show menu

Bật mí kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng ít tốn công, hiệu quả cao

Thứ tư, 28/06/2023 - 15:38

Nuôi vịt siêu trứng là một trong những mô hình kinh doanh mang đến lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Nếu như bạn đang chăn nuôi theo mô hình này thì bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến giống, thức ăn và kỹ thuật nuôi. Tuy nhiên không phải bà con nào cũng biết được cách nuôi vịt thế nào cho ra nhiều trứng. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn cách nuôi vịt đẻ nhiều, lãi cao.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Các giống vịt siêu trứng

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng thì bạn cần phải biết được các giống vịt chuyên nuôi để đẻ trứng. Đặc điểm của các giống vịt này chính là cho năng suất trứng cao hơn các giống vịt nuôi để lấy thịt.

Tổng hợp các giống vịt siêu trứng
Tổng hợp các giống vịt siêu trứng

1.1. Vịt Triết Giang

Vịt Triết Giang nổi tiếng là giống vịt siêu cho trứng, còn có tên khác là siêu cổ cò, vịt siêu cò, vịt cao cổ, vịt cò. Chúng có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang của Trung Quốc. Giống bịch này có thể thích nghi với nhiều kiểu khí hậu khác nhau, cho năng suất trứng cao, không tốn nhiều thức ăn.

Cách nuôi vịt siêu trứng sẽ còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại vịt. Sau đây chính là đặc điểm của vịt Triết Giang:

  • Có cổ cao, dài, lông màu cánh sẻ
  • Vịt cái khi trưởng thành có trọng lượng 1,5kg/con
  • Vịt đực khi trưởng thành có trọng lượng 1,6kg/con
  • Khối lượng của trứng: 64g/ quả
  • Số lượng trứng trung bình từ 250 đến 310 quả/ mái/ năm
  • Cách chăn nuôi phù hợp: Nuôi nhốt và chăn thả.

1.2. Vịt CV 2000

Nếu như bạn muốn nuôi vịt siêu trứng trên cạn thì giống vịt CV 2000 sẽ là lựa chọn phù hợp. Giống bịch này có nguồn gốc từ anh và sở hữu được nhiều đặc điểm ưu việt hơn so với các loại vịt khác ở Việt Nam.

Đặc điểm của giống vịt CV 2000:

  • Khối lượng của vịt mái khi trưởng thành là 1,8kg/con
  • Khối lượng của vịt đực khi trưởng thành là 2,0kg/ con
  • Vịt có bộ lông màu trắng tuyền
  • Thời gian đẻ trứng bắt đầu từ 20 đến 22 tuần tuổi 
  • Số lượng trứng trung bình 280 – 300 quả/mái/năm
  • Khối lượng của trứng là 73 g/ quả
  • Cách chăn nuôi phù hợp: Nuôi trên cạn, nuôi trên sàn, thâm canh, nuôi nhốt trong môi trường sạch
Nuôi vịt đẻ trứng năng suất cao
Nuôi vịt đẻ trứng năng suất cao

1.3. Vịt Khaki Campbell

Nếu như bạn muốn nuôi vịt siêu trứng mà không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc thì bạn có thể tham khảo giống vịt Khaki Campbell. Nhiều trang trại chăn nuôi thâm canh ưu tiên chọn giống vịt này để lấy trứng. Đây là giống vịt có xuất xứ từ nước Anh.

Đặc điểm của vịt Khaki Campbell như sau:

  • Khối lượng của vịt mái khi đẻ từ 1.5 - 1.7kg/ con
  • Có lông màu xám, hoặc kaki nâu. Con trống sẽ có một vệt ngang ở phần cổ và phần đầu. Chân hơi màu vàng hoặc màu đen. Vịt mái sẽ có mỏ màu xám hoặc màu đen, phần lông sẽ sẫm hơn.
  • Vịt mái bắt đầu để trứng từ 20 đến 21 tuần tuổi.
  • Số lượng trứng trung bình cho ra từ 240 – 300 quả/mái/năm
  • Trọng lượng của quả trứng sẽ rơi vào khoảng 65 đến 70 g/ quả
  • Cách chăn nuôi vịt siêu trứng: Thả đồng, nuôi nhốt, thâm canh, nuôi trên sàn

2. Kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng

Đa phần các giống vịt siêu trứng đều có sức đề kháng cao nên rất ít khi bệnh. Tuy nhiên để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi chăn nuôi thì bà con cần phải áp dụng đúng kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng được các chuyên gia khuyến nông khuyến khích.

2.1. Chọn giống

Khi bạn nuôi vịt siêu trứng trên cạn bạn cần quan tâm nhiều về việc chọn giống. Tùy theo điều kiện nuôi mà bạn nên lựa chọn giống vịt có các đặc điểm sinh lý phù hợp với cách thức nuôi.

Kỹ thuật chọn vịt siêu trứng giống
Kỹ thuật chọn vịt siêu trứng giống

Nếu như bạn chọn những con vịt để làm giống thì bạn nên ưu tiên chọn những con có mắt tinh, bụng mềm, khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Nên ưu tiên chọn những con vịt có màu lông đặc trưng của giống loài. Đối với những con bị hở rốn, mắc bệnh, bụng cứng thì không nên chọn.

2.2. Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ nuôi

Bước tiếp theo khi nuôi vịt siêu trứng chính là chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ nuôi đầy đủ. Tùy theo bạn nuôi trên cạn hay nuôi vịt thả ao, mà dụng cụ nuôi cần trang bị sẽ khác nhau. Tuy nhiên dù bạn nuôi bằng cách thức nào thì vẫn phải đảm bảo được máng thức ăn và máng nước luôn sạch.

Khi bạn chuẩn bị chuồng trại để nuôi và siêu trứng, bạn không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Chuồng trại cần phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

  • Cần chuẩn bị trước ổ cho vịt đẻ có kích thước 35 x 35 x 35cm.
  • Nên chuồng bằng phẳng, cao ráo, có độ nghiêng từ 3 - 5% về hướng cống thoát nước để dễ dàng dọn vệ sinh
  • Phần nền chuồng nên sử dụng chất độn làm bằng bã mía, vỏ trấu, mùa cưa,... đã qua xử lý hoặc ủ với chế phẩm sinh học EM để tiêu diệt mầm bệnh, giảm mùi hôi. Phần chất độn dày từ 5 đến 8 cm tùy theo từng mùa.
  • Khoảng cách giữa máng ăn và máng uống từ 2 đến 3 m
  • Khi nuôi vịt siêu trứng cần phân chia trộn thành nhiều khu vực khác nhau như khu vu nuôi vịt đẻ trứng, khu vực nuôi úm, nuôi vịt hậu bị. Bên trong chuồng cần bố trí các vây nuôi úm bằng cót, quạt thông gió hoặc bóng đèn thắp sáng.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát trùng chuồng trước khi nuôi. Bạn có thể dùng crezin 5%, formol 2% hoặc dung dịch nước vôi nóng để quét lên tường, nền, vách trong độ cao từ 0,8 - 1m.
Chuẩn bị cần thiết để nuôi vịt
Chuẩn bị cần thiết để nuôi vịt

2.3. Mật độ

Khi bạn áp dụng mô hình nuôi vịt siêu trứng bạn cần phải chú ý đến mật độ của vịt trong chuồng. Nếu như bạn nuôi ở một mật độ phù hợp thì sẽ giúp cho vịt dễ dàng phát triển và không gây cảm giác khó chịu cho vịt. Bà con có thể tham khảo bảng mật độ sau:

 

Tuổi của vịt (tính theo ngày)

Diện tích chuồng và diện tích chăn thả theo từng mô hình nuôi

Nuôi bán chăn thả (con/m2)

Nuôi chăn thả (con/m2)

Nuôi nhốt (con/m2)

1 – 10

32

32

32

11 – 21

18

18

18

21 ngày tuổi trở lên

6

6 – 8

4 – 5

Diện tích chăn thả/sân 

1 – 2m2 sân vườn/1 con vịt

0,2ha/100 con vịt

0,9m2 sân chơi/ 1 con vịt

2.4. Hướng dẫn nuôi và chăm sóc vịt đẻ

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng. Giai đoạn vịt đẻ sẽ tính từ lúc vịt đẻ được 5% đến hết một chu kỳ đẻ. Khi vịt đã sang 18 tuần tuổi thì bạn nên chọn những con có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, mông nở, đầu thẳng, mắt sáng để làm vịt mái đẻ.

Lượng thức ăn

Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn của vịt sẽ khác nhau. Nếu xét cơ bản thì nhu cầu về protein, axit amin, năng lượng của vịt sẽ thấp hơn gà. Tuy nhiên nhu cầu về các loại như vitamin A, D, PP của vịt sẽ thường cao hơn gà.

Khi bạn nuôi vịt siêu trứng thì bạn cần lưu ý giai đoạn vịt con ở độ tuổi từ 1 đến 8 tuần. Trong giai đoạn này và rất nhạy cảm nếu như thiếu axit folic hoặc vitamin H trong thức ăn.

Ở giai đoạn từ 8 đến 20 tuần tuổi, vịt giống hậu cần giảm 20% lượng thức ăn, 2.600 Kcal năng lượng trao đổi và 15% protein.

Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn cho vịt đẻ như sau:

  • Khi vịt từ 1 đến 21 ngày tuổi, nên dùng thức ăn đậm, chứa 28% protein trộn với cơm.
  • Vịt từ 22 ngày tuổi trở đi, hàm lượng thức ăn là 70 - 80 g/con/ngày, không cần cho thêm thóc khi vào vụ gặt.
  • Giai đoạn từ 70 đến 126 ngày: 50 g/con/ngày (ăn hạn chế).
  • Vịt từ 127 ngày tuổi đến khi dựng đẻ: Lượng thức ăn 100 đến 140 g/con/ngày.
  • Vịt đẻ ổn định: Lượng thức ăn 130 - 135 g/con/ngày.
Thức ăn cho vịt siêu trứng
Thức ăn cho vịt siêu trứng

Dinh dưỡng

Khi bạn nuôi vịt đẻ siêu trứng, bạn nên tận dụng những nông sản hoặc phụ phẩm của nông nghiệp thay vì sử dụng 100% cám đắt đỏ. Những nguyên liệu này có giá thành khá rẻ và có thể trực tiếp sản xuất được. Nếu bạn biết cách chế biến thì bạn có thể đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

Thức ăn khi nuôi vịt siêu trứng sẽ được chia thành các nhóm như sau:

  • Thức ăn thô xanh: Bao gồm các loại rau xanh như su hào, rau muống, bắp cải, bèo tây, rau lang, thân cây chuối,...
  • Thức ăn cung cấp năng lượng: Thóc, ngô, cơm, hạt ngũ cốc, sắn,..
  • Thức ăn từ động vật tươi: Cá tạp, ốc, cua, đầu vỏ tép, ếch, muỗi, trùn quế,... Bạn có thể tận dụng ốc bươu vàng để đập lấy phần thịt bên trong cho vịt ăn.
  • Thức ăn bổ sung: Chế phẩm sinh học, Vitamin, bột sò, bột xương,...

Thời gian chiếu sáng

Khi bạn nuôi vịt siêu trứng, bạn cần chú ý đến thời gian chiếu sáng. Theo thông tin từ các chuyên gia khuyến nông thì thời gian tiêu chuẩn sẽ là 17 giờ/ ngày. Ngoài thời gian chiếu sáng tầm 12 - 14 giờ/ ngày, bạn cần bổ sung thêm đèn có công suất 3 - 5 W/m2 để đàn vịt có thể phát triển.

3. Phòng bệnh khi nuôi vịt siêu trứng

Một trong những thông tin quan trọng bạn cần biết khi nuôi vịt siêu trứng chính là phải biết cách phòng bệnh. Sau mỗi lứa vịt thì bạn cần phải dọn dẹp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Bà con có thể dùng nước tẩy hoặc phun thuốc khử trùng, để chuồng khô và trống từ 7 đến 10 ngày mới nuôi đến lượt mới.

Ngoài ra bạn cần chủ động phòng bệnh cho vịt bằng cách tiêm ngừa các loại vắc-xin cần thiết. Việc này sẽ giúp cho cơ thể vịt có được kháng sinh để chống lại các căn bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra.

4. Thu nhặt trứng đúng cách

Khi nuôi vịt siêu trứng bạn cần biết cách nhặt trứng đúng cách. Vì bình thường đẻ vào ban đêm nên thời gian kết hợp nhất để thu nhặt trứng chính là từ 6 đến 7 giờ sáng để không bị vịt làm vỡ hay bẩn trứng.

Thu hoạch trứng vịt đúng cách
Thu hoạch trứng vịt đúng cách

Sau khi thu hoạch thì bạn xếp trứng vào một cái khay, để ở nơi thoáng mát, khô ráo, giúp trứng được tươi lâu. Nếu như bạn chọn trứng để ấp thì phải chuyển vào lò trước 5 ngày sau khi vịt đẻ.

5. Kết luận

Bài viết trên đã giúp cho bạn biết được kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu trứng được nhiều bà con áp dụng và đã thành công. Nguoinhanong hy vọng rằng với những thông tin này, bạn sẽ biết cách chăm sóc đàn vịt của mình đúng cách. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về việc nuôi trồng thì hãy ghé ngay website của chúng tôi để đón đọc các bài mới nhất!