show menu

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt xiêm không bệnh, lớn nhanh cho bà con

Thứ ba, 27/06/2023 - 09:31

Làm thế nào để có thể nuôi vịt xiêm mau ăn chóng lớn là điều được nhiều bà con quan tâm. Vịt xiêm được mệnh danh là một trong những giống thủy cầm có tính thích nghi cao, đồng thời mang về nhiều lợi ích kinh tế. Nhằm củng cố cho bà con những kiến thức về việc chăn nuôi vịt số lượng lớn, bài viết sau đây sẽ chia sẻ toàn bộ những thông tin cần thiết nhất khi nuôi vịt, đảm bảo hiệu quả.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Giai đoạn chuẩn bị

Trước khi thực hiện cách nuôi vịt xiêm, bà con cần chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo quá trình nuôi diễn ra suôn sẻ. Đa số mọi người nuôi vịt để nướng thịt và thịt có chất lượng ngon nên giá thành sẽ cao hơn một số giống khác trên thị trường. Loại vịt này hiện đang được du khách phổ biến tại các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

cách nuôi ngan đen
Cách nuôi ngan đen

Vịt xiêm gồm có tên gọi khác là ngan. Tốc độ phát triển của vịt khá nhanh. Khi nuôi một năm thì vịt xiêm đực có thể nặng từ 3,8 – 3,9kg, con cái nặng từ 2,2 – 2,3kg. Khi đạt 225 – 235 ngày tuổi, chúng sẽ bắt đầu thuần thực về tính.

1.1. Xác định mô hình nuôi vịt xiêm

Người nuôi cần phải xác định được mô hình nuôi vịt xiêm ngay từ ban đầu. Đa phần bà con sẽ chọn lựa cách nuôi trên cạn và dưới ao. Tuy nhiên đó không phải là phương pháp tối ưu nhất. Bạn có thể tham khảo một số mô hình nuôi vịt hiệu quả dưới đây:

Nuôi vịt trên khô:

Mặc dù vịt xiêm là một loại thủy cầm nhưng chúng vẫn có thể được chăn nuôi trên khô hoàn toàn và không cần phải xuống nước bơi lội. Đây là một trong những cách nuôi giúp bạn tiết kiệm chi phí, phù hợp cho các hộ gia đình không có ao để thả, nhưng vẫn muốn thịt được đảm bảo độ ngon. Một số mô hình nuôi trên cạn như:

  • Nuôi vịt nhốt trong chuồng (hình thức nuôi công nghiệp)
  • Nuôi vịt kết hợp với trồng cây (nuôi vịt xiêm thả vườn)
  • Nuôi ngang kết hợp giữa việc trồng cây và thả vườn.
kỹ thuật nuôi ngan thả vườn
Kỹ thuật nuôi ngan thả vườn

Nuôi cá - vịt - lúa kết hợp:

Đây là mô hình giúp bạn tối ưu hóa được chi phí bằng cách tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Bà con nông dân sẽ tăng được thu nhập nhờ vào sản phẩm hàng hóa từ mô hình này. Mô hình này cũng có ưu điểm chính là đảm bảo được hệ sinh thái và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

1.2. Xác định quy mô chăn nuôi

Việc bạn xác định được quy mô chăn nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật nuôi vịt xiêm. Khi bạn đã xác định được quy mô thì sẽ cần xây dựng phương án về việc chuẩn bị mặt bằng, xây dựng, nguồn vốn, trang thiết bị,... sao cho phù hợp.

Tùy theo tình hình tài chính mà bà con có thể nuôi theo quy mô trang trại nhỏ lẻ, nông hoặc công nghiệp lớn. Nếu như bà con muốn phát triển với nghề này thì cần phải tính nhiều phương án mở rộng về sau.

1.3. Lựa chọn vị trí nuôi

Khi chăn nuôi vịt xiêm bạn cần phải xác định được vị trí nuôi của đàn vịt. Đối với chuồng của vịt thì cần được quây thành một khu riêng, không nên quá gần nhà. Nếu như gia đình của bạn có sẵn ao, ruộng, thì nên làm chuồng gần đó để dễ dàng cho việc chăm sóc.

Mô hình nuôi vịt xiêm hiệu quả
Mô hình nuôi vịt xiêm hiệu quả

1.4. Lựa chọn cơ sở

Một điều quan trọng khi nuôi vịt xiêm trên cạn chính là lựa chọn nguồn cung cấp giống uy tín. Bên cạnh đó bên cần chú ý trang bị các thiết bị hỗ trợ việc chăn nuôi, chế biến thức ăn. Điều này sẽ giúp đảm bảo tốc độ tăng trưởng và sức khỏe cho đàn vịt.

2. Lựa chọn ngan giống

Để đảm bảo đàn ngan phát triển tốt, khỏe mạnh thì bạn cần chú ý trong việc lựa chọn giống. Mỗi loại giống sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau. Bạn có thể tham khảo các giống ngan sau:

  • Giống ngan ngoại: R51, R31, R71,... thuộc giống Pháp. Ưu điểm của loại giống này chính là cho trứng và cho năng suất thịt cao. Vì vậy nhiều người ưu tiên chọn giống ngan này để chăn nuôi vì chúng nhanh lớn, tiết kiệm chi phí.
  • Giống ngan nội: Ngan Dé, ngan Sen, ngan Trâu,... Đặc điểm của giống ngan này chính là cho năng suất thịt và trứng thấp nhưng chúng lại dễ thích nghi với môi trường, có sức đề kháng cao, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam.

Khi nuôi ngan trên cạn, bạn nên ưu tiên chọn những con nở sau 34 -35 ngày ấp trứng, mắt sáng, lông khô, nhanh nhẹn. Bạn không nên chọn những con giống bết lông, kích thước bé, hở rốn, bết hậu môn,...

Nếu như bạn muốn nuôi vịt xiêm để lấy thịt thì nên ưu tiên chọn những con ngan đực vì sẽ thu lại được hiệu quả kinh tế cao hơn. Những con ngan đực thường có đặc điểm là mỏ dài, đầu to, chân to, không linh hoạt như con cái.

cách nuôi ngan con
Lựa chọn ngan giống và cách nuôi ngan con

3. Chuẩn bị chuồng và dụng cụ chăn nuôi ngan

Bước tiếp theo khi nuôi vịt xiêm chính là chuẩn bị chuồng và dụng cụ chăn nuôi. Nếu như bạn nuôi với quy mô lớn thì bạn nên xây dựng chuồng kiên cố. Trong trường hợp bạn nuôi với số lượng vừa phải thì bạn có thể sử dụng nứa, gỗ tre,... để nuôi ngan.

Chuồng nuôi phải đảm bảo được yếu tố sạch sẽ, thoáng mát, cao ráo và cản được gió. Bạn cần phải rào thật kỹ để tránh rắn, chuột,... vào cắn ngan. Nên lát chuồng bằng xi măng, hoặc gạch, có độ nghiêng để dễ dàng cọ rửa.

Khi nuôi ngan trên cạn, bạn nên xây thêm bể nước và sân chơi cho ngan tắm rửa. Bà con nên trồng thêm cây xanh hoặc lợp mái che để tạo bóng mát cho ngan. Lưu ý là khu vực bể nước cần phải rào kỹ, tránh để ngan trốn ra ngoài. 

Đối với dụng cụ chăn nuôi ngan, bạn cần bố trí máng ăn, máng uống nước đầy đủ. Bạn cần phải vệ sinh máng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh, cung cấp nước sạch cho ngan uống.

4. Cách nuôi vịt xiêm mới nở

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nuôi vịt xiêm mới nở. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng mà bạn cần phải đầu tư về thời gian và công sức, đảm bảo vịt khỏe mạnh, phát triển nhanh chóng.

4.1. Yêu cầu khi làm chuồng nuôi vịt xiêm con

Khi vừa mới sinh ra thì vịt xiêm con còn được nuôi úm ở trong khu vực riêng. Chuồng nuôi không cần phải có diện tích quá rộng nhưng phải đảm bảo được sự cao ráo, thoáng khí, không bị mưa tạt, gió lùa.

cách nuôi ngan con hiệu quả
cách nuôi ngan con hiệu quả

Bạn có thể dùng cối để tạo thành hình tròn hoặc vuông. Bên trong chuồng bố trí thêm máng ăn, máng uống và đèn sưởi. Chiều dài của quầy khoảng 4.5, chiều cao 0.5m, đủ sức chứa khoảng 100 con vịt xiêm con.

Trong trang trại nuôi vịt xiêm con, cần rải chất độn chuồng ra bề mặt để tạo độ ấm. Bạn cần đảm bảo chất độn không bị ướt. Trước khi nuôi đàn vịt xiêm mới thì chuồng cần phải được sát trùng, sử dụng vôi đặc hoặc phun formol 0,05% từ 3 - 5 ngày trước khi cho đàn mới vào.

Không khí cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe của vịt con. Nồng độ các khí độc trong chuồng cần phải đạt theo yêu cầu của các chuyên gia, cụ thể:

  • NH3 trong không khí dưới 34ppm
  • H2S trong không khí dưới 7ppm
  • CO2 trong không khí dưới 2500ppm
  • Tốc độ gió lùa không vượt quá 0,3m/s

4.2. Mật độ

Tùy theo độ tuổi và diện tích chuồng mà mật độ vịt trong chuồng sẽ có sự khác biệt. Bà con khi nuôi vịt xiêm có thể tham khảo bảng thông tin sau:

Diện tích và mật độ

Độ tuổi

25 – 35 con/mét vuông chuồng

Từ 1 – 10 ngày tuổi

15 – 20 con/mét vuông chuồng

Từ 11 – 30 ngày tuổi

5 – 6 con/mét vuông chuồng

Từ 30 ngày tuổi trở lên

 

4.3. Nhiệt độ trong chuồng úm vịt xiêm

Một cách nuôi vịt xiêm hiệu quả chính là đảm bảo nhiệt độ chuồng được giữ ấm khi vịt còn nhỏ. Vì khi vịt con vịt được sinh ra cơ thể của chúng sẽ bị lạnh nên bạn cần phải sử dụng đèn sưởi để tăng nhiệt độ môi trường. 

Bên cạnh đó cơ thể chúng chưa thể tự sản sinh ra nhiệt vào lúc này nên cần phải được làm ấm từ bên ngoài. Nếu không chúng rất dễ bị chết, đặc biệt là vào mùa lạnh. Bạn cần đảm bảo nhiệt độ sau đây khi nuôi vịt xiêm:

  • Duy trì nhiệt độ từ 32 đến 35 độ C cho vịt con 1 tuần tuổi
  • Duy trì nhiệt độ 32 – 30 độ C cho vịt con 2 tuần tuổi
  • Duy trì nhiệt độ từ 28 đến 30 độ C cho vịt con 3 tuần tuổi
  • Duy trì nhiệt độ từ 26 đến 28 độ C cho vịt con 4 tuần tuổi
  • Duy trì nhiệt độ từ 24 đến 26 độ C cho vịt con 5 tuần tuổi

4.4. Chế độ chiếu sáng

Bạn nên bật đèn chiếu sáng 24/24 đến khi vịt con đã đạt được 1 tuần tuổi. Tiếp tục chiếu sáng 20/24 khi vịt con đạt 2 tuần tuổi. Tiếp tục chiếu sáng 16/24 đến khi bịch con đã đạt được 3 tuần tuổi. Khi vịt con đã đạt từ tuần thứ 4 trở đi thì hãy để cho vịt sống trong môi trường ánh sáng tự nhiên.

5. Kỹ thuật chăn nuôi vịt xiêm

Mặc dù ngan rất dễ nuôi nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi vịt xiêm hiệu quả. Để đảm bảo cho chú có khả năng phát triển toàn diện và tăng trọng nhanh thì bạn nên áp dụng kỹ thuật sau:

nuôi vịt xiêm có lãi không
Nuôi vịt xiêm có lãi không

5.1. Thức ăn nuôi ngan

Khi bạn mới đem ngang đóng về nuôi, bà con nên cho vịt ăn cám tổng hợp dành cho ngan con tới khi tròn 4 tuần tuổi. Nếu như bạn tự trộn thức ăn cho nhanh thì nên sử dụng máy băm nghiền để nghiền nhỏ thức ăn như rau, cua, ốc, cá,... tránh làm cho ngan khó tiêu hóa.

Đối với vịt trên 21 ngày tuổi thì bạn có thể thả chúng ngoài đồng để tự tìm thức ăn. Đêm xuống thì bạn có thể cho chúng ăn tại chùa bằng các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn hỗn hợp, cám tổng hợp. Nếu như bạn nuôi vịt xiêm bằng phương pháp nuôi nhốt hoàn toàn, bạn nên cho ăn bằng hỗn hợp tự chế theo công thức:

  • Khẩu phần 1: Đỗ tương khô 20%, thóc tẻ bỏ trấu 55,55%, bột cá nhạt 7%, cám tẻ 15%, Premix vitamin, 0,4%, Premix khoáng 2%.
  • Khẩu phần 2: Sắn khô 20%, Bột cá nhạt 60% premix 2%,  Khô đâu tương 44% premix 30,01%, Premix Vitamin khoáng 0.25%,...

Sau 56 ngày tuổi, bạn chỉ cần cung cấp 15% lượng đạm vào khẩu phần ăn. Nếu như không cung cấp đủ lượng gạo trong mỗi phần ăn mỗi ngày khi nuôi vịt xiêm sẽ làm cho chúng mổ vào nhau. Do đó bạn cần phải đảm bảo được lượng thức ăn cần thiết cho vật nuôi.

5.2. Nước uống

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của ngan con. Bạn nên cho nước sạch, không tạp chất, nhiệt độ dưới 12 độ C cho vịt ở tuần đầu, sang tuần thứ 2 - 4 thì bạn nên giữ nhiệt độ nước ở mức dưới 8 độ C.

Khi nuôi vịt xiêm con thì lượng nước cần thiết trong mỗi ngày từ 0,3 – 0,4 lít/con/ngày. Trong thời gian từ 3 đến 5 ngày đầu tiên, bạn nên pha thêm khoáng vi lượng và vitamin để tăng cường bổ sung chất cho đàn vịt.

mô hình nuôi ngan
Mô hình nuôi ngan

5.3. Hướng dẫn chăm sóc đàn ngan

Bạn cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi ngan thường xuyên, rửa sạch máng uống nước hàng ngày. Ngoài ra bạn cần phải đảm bảo môi trường sạch sẽ để ngang có thể phát triển tốt. Bạn nên vệ sinh chuồng trại 2 lần/ tháng để sát khuẩn.

Bà con nên theo dõi tình trạng của vịt xiêm hàng ngày để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của chúng. Khi nuôi vịt xiêm, bạn cần quan sát các dấu hiệu sau:

  • Nếu như ngang di chuyển và phân bố đều trong chuồng tức là đàn vịt đang ở trạng thái khỏe mạnh và cảm thấy thoải mái với môi trường sống.
  • Khi bịt con có xu hướng dơ cánh lên, há hốc mỏ nghĩa là quá nóng.
  • Nếu như vịt con chậm lại thành từng bầy nghĩa là bị lạnh.
  • Nếu như vịt con không di chuyển mà nằm ở một khu vực nhất định tức là đang bị gió lùa.
  • Khi bạn thấy lông của ngan bết dính lại nghĩa là môi trường sống đang ẩm ướt, dinh dưỡng không phù hợp.

6. Lịch tiêm vacxin phòng bệnh và bổ sung vi chất cho vịt xiêm

Nếu như bạn muốn nuôi vịt xiêm làm giàu thì cần phải biết được lịch tiêm vắc xin phòng bệnh cho vịt. Khi bạn tin đầy đủ các vắc xin cần thiết sẽ giúp cho cơ thể của vịt có được các loại khuẩn để chống chọi lại vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó bạn cần chú ý đến việc bổ sung vi chất vào khẩu phần ăn hàng ngày của vịt.

 

Ngày tuổi

Vi chất bổ sung và tiêm vắc xin

1 – 3

Tiêm vacxin phòng dịch tả lần 1

Bổ sung vitamin: B – complex, B1, ADE, dầu cá.

Dự phòng bằng kháng sinh Streptomycin, Ampi – coli,...

18 – 25

Bổ sung thêm kháng sinh phòng bệnh và vitamin D, B, C,...

28 – 46

Sử dụng thêm các loại kháng sinh phòng bệnh tụ huyết trùng, phòng bệnh E.coli, phó thương hàn kết hợp với vitamin.

56 – 60

Tiêm ngừa vắc xin phòng dịch tả lần 2 

70 – 120

Bổ sung vitamin định kỳ từ 1 đến 2 tháng/ lần, kết hợp với sử dụng kháng sinh phòng bệnh

180 – 190

Tiêm ngừa vắc xin phòng dịch tả đợt thứ ba

Sử dụng kháng sinh và bổ sung các loại vitamin cần thiết trong giai đoạn đẻ trứng 

Sau khi vịt đẻ 6 tháng 

Tiêm vắc xin nhắc lại mũi dịch tả

Sử dụng kháng sinh phòng bệnh định kỳ 

 

7. Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh

Khi bạn nuôi vịt xiêm bạn cần phải biết được những bệnh thường gặp và triệu chứng của chúng. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm các căn bệnh và có cách phòng trị kịp thời, tránh lây lan trong đàn.

7.1. Bệnh thường gặp khi nuôi ngan

Khi bạn nuôi ngan thả vườn sẽ rất dễ gặp các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Sau đây là hai căn bệnh phổ biến thường gặp ở ngan:

Bệnh phó thương hàn:

Biểu hiện: Vịt con mới nở mà mắc bệnh này sẽ chết ngay còn đối với vịt lớn sẽ làm cho cơ thể mất nước nghiêm trọng, tiêu chảy, lông dựng ngược, cánh rũ xuống. Bệnh cũng sẽ có các biểu hiện như đi loạng choạng, nghẹo cổ, lắc đầu,...

Cách trị bệnh: Sử dụng Nofloxan, Enrofloxaxin hoặc Sulfaquino xaline 1% trộn vào thức ăn của ngan.

Bệnh thường gặp ở ngan
Bệnh thường gặp ở ngan

Bệnh tụ huyết trùng

Một trong những căn bệnh hay gặp khi nuôi vịt xiêm chính là bệnh tụ huyết trùng. Biểu hiện của bệnh chính là khó thở, ủ rũ, sốt cao, ăn kém, chậm chạp. Bạn sẽ làm cho ngan bị chảy nước mũi, tiêu chảy dạng trắng, cơ thể gầy yếu,...

Nguyên nhân chính của căn bệnh này thường là do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do chế độ dinh dưỡng kém. Bạn có thể chữa bằng cách tiêm bắp lườn một trong những kháng sinh sau: Kanamycin, Oxytetracylin, Peniciline, Streptomycin,...

7.2. Phương pháp phòng bệnh cho vịt xiêm

Nhìn chung thì vịt xiêm là một giống thủy cầm có sức đề kháng cao. Tuy nhiên trong quá trình nuôi vịt xiêm vẫn dễ xuất hiện một vài bệnh truyền nhiễm. Do đó để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra thì bạn nên có các phương pháp phòng bệnh phù hợp.

- Thức ăn và nước uống:

Trong quá trình cung cấp thức ăn và nước uống cần phải đảm bảo các điều sau đây:

  • Không cho bịch ăn thức ăn bị ẩm mốc, ôi thiu
  • Luôn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 
  • Nguồn nước uống phải sạch và không nhiễm sắt
vệ sinh chuồng trại thường xuyên
vệ sinh chuồng trại thường xuyên

- Vệ sinh thiết bị chăn nuôi và chuồng trại:

Việc vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi là một trong những cách ngừa bệnh hiệu quả khi nuôi vịt xiêm. Chuồng trại cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Chuồng phải ấm áp vào mùa đông và khô thoáng vào mùa hè
  • Có sự luân chuyển hàng năm để chuồng có thời gian nghỉ, đồng thời xử lý mầm bệnh
  • Vệ sinh bán ăn và máng uống hàng ngày, không để thức ăn ôi thiu
  • Rải vôi bột xung quanh, sau 2 - 3 ngày tiến hành quét lại 1 lần nữa. Hoặc bạn có thể dùng Formol 1 – 3% phun toàn bộ tường, nền, khu vực xung quanh.

8. Kết luận

Thông qua bài viết trên, Nguoinhanong đã bật mí cho bạn cách nuôi vịt xiêm khỏe mạnh, chóng lớn. Trong quá trình nuôi bạn nên chú ý kiểm tra đèn vịt thường xuyên để điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Chúc bạn có được đàn vịt thật khỏe mạnh và cho năng suất cao nhé!