 - 20 tuần tuổi). Đối với gà thương phẩm thì nên cho ăn tự do theo nhu cầu để cân nặng tăng nhanh chóng.
Nước uống: 4 - 8 lít/ 50 con gà
Từ khoảng 21 tuần trở đi, gà đã trở nên cứng cáp và chế độ chăm sóc cũng sẽ không quá phức tạp. Tuy nhiên để đảm bảo gà đen sinh trưởng và phát triển tốt bạn vẫn cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng, thời gian chiếu sáng, mật độ.
Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc gà đẻ từ 21 tuần trở đi:
Mật độ: 4 - 4.5 con/m2
Thời gian chiếu sáng: Mỗi tuần sẽ tăng thời gian chiếu sáng thêm một giờ. Cường độ chiếu sáng là 3 - 4W/m2, cứ cách 3 - 4m lại lắp 1 bóng đèn 40 - 60W.
Thức ăn: Tăng dần thức ăn theo tỷ lệ % gà đẻ. Khi gà đạt 5% tỷ lệ để nên tăng mức ăn và giữ nguyên mức ăn sau khi chúng đạt tỷ lệ đẻ 40 - 50%. Khi gà đạt 100% tỷ lệ đẻ thì giảm mức ăn xuống một cách từ từ.
Nước uống: Mỗi ngày cho gà uống nước mát, sạch thoải mái. Bạn nên thường xuyên vệ sinh máng uống. Máng uống nên thiết kế dài đặt ở rãnh thoát nước có song sắt chụp và đặt 2 máng dài cho 100 con gà.
Cuối cùng trong bài viết về kỹ thuật nuôi gà đen H’Mông, hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc cũng như phòng bệnh cho giống gà này. Đây là những thông tin quan trọng giúp quá trình nuôi gà H’Mông trở nên hiệu quả và tăng năng suất hơn.
Dưới đây là cách chăm sóc và phòng bệnh cho gà đen tốt nhất:
Tuân thủ lịch tiêm phòng vác xin cho gà.
Đảm bảo đáp ứng đúng 3 tiêu chí tiêm vác xin: Đúng kỹ thuật, đúng tuổi và đúng liệu lượng.
Trong trường hợp gà bị ốm tuyệt đối không nên tiêm phòng cho gà.
Đảm bảo mua vác xin đúng tại những cơ sở kinh doanh thuốc thú y uy tín.
Bảo quản vác xin đúng cách trong môi trường lạnh và pha theo đúng hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì của vác xin.
Hy vọng từ những chia sẻ trên bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến kỹ thuật nuôi gà đen H’Mông hiệu quả. Người Nhà Nông chúc hành trình nuôi gà đen của bạn luôn suôn sẻ, thuận lợi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chủ đề:
Giống GàTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Nuôi gia cầm
16-03-2024
Nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc cho thỏ con bú và tần suất bao nhiêu lần trong ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thỏ cho con bú ngày mấy lần và những điều cần lưu ý khi nuôi thỏ con.
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Nuôi gia cầm
14-03-2024
Để có được một chú gà chọi khỏe mạnh, oai phong và giành chiến thắng trong các trận đấu, người nuôi cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc gà chọi chiến hiệu quả, giúp bạn nuôi dưỡng được một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường.
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Ngan con là loài vật nuôi dễ ốm và thường mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn ngan, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng là rất quan trọng đối với người nuôi ngan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách xử lý chúng.
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Dê là một trong những loài động vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được chăn nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Việc nắm bắt được thời gian dê mang thai bao nhiêu ngày cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho dê mẹ và sự phát triển của dê con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian mang thai của dê, các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban