Thứ hai, 17/04/2023 - 14:33
Nuôi ngỗng sư tử đang được bà con mở rộng đầu tư cả về quy mô và chất lượng. Với mong muốn cung cấp các kiến thức chăm sóc ngỗng sư tử hiệu quả đến mọi người, Người Nhà Nông đã tổng hợp một số kỹ thuật làm giàu bổ ích trong nội dung bên dưới. Mời bạn đón đọc!
Mục lục
Trong kỹ thuật chăn nuôi ngỗng sư tử, khâu chọn con giống rất quan trọng. Con giống tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, chất lượng thương phẩm tốt.
Để chọn được những con ngỗng phù hợp để nuôi, bạn nên lựa chọn những con có khối lượng cơ thể từ 85-100g/con và không bị dị tật. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra bộ lông tơ bông mềm, màu vàng, mắt sáng và không có hiện tượng hở rốn. Hãy chọn ngỗng di chuyển nhanh nhẹn và có khả năng ăn uống tốt.
Khi chọn nuôi ngỗng sư tử cái, hãy chọn những con khỏe mạnh, có mắt sáng tinh anh, cổ dài và ngực gọn, phao câu to và háng rộng. Còn đối với ngỗng đực, những con khỏe mạnh, dáng đi vững chắc, cổ ngẩng cao, ngựa nở, thân mình thuôn dài và lỗ hậu môn có màu hồng là những con chất lượng tốt.
>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, chế độ dinh dưỡng cần thiết
Để chăn nuôi nông nghiệp theo quy mô trang trại, hãy quy hoạch đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị. Trại nuôi ngỗng nên có chuồng nuôi kết hợp với sân chơi và bãi cỏ. Chuồng nuôi cần phải được thiết kế thông thoáng và phân tách các khu vực cho giống, hậu bị và thịt riêng biệt.
Khi nuôi úm, hãy chuẩn bị quây úm, đèn sưởi và chất độn chuồng. Trong khoảng 1 đến 7 ngày đầu, mật độ nuôi ngỗng sư tử tối đa là 10-15 con/m2. Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 28, mật độ nuôi tối đa là 6-8 con/m2. Với ngỗng trưởng thành, hãy điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp với từng trang trại. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ các máng ăn và máng uống cho chúng.
Để quây úm ngỗng con trong tháng đầu tiên, người chăn nuôi nên sử dụng đèn sưởi và lồng úm gà với mật độ thả 30-40 con. Nhiệt độ được giảm dần từ tuần đầu đến tuần thứ 4, với nhiệt độ từ 32-35°C cho tuần đầu và 23-25°C cho tuần thứ 4.
Quây có tác dụng giữ ngỗng không đi xa và giữ ấm cho ngỗng con trong mùa đông. Máng ăn trong quá trình nuôi ngỗng sư tử cần có kích thước 45x60x2 cm để dùng cho 25-30 con. Còn máng uống được sử dụng cho 15-20 con và được thiết kế bằng nhựa.
Để nuôi ngỗng sư tử hiệu quả, các bạn cần quan tâm đến nguồn thức ăn và dinh dưỡng để đảm bảo năng suất và chất lượng thương phẩm. Đồng thời chọn nguồn thức ăn sạch và đảm bảo vệ sinh, cùng với việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng tốc độ tăng trưởng của ngỗng sư tử và giảm thiểu hiện tượng mắc bệnh cho chúng. Lưu ý, đối với riêng khi nuôi ngỗng sinh sản, chủ trại cần quan tâm hơn tới chế độ dinh dưỡng để ngỗng khoẻ mạnh.
Ngỗng sư tử là loài ăn tạp, vì vậy chế độ ăn uống của chúng rất đa dạng và bao gồm các loại thức ăn cụ thể như sau:
Bạn cần lưu ý rằng khẩu phần ăn của ngỗng con cần được điều chỉnh phù hợp, ví dụ như trong 1-2 tuần đầu không nên cho chúng ăn Protein động vật. Thay vào đó người chăn nuôi có thể dùng xà lách, rau diếp, cỏ non thái nhỏ trộn cùng cám gạo.
>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chim bồ câu thả vườn: Hướng dẫn chăm sóc cho năng suất cao
Việc cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối là vô cùng quan trọng để giúp ngỗng sư tử phát triển khỏe mạnh. Đồng thời giúp tối đa hóa giá trị kinh tế của việc nuôi ngỗng sư tử. Dưới đây là bảng thể hiện khối lượng thức ăn cần cung cấp cho mỗi con ngỗng sư tử theo từng giai đoạn ngày tuổi khác nhau:
Ngày tuổi | Thức ăn (g/con/ngày) |
1-5 | 35 |
6-10 | 90 |
11-20 | 110 |
21- 30 | 220 |
31- 40 | 280 |
41- 50 | 328 |
51- 60 | 338 |
Ngỗng hậu bị 61- 70 | 260 |
Ngỗng trưởng thành 71- 75 | 330 |
Ngoài ra, trong quá trình nuôi ngỗng sư tử, để giúp ngỗng phát triển nhanh chóng và giảm thiểu các bệnh tật, chế độ dinh dưỡng cũng phải được cân bằng. Dưới đây chính là bảng thể hiện sự cân bằng giữa các nhóm thức ăn cho ngỗng trong từng giai đoạn phát triển:
Ngày tuổi | Thức ăn tinh (g/ngày) | Thức ăn khác (g/ngày) |
1-10 | 20 | 50 |
11-20 | 50 | 100 |
21-30 | 120 | 200 |
31-40 | 140 | 300 |
41-50 | 160 | 400 |
51- 60 | 180 | 500 |
61-70 | 200 | 600 |
Sau khi đã biết các điều kiện chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp cho ngỗng sư tử. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các kỹ thuật chăm sóc ngỗng theo giai đoạn cụ thể từ 4 tháng tuổi đến giai đoạn ngỗng hậu bị, ngỗng thịt.
Trong giai đoạn đầu tiên của việc nuôi ngỗng sư tử con, chúng cần được quây úm bằng đèn sưởi và lồng úm gà. Nhiệt độ được điều chỉnh giảm dần từ tuần 1 đến tuần 4, với nhiệt độ môi trường ở mức 23-25 độ C. Mật độ thả của ngỗng con hợp lý là 30-40 con và sử dụng bóng điện có công suất 75-100W/m2.
Khẩu phần thức ăn trong cách nuôi ngỗng sư tử con gồm có 70% ngô thóc nghiền, 15% cám, 5% Protein động vật, 8% Protein thực vật và 2% thức ăn bổ sung. Tuy nhiên, trong 1-2 ngày đầu tiên bạn không nên cho chúng ăn Protein động vật. Lúc này, bạn nên dùng xà lách, rau diếp, cỏ non thái nhỏ trộn cùng cám gạo.
Mặc dù có tầm vóc lớn nhưng giống ngỗng sư tử lại có thực quản mỏng, do đó không thích hợp để nuôi nhồi vỗ béo quá nhiều như giống ngan. Ăn quá nhiều thức ăn sẽ làm cho thực quản ngỗng dễ bị sây sát, thậm chí là vỡ.
Để nuôi ngỗng sư tử mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, bạn thực hiện vỗ béo từ sau 50 ngày tuổi. Chuồng nuôi cần đảm bảo yên tĩnh, độ ẩm từ 75 - 80%. Ngỗng nên được cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng và nước sạch. Sau 10 ngày đầu tiên vỗ béo, ngỗng phải được ăn đủ, no. Khi đạt mức béo vừa phải, bạn cung cấp thức ăn ngon, giàu dinh dưỡng hơn.
Để ngỗng tăng trưởng nhanh và đạt trọng lượng lớn, người chăn nuôi nên thực hiện phương pháp vỗ béo trong khoảng 15 ngày. Tuy nhiên, không nên kéo dài quá thời gian này để tránh ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ tăng trọng của ngỗng. Thời gian nuôi ngỗng làm giàu trước khi xuất chuồng trung bình khoảng 75-90 ngày, tỷ lệ thịt xẻ từ 60-66%.
>> Xem thêm: Nuôi chim bồ câu Pháp tại nhà – Bí quyết thành công và lợi nhuận cao
Trong mô hình nuôi ngỗng sư tử để đàn ngỗng được khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật, các bạn nên biết đến 3 loại bệnh như sau:
Khi ngỗng bị nhiễm bệnh huyết trùng, các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, ủ rũ, tiết dịch nhầy từ lỗ mũi và mỏ. Ngỗng sư tử thường thấy thó thở, lông xơ xác, ỉa nhiều, phân màu vàng hoặc xanh, mào tím thẫm hoặc ngỗng có thể chết đột ngột.
Để phòng trị bệnh, người nuôi ngỗng sư tử cần đảm bảo vệ sinh khu vực nuôi và các thiết bị dụng cụ nuôi được khử trùng thường xuyên. Các loại gia cầm khác không nên nuôi chung với ngỗng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại thuốc như Streptomycin hoặc Sunfamethazin. Lưu ý, liều dùng cần được tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Triệu chứng bệnh dịch tả thường xuất hiện với các dấu hiệu như niêm mạc mắt đỏ ửng, sưng mắt. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần tách đàn ngỗng ra khỏi khu vực bị bệnh, vệ sinh chuồng trại bằng cách sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn.
Đồng thời, bạn nên tiêm vắc xin cho đàn ngỗng và cung cấp đủ các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng. Nếu trong quá trình nuôi ngỗng sư tử có ngỗng chết, bạn cần xử lý một cách vệ sinh để không làm lây lan nguồn bệnh.
Khi ngỗng bị nhiễm bệnh, chúng thường có các triệu chứng như ỉa chảy, cánh rũ, lông xơ, và đau mắt. Bệnh thường gây viêm lỗ huyệt và trong ruột có dịch đặc, thường có xuất huyết.
Để phòng trị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc Biomixin với liều lượng 5-10mg/lần, người chăn nuôi có thể trộn vào thức ăn cho ngỗng ăn từ 2-3 lần/ngày và sử dụng liên tục trong 5-6 ngày. Đồng thời các bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại và thức ăn của ngỗng.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất của chúng tôi về kỹ thuật nuôi ngỗng sư tử nhanh lớn, khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Hy vọng sau khi tham khảo những thông tin bổ ích bên trên, bạn sẽ áp dụng vào quá trình chăn nuôi của mình thật thành công. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều kiến thức khác trong lĩnh vực chăn nuôi, đừng quên theo dõi trang web Người Nhà Nông nhé.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Nuôi gia cầm
16-03-2024
Nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc cho thỏ con bú và tần suất bao nhiêu lần trong ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thỏ cho con bú ngày mấy lần và những điều cần lưu ý khi nuôi thỏ con.
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Nuôi gia cầm
14-03-2024
Để có được một chú gà chọi khỏe mạnh, oai phong và giành chiến thắng trong các trận đấu, người nuôi cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc gà chọi chiến hiệu quả, giúp bạn nuôi dưỡng được một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường.
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Ngan con là loài vật nuôi dễ ốm và thường mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn ngan, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng là rất quan trọng đối với người nuôi ngan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách xử lý chúng.
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Dê là một trong những loài động vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được chăn nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Việc nắm bắt được thời gian dê mang thai bao nhiêu ngày cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho dê mẹ và sự phát triển của dê con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian mang thai của dê, các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban