Thứ ba, 09/01/2024 - 14:01
Cách nuôi gà trên sân thượng đang được nhiều người sống tại thành phố tìm kiếm bởi xu hướng ăn sạch sống xanh ngày càng được chú trọng. Vậy có nên nuôi gà dưới mô hình này hay không? Ưu nhược điểm khi nuôi gà tại sân thượng như thế nào, chăm sóc ra sao? Tất cả hãy cùng Người Nhà Nông khám phá ngay trong nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Trước khi khám phá cách nuôi gà trên sân thượng, hãy cùng tìm hiểu xem có nên nuôi gà theo mô hình này hay không. Nuôi gà trên sân thượng hoàn toàn khả thi, đặc biệt phù hợp cho những hộ gia đình sinh sống tại thành phố.
Ở trong các khu đô thị cũng như thành phố lớn, tình trạng đất chật người đông là khó tránh phải, chính vì thế diện tích chăn nuôi không được rộng rãi như ở quê. Nhưng để nuôi gà trên sân thượng trước hết cần chú ý một vài điều cũng như nắm được các ưu nhược điểm của mô hình này.
Để biết chính xác có nên nuôi gà trên sân thượng hay không có thể xét theo những khía cạnh dựa trên ưu và nhược điểm của hình thức này. Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của cách nuôi gà trên sân thượng do chính chuyên gia chia sẻ bạn có thể tham khảo.
Một số ưu điểm điển hình của hình thức nuôi gà trên sân thượng đang được nhiều hộ gia đình thành phố ưa chuộng có thể kể đến như:
Tiết kiệm cũng như tối ưu được khoảng không gian sân thượng bị bỏ trống nhưng không chiếm quá nhiều diện tích.
Tận dụng và xử lý được nguồn thức ăn cũng như rác thải thực vật như rau, cơm nguội… để nuôi gà.
Cung cấp nguồn thức ăn sạch cho gia đình.
Có thể dùng chất thải của gà để kết hợp trồng, bón thúc cho rau.
Phù hợp nuôi nhiều giống gà khác nhau.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, mô hình nuôi gà trên sân thượng cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm nhất định. Để áp dụng thành công mô hình này tại gia đình, ngoài tìm hiểu các mẹo chăn nuôi thì bạn cũng cần biết nhược điểm của nó.
Một số nhược điểm khi nuôi gà trên sân thượng như:
Diện tích sân thượng tại thành phố khá nhỏ nên khó có thể nuôi được gà với quy mô lớn.
Chuồng nuôi gà trên sân thượng sẽ hạn chế không gian khiến gà không thể tự do di chuyển nên ít nhiều cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt. Nếu không chú trọng khẩu phần ăn gà được nuôi nhốt sẽ không săn chắc, nhiều mỡ.
Không vệ sinh chuồng trại thường xuyên, kỹ càng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật hoặc thậm chí khiến hàng xóm khó chịu.
Gà không được tiêm phòng định kỳ đầy đủ dễ mắc bệnh và lây chéo.
Nuôi gà trên sân thượng nghe tưởng chừng đơn giản nhưng không nắm được các kỹ thuật cũng như mẹo sẽ khó có thể thành công. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết toàn bộ các bước trong cách nuôi gà trên sân thượng bạn nên biết.
Để không gây mùi khó chịu, quá trình làm chuồng nuôi gà trên sân thượng cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ nuôi trên sân thượng không thể nuôi thả vì chúng sẽ có thể bay nhảy mất kiểm soát gây ảnh hưởng cả đến hàng xóm xung quanh.
Với mô hình nuôi gà trên sân thượng nên ưu tiên chọn dạng chuồng lười có sàn cao so với mặt đất. Ngoài ra nếu có điều kiện nên đầu tư thêm một lớp lót sinh học bên dưới sàn chuồng, hoặc không có thể dùng cát để giảm thiểu mùi hôi từ chất thải của gà.
Chuồng gà có thể mua hoặc tự làm bằng gỗ, tre nứa kết hợp lưới quây xung quanh. Nên làm chuồng chia ô riêng biệt cho từng cá thể gà để dễ dàng vệ sinh, cho ăn theo chế độ riêng. Ngoài ra trong trường hợp gà bị bệnh cũng không cần làm chuồng mới để cách ly.
Chọn vị trí đặt chuồng cũng là một cách nuôi gà trên sân thượng không hôi bạn nên lưu ý. Mỗi nhà sẽ có diện tích sân thượng khác nhau, vị trí chuồng nuôi cần được cân nhắc đặt sao cho phù hợp trong suốt quá trình sinh hoạt của gia đình.
Trước tiên nên ưu tiên vị trí ít có gió thổi trực diện bởi mùi phát ra từ chất thải trong chuồng sẽ bay sang nhà hàng xóm cũng như chính gia đình nuôi. Ngoài ra cũng cần chú ý giữ vệ sinh môi trường nuôi sao cho thông thoáng, sạch sẽ nhất có thể.
Một kỹ thuật nuôi gà trên sân thượng tuy không mới nhưng khá ít người biết đến đặc biệt là hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ chính là miếng đệm lót sinh học. Miếng đệm này có nhiệm vụ chính giúp giảm thiểu mùi hôi đến từ chất thải của gà, ngoài ra chúng còn hứng được phân, nước tiểu cũng như thức ăn vương vãi. Từ đó, bạn có thể thoải mái nuôi gà không cần dọn chuồng mà vẫn không lo mùi hôi.
Hiện nay có nhiều loại lớp đệm lót được sản xuất công nghiệp tuy nhiên giá thành khá cao nên nhiều người lựa chọn tự làm. Bạn có thể sử dụng cát, mùn cưa hay vỏ trấu rắc men vi sinh lên trên để ủ đệm.
Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến chất lượng của gà, tuy nhiên không thể vì muốn gà tăng trưởng nhanh mà cho ăn nhiều, đủ loại thức ăn. Dưới đây là 3 dạng thức ăn chính cho gà phù hợp với độ tuổi cũng như nhu cầu nuôi dưỡng.
Thức ăn hữu cơ
Nuôi gà trên sân thượng đến khi gà được khoảng 14 - 15 tuần tuổi nên bắt đầu xây dựng một chế độ ăn giàu canxi và protein hơn. Đây cũng là một mẹo nuôi gà lấy trứng trên sân thượng khiến trứng không méo, biến dạng hay mềm.
Lượng canxi 3 - 5% và 18 - 20% protein trong thức ăn được các chuyên gia đánh giá là con số lý tưởng khi chăm gà đẻ trứng. Ngoài ra cũng nên chú ý bổ sung thêm lượng chất xơ nhất định để gà phát triển toàn diện.
Thức ăn cho gà thịt
Nếu muốn gà lớn nhanh, săn chắc để có thể ăn thịt cần chú ý bổ sung lượng lớn protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sau 15 tuần, hãy giữ hàm lượng 20 - 25% protein để gà phát triển ổn định và sớm đạt kích thước mong muốn.
Thức ăn vụn và các loại hạt
Thực chất gà là loài gia cầm không có răng, vì thế chúng cần thức ăn vụn cũng như các loại hạt. Để hệ tiêu hóa của chúng không phải làm việc quá sức, bạn nên cắt nhỏ thức ăn trước khi tiến hành chăn nuôi. Đây là một cách nuôi gà trên sân thượng đơn giản nhưng nhiều người lại không nắm được.
Nếu không có thời gian bạn có thể mua tại các cửa hàng chăn nuôi để mua thức ăn vụn làm bằng vỏ hàu. Ngoài ra nếu tự làm tại nhà có thể tham khảo cách làm thức ăn cho gà từ ngô, vỏ trứng hay các loại hạt giàu dinh dưỡng khác.
Trong phân gà có lượng lớn vi sinh vật có lợi để trồng rau sạch, đây cũng được xem là một trong những cách nuôi gà trên sân thượng tối ưu và thông minh. Khi kết hợp giữa hai mô hình nuôi gà và chăn rau sẽ tối ưu được chi phí mua phân bón mà lại không phải dọn nhiều chất thải từ gà.
Nếu áp dụng toàn bộ cách nuôi gà trên sân thượng do chuyên gia chia sẻ sẽ có thể hạn chế khả năng mắc bệnh của gà, tuy nhiên đến khi giao mùa vẫn khó tránh khỏi. Nhưng với một số mẹo phòng bệnh khi nuôi theo mô hình sau đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin chăn nuôi theo hình thức này.
Một số mẹo phòng bệnh cho gà khi nuôi trên sân thượng như:
Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh khu vực chuồng trại và thay đệm lót sinh học định kỳ.
Phát hiện gà bệnh cần cách ly kịp thời.
Chọn nguồn thức ăn đảm bảo, rõ nguồn gốc.
Nuôi gà đẻ trứng trên sân thượng cũng như nuôi gà lấy thịt thông thường cũng cần lưu ý một vài điểm chung. Rất nhiều người mới bắt đầu xây dựng mô hình này mắc phải vô số sai lầm khiến gà chết hàng loạt.
Một vài lưu ý khi nuôi gà đẻ trứng trên sân thượng bạn không thể bỏ lỡ như:
Tiêm phòng định kỳ, thường xuyên để hạn chế được các bệnh lây truyền chéo của gà như cúm, phân xanh, phân trắng…
Nắm rõ quy trình và cách khử mùi hôi chuồng gà sạch sẽ. Quá trình này sẽ dọn cả được các mầm mống gây bệnh, giúp gà phát triển toàn diện.
Gà đẻ trứng cần bổ sung lượng thức ăn nhiều, giàu canxi cũng như protein.
Kết hợp thêm mô hình trồng rau sạch để lọc không khí, khử mùi hôi và tận dụng chất thải gà để làm phân bón hữu cơ.
Nên huấn luyện dần để gà không gáy vào buổi sáng sớm tránh ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.
Có thể thấy cách nuôi gà trên sân thượng không hề khó, bất kỳ ai cũng có thể nuôi được. Mong rằng với những chia sẻ của Người Nhà Nông, bạn sẽ có thêm những thông tin để hiện thực hóa được ước mơ sống xanh, sống sạch ngay trong chính khu vực sân thượng của mình nhé!
Chủ đề:
Giống GàTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Nuôi gia cầm
16-03-2024
Nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc cho thỏ con bú và tần suất bao nhiêu lần trong ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thỏ cho con bú ngày mấy lần và những điều cần lưu ý khi nuôi thỏ con.
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Nuôi gia cầm
14-03-2024
Để có được một chú gà chọi khỏe mạnh, oai phong và giành chiến thắng trong các trận đấu, người nuôi cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc gà chọi chiến hiệu quả, giúp bạn nuôi dưỡng được một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường.
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Ngan con là loài vật nuôi dễ ốm và thường mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn ngan, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng là rất quan trọng đối với người nuôi ngan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách xử lý chúng.
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Dê là một trong những loài động vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được chăn nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Việc nắm bắt được thời gian dê mang thai bao nhiêu ngày cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho dê mẹ và sự phát triển của dê con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian mang thai của dê, các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban