Thứ tư, 13/12/2023 - 08:00
Nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ là dạng mô hình được khá nhiều người chọn lựa với mục đích thúc đẩy kinh tế. Để có thể thành công thì bạn cần phải có kinh nghiệm và trang bị đủ kiến thức về chọn giống gà, quản lý chăn nuôi, cung cấp thức ăn và bảo vệ môi trường. Ngay bây giờ Người Nhà Nông sẽ chia sẻ đến bạn các kinh nghiệm nuôi gà thả vườn diện tích nhỏ chi tiết nhất.
Mục lục
Trong quá trình nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ thì việc chọn lựa giống gà phù hợp là một yếu tố khá quan trọng. Điều này giúp đảm bảo về hiệu suất sinh trưởng và sức khỏe tốt cho đàn gà của bạn.
Bà con nên chọn giống gà có thể thích nghi dễ dàng với điều kiện thời tiết và môi trường sống tại nơi chăn nuôi. Bạn có thể tìm hiểu xem qua những giống gà như gà ta, gà nòi, gà siêu thịt… Đối với số lượng tầm khoảng 40 đến 200 con thì bạn nên chọn giống gà sở hữu sức đề kháng tốt và có sức chịu đựng.
Nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ thích hợp với kinh tế của đông đảo hộ chăn nuôi nên được sử dụng khá rộng rãi. Vậy quy trình để nuôi gà thả vườn diện tích nhỏ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nội dung hướng dẫn xây dựng chi tiết bên dưới nhé!
Chuồng trại khi xây dựng cần phải đảm bảo yếu tố thông thoáng, không được quá gần với những hộ dân khác tránh việc gây ảnh hưởng. Ngoài ra, chuồng trại nên xây dựng trên các vùng đất ít bị lún, sụt nhằm để đảm bảo chuồng sau lúc xây dựng có thể dùng được dài lâu.
Bên cạnh đó, chuồng trại nên được thiết kế theo hướng phù hợp nhằm giúp làm ấm khi vào mùa đông và mát mẻ lúc về hè. Đồng thời, tránh được nước mưa hắt vào và nắng chiếu thẳng vào chuồng trại.
Không chỉ vậy, bạn phải thiết kế chuồng trại thuận tiện với việc cung cấp thức ăn và nước uống cho gà (phù hợp nhất kết hợp dạng mô hình VAC khép kín). Người nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ có thể tìm hiểu cách thiết kế chuồng gà bằng loại lưới b40 đơn giản. Sử dụng lưới cao tầm 1,5 -2m để hạn chế tình trạng gà bay ra ngoài.
Mật độ nuôi gà đẻ trứng quy mô nhỏ tầm khoảng 1 – 2 con/ m2. Do đó, 100 con gà thả vườn thì sẽ cần diện tích chuồng trại khoảng 100m2. Người nuôi không nên thả nhiều hơn vì gà cần không gian thoải mái để di chuyển. Vì thế, cần tạo độ thông thoáng nhất định, có thêm nhiều loại cây để tạo bóng mát cho sân.
Khi nuôi gà lấy trứng quy mô nhỏ tránh để mật độ thả gà quá cao sẽ dễ dẫn đến tình trạng không thể khống chế được dịch bệnh. Nếu muốn tăng mật độ gà thả vườn thì người nuôi cần phải cân nhắc tăng diện tích chuồng trại.
Khi nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ để giúp cho gà phát triển tốt thì người nuôi nên xây bể có chứa cát, tro bếp để cho gà tắm cát. Đối với kích thước bể dành cho 40 con gà tầm khoảng dài 2m x1m. Ngoài ra, bạn có thể thêm một số máng cát, sỏi ở xung quanh khu vườn thả nhằm để gà ăn giúp phát triển và tiêu hóa tốt.
Máng ăn cho gà nên để phía trên nền chuồng được lót gạch hoặc có thể tráng xi măng. Nếu như dạng nền đất thông thường thì thức ăn sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi gà thường bới lung tung. Đồng thời cần bố trí những máng ăn, máng uống tại các vị trí phù hợp để toàn bộ gà đều trong chuồng trại đều có thể ăn uống được.
Dàn đậu thường được làm bằng tre hoặc gỗ, hạn chế không làm bằng loại cây tròn, trơn vì gà rất khó đậu. Dàn nên đặt cách đất tầm khoảng 0,5 m, cách nhau từ 0,3 - 0,4 m nhằm giúp cho gà không đụng vào nhau hay mổ nhau hoặc thải phân lên nhau.
Nếu bạn đang thắc mắc cách chăm sóc nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ thì hãy theo dõi nội dung sau. Dưới đây là những chia sẻ từ nhiều chuyên gia về phương pháp chăm sóc tốt nhất cho nuôi gà diện tích nhỏ.
Hiện nay, đa phần các hộ nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ tầm 40 -200 con thì đều mua gà từ nơi cơ sở xuất giống gà con. Thông thường tại cơ sở sản xuất giống họ thường úm gà con tầm 3 đến 10 ngày tuổi rồi bán lại cho những hộ chăn nuôi. Vì thế, khi bắt gà con về nuôi trước lúc thả vườn bạn cần phải úm gà thêm khoảng 10-15 ngày mới có thể đảm bảo đàn gà được phát triển tốt.
Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong cách nuôi gà quy mô nhỏ. Bạn nên cho gà ăn đúng theo từng giai đoạn để cho chúng có thể phát triển tốt nhất và lớn nhanh nhất. Sau đây là cách chuẩn bị thức ăn cho mô hình nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ bạn có thể tham khảo.
Thức ăn dành cho gà 1 tháng tuổi cần phải chú ý đặc biệt hơn so với các giai đoạn khác. Lúc gà tầm khoảng 1 – 21 ngày tuổi thì nên dùng riêng loại thức ăn dành cho gà con tại giai đoạn này. Bạn nên chia nhỏ bữa và cho gà ăn nhiều bữa trong ngày. Hãy dàn mỏng thức ăn ra thành mẹt tầm 1cm để giúp cho gà dễ ăn hơn. Đồng thời, chỉ cần đặt một lượng thức ăn vừa đủ hạn chế để gà làm lãng phí đồ ăn.
Máng nước uống dành cho gà con ở 1 tháng đầu tiên thì chỉ nên dùng dạng dung tích 1,5 lít nước. Các tuần tiếp theo thì bạn tăng dung tích máng nước lên tầm 4 lít. Bạn có thể đặt xen kẽ máng ăn và máng uống với nhau đảm bảo cho mọi con gà đều có thể tiếp xúc được với máng.
Giai đoạn chăn nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ lớn hơn tầm khoảng 21-42 ngày thì sẽ có thức ăn chuyên dụng trong giai đoạn này. Ngoài ra, bạn đã có thể bắt đầu thả cho gà con ra ngoài để nó có thể tự đi kiếm ăn loanh quanh sân.
Đồng thời, người nuôi có thể bổ sung thêm nhiều loại rau xanh trong chế độ ăn mỗi ngày của gà thả vườn. Bạn cũng có thể cho chúng ăn thóc lúa, ngô,… nhằm giảm thiểu chi phí khoản thức ăn của gà. Máng nước thì bạn có thể treo cao cách đất tầm 5 – 7 cm.
Khi bắt gà con từ trại giống về thì bạn nên đi lúc sáng sớm hoặc lúc chiều muộn, các ngày trời đẹp, không mưa để không làm ảnh hưởng đến chất lượng con giống. Lúc chọn gà giống thì nên chú ý đến độ đồng đều nhằm tạo điều kiện cho gà có thể phát triển tốt và bán cùng một thời điểm.
Trước lúc thả gà vào chuồng úm thì nên chuẩn bị sẵn máng thức ăn cho gà con và máng nước uống pha thêm cùng với thuốc úm gà con với tỷ lệ phù hợp. Trong thuốc úm gà chứa các loại Vitamin và khoáng chất giúp nâng cao đề kháng giúp gà có thể tránh được nhiều bệnh về viêm nhiễm và tiêu hóa.
Sau khoảng 7 ngày, bạn có thể trộn thuốc cầu trùng vào bên trong thức ăn hay pha cùng nước theo đúng tỷ lệ ghi để phòng căn bệnh cầu trùng. Đây là bệnh phổ biến ở gà, tuy hiếm khi gây chết nhưng sẽ làm gà bị chậm lớn và còi cọc.
Khi nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ vào mùa lạnh, người chăn nuôi nên chú ý sưởi ấm cho gà ở giai đoạn úm, nếu nuôi số lượng 100 con thì sẽ cần 2 bóng đèn 60 W. Ngoài ra, tùy theo điều kiện nhiệt độ mà có thể tăng giảm bằng cách hạ thấp hoặc nâng cao dây bóng để đảm bảo nhiệt độ sưởi ấp cho cả đàn gà con.
Sau 20 ngày thì đưa gà xuống chuồng trại tuy nhiên đừng vội cho ra vườn, trước lúc cho xuống chuồng thì bạn nên cho uống thuốc phòng cầu trùng khoảng 2-3 ngày. Khi được 30 ngày thì bạn có thể cho gà xuống vườn.
Thông thường, gà tầm 1-3 ngày tuổi thì những trang trại sản xuất giống uy tín đã cho phòng các loại bệnh bao gồm Marek, Gumboro, dịch tả. Do đó, việc còn lại của bạn là phòng những loại bệnh phổ biến khác dựa vào lịch chăm sóc cụ thể sau:
Gà tầm 10 ngày phòng bệnh Gumboro (lần 2), bệnh đậu thông qua cách nhỏ xuyên qua da.
Gà được 21 ngày phòng bệnh Dịch tả (lần 2), nhỏ mũi hoặc cho uống thuốc.
Gà tầm 28 ngày thì phòng bệnh Gumboro (lần 2) cho nhỏ mũi hoặc uống thuốc.
Gà khi được 56 ngày phòng bệnh Dịch tả (lần 3) cho chúng uống thuốc.
Gà được khoảng 105 ngày phòng bệnh CRD và chích cơ bắp.
Mô hình nuôi gà diện tích nhỏ mang đến giá trị kinh tế cao và đầu ra tương đối ổn định. Để có thể quản lý được mô hình chăn nuôi này bạn cần nên biết một số mẹo sau đây:
Bạn cần phải quan sát sức khỏe của đàn gà.
Vệ sinh cho chuồng trại sạch sẽ.
Kiểm soát bệnh tật của đàn gà để giảm tỷ lệ chết.
Cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đàn gà và tiêm phòng những loại vaccin phòng bệnh.
Bạn phải quản lý và điều chỉnh thức ăn phù hợp để đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho mỗi giai đoạn tăng trưởng của chúng.
Cần tính toán các khoản chi phí cho những hoạt động chăn nuôi để đảm bảo lợi nhuận từ việc nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ.
Nên áp dụng các giải pháp tiết kiệm chi phí ở khâu chọn giống, thức ăn.
Qua bài viết Người Nhà Nông chia sẻ chắc hẳn bạn đã có thể nắm rõ được cách xây dựng và chăm sóc nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ. Mô hình này sẽ không giúp bạn làm giàu nhanh chóng giống như nuôi nhiều tuy nhiên vẫn có thể giúp cải thiện cuộc sống nâng cao thu nhập. Chúc bạn thành công với việc chăn nuôi gà thả vườn ở quy mô nhỏ nhé!
Chủ đề:
Giống GàTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Nuôi gia cầm
16-03-2024
Nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc cho thỏ con bú và tần suất bao nhiêu lần trong ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thỏ cho con bú ngày mấy lần và những điều cần lưu ý khi nuôi thỏ con.
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Nuôi gia cầm
14-03-2024
Để có được một chú gà chọi khỏe mạnh, oai phong và giành chiến thắng trong các trận đấu, người nuôi cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc gà chọi chiến hiệu quả, giúp bạn nuôi dưỡng được một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường.
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Ngan con là loài vật nuôi dễ ốm và thường mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn ngan, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng là rất quan trọng đối với người nuôi ngan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách xử lý chúng.
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Dê là một trong những loài động vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được chăn nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Việc nắm bắt được thời gian dê mang thai bao nhiêu ngày cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho dê mẹ và sự phát triển của dê con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian mang thai của dê, các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban