Thứ năm, 14/12/2023 - 08:00
Nuôi gà không cần dọn chuồng là một phương pháp dọn dẹp giúp người chăn nuôi có thể tiết kiệm được thời gian và công sức của mình. Tuy nhiên, không phải bà con nào cũng biết đến phương pháp này. Vậy hãy để Người Nhà Nông bật mí cho các bạn các cách nuôi gà không cần dọn chuồng cực kỳ hiệu quả nhé!
Mục lục
Hiện nay, cách nuôi gà không cần dọn chuồng bằng đệm lót sinh học được người chăn nuôi sử dụng rộng rãi. Đây là phương pháp giúp người chăn nuôi vừa có thể tiết kiệm thời gian mà đàn gà vẫn phát triển khỏe mạnh, tỉ lệ xuất chuồng tốt.
Đệm lót sinh học là việc sử dụng chất độn chuồng chứa các loại vi sinh vật có lợi dùng để lên men và tiêu hủy chất thải và mùi hôi. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên đệm lót sinh học là các chế phẩm lên men, trấu, mùn cưa, dăm bào, xơ dừa,...
Với cách chăn nuôi truyền thống, người chăn nuôi phải quét dọn chất thải, tẩy rửa chuồng hàng ngày. Các bước này vừa làm tốn thời gian vừa tốn công và tốn của của bà con. Đôi khi còn không xử lý được hoàn toàn lượng chất thải. Còn khi sử dụng đệm lót sinh học, chất thải sẽ bị phân hủy, từ đó giảm thiểu mùi hôi và kiềm chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại trong chuồng nuôi gà.
Sử dụng đệm lót sinh học trong quá trình chăn nuôi mang lại rất nhiều hiệu quả cho bà con nông dân, có thể nói đến như:
Việc sử dụng đệm lót sinh học giúp bà con tiết kiệm được sức lực, thời gian và chi phí. Người chăn nuôi sẽ thoải mái hơn so với việc mỗi ngày đều phải còng lưng cầm chổi quét chuồng trại.
Đệm lót sinh học làm giảm mùi hôi, ức chế và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có hại cho gà. Bên cạnh đó còn giảm khí độc hại phát ra từ phân từ đó có thể cải tạo môi trường chuồng trại.
Đệm lót sinh học có tính thấm hút rất tốt và khô nhanh. Vì thế, phân hay nước tiểu của gà sẽ nhanh chóng được làm khô.
Bà con có thể tận dụng đệm lót sau khi sử dụng làm thành phân bón.
Có thể thấy việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi chính là giải pháp nuôi gà an toàn và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà đệm lót sinh học mang lại thì vẫn tồn tại một số nhược điểm.
Những nhược điểm có thể kể đến là:
Phương pháp này khiến cho nhiệt độ chuồng tăng cao, có thể lên đến 40 độ. Vì vậy nếu bà con muốn sử dụng cách này thì nên lắp đặt hệ thống làm mát.
Nuôi gà không cần dọn chuồng bằng đệm lót sinh học chỉ thích hợp với mô hình nuôi gà diện tích nhỏ, vì khi sử dụng trong những trang trại lớn thì không đạt được hiệu quả cao. Mặt khác, thời gian sử dụng đệm lót cũng không thể kéo dài khiến chi phí chăn nuôi càng cao hơn.
Khu vực chăn nuôi thường xuyên bị ứ nước sẽ không thích hợp sử dụng đệm lót sinh học. Vì chuồng trại ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh sinh sôi nảy nở, thậm chí lớp đệm lót có thể bị hỏng.
Đàn gà có thể sẽ nhiễm bệnh liên quan đến hô hấp nếu bà con sử dụng vật liệu không đảm bảo như: mùn cưa có chứa nhiều vi khuẩn hay mùn cưa quá khô,..
Đệm lót sinh học thường áp dụng được cho chuồng có diện tích từ 30-50m². Đây là phương pháp mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong quá trình chăn nuôi của bà con nông dân.
Dưới đây là kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà:
Bước 1: Lót chuồng trại bằng trấu, xơ dừa hoặc mùn cưa đã được khử trùng và phơi thật khô. Trải đều lớp độn này lên nền chuồng và dày khoảng 1 tấc.
Bước 2: Bà con mang gà vào nuôi tầm 1 tuần (đối với giống gà con đang úm) hoặc 3 ngày (đối với gà thịt).
Bước 3: Nếu thấy trên bề mặt lớp độn chuồng đã hình thành lớp phân dày thì bà con hãy dùng cao để làm khô lớp mặt.
Bước 4: Sử dụng chế phẩm sinh học EM để phủ lên lớp chất thải vừa được làm khô.
Bước 5: Bà con cần cào đều lớp EM khắp diện tích chuồng. Sau đó thì cứ thả gà vào nuôi tiếp đến khi đủ thời gian bán.
Bên cạnh việc sử dụng đệm lót sinh học để nuôi gà không cần dọn chuồng, người chăn nuôi cũng nên chú ý đến khẩu phần thức ăn của gà. Bởi vì thức ăn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mùi hôi khó chịu từ chất thải của chúng.
Người chăn nuôi có thể tận dụng những nguyên liệu, phụ phẩm như: thóc, ngô, cám, khoai lang, khô dầu, đậu tương, trùn quế, rau bèo, bột xương, bột thịt, chế phẩm sinh học,.... để nghiền nhỏ và phối trộn đồng đều. Sau đó, bà con hãy nén thành cám viên chắc, hợp khẩu vị đàn gà. Có thể bổ sung thêm thảo mộc tự nhiên để tăng sức đề kháng và giảm dịch bệnh cho chúng.
Cám viên tự ép cùng nguyên liệu sạch vừa kích thích đàn gà ăn ngon miệng, vừa giảm bớt mùi hôi từ phân gà. Từ đó, chuồng trại sẽ được giảm bớt nguồn phát thải khí và mùi ô nhiễm.
Qua bài viết trên, Người Nhà Nông đã chia sẻ những thông tin hữu ích và quan trọng trong việc nuôi gà không cần dọn chuồng. Chúc bà con có thể thành công áp dụng các phương pháp trên để chăn nuôi hiệu quả hơn nhé!
Chủ đề:
Giống GàTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Nuôi gia cầm
16-03-2024
Nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc cho thỏ con bú và tần suất bao nhiêu lần trong ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thỏ cho con bú ngày mấy lần và những điều cần lưu ý khi nuôi thỏ con.
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Nuôi gia cầm
14-03-2024
Để có được một chú gà chọi khỏe mạnh, oai phong và giành chiến thắng trong các trận đấu, người nuôi cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc gà chọi chiến hiệu quả, giúp bạn nuôi dưỡng được một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường.
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Ngan con là loài vật nuôi dễ ốm và thường mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn ngan, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng là rất quan trọng đối với người nuôi ngan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách xử lý chúng.
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Dê là một trong những loài động vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được chăn nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Việc nắm bắt được thời gian dê mang thai bao nhiêu ngày cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho dê mẹ và sự phát triển của dê con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian mang thai của dê, các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban