show menu

[Giải đáp] Làm chuồng nuôi chim trĩ đúng kỹ thuật như thế nào?

Thứ hai, 17/04/2023 - 11:45

Làm chuồng nuôi chim trĩ đạt tiêu chuẩn sẽ giúp hạn chế dịch bệnh, chim phát triển tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết về các yêu cầu, cách hướng dẫn cũng như một số lưu ý cần biết khi làm chuồng cho chim trĩ. Mời bạn tham khảo!

mục lục Mục lục

mục lục

1. Yêu cầu chung về chuồng trại nuôi chim trĩ

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chồng chéo, vị trí làm chuồng nuôi chim trĩ cần được lựa chọn ở khu vực cao ráo và thoáng mát. Đồng thời vị trí cần cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác.

Chuồng trại nuôi chim cũng phải đảm bảo điều kiện giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Nền chuồng cần được làm bằng phẳng, thuận tiện cho việc dọn vệ sinh và rải chất độn chuồng. Thêm vào đó, loại chất độn chuồng người chăn nuôi ở nông thôn nên sử dụng là phôi bào hoặc trấu kết hợp với cát đã được phơi khô và xử lý khử trùng.

Một số yêu cầu chung khi làm chuồng nuôi chim trĩ
Một số yêu cầu chung khi làm chuồng nuôi chim trĩ

Cuối cùng, bạn cần đảm bảo việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Bởi đây là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của chim trĩ và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi trăn làm thú cưng tại nhà cho người mới

2. Chuẩn bị dụng cụ trước khi làm chuồng

Để làm chuồng nuôi chim trĩ, cả những người nuôi ở quy mô nhỏ hay lớn đều cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất kỹ thuật đầy đủ. Cụ thể như lồng úm, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng và hóa chất tiêu độc khử trùng. 

Thiết bị và dụng cụ chăn nuôi chim cần phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi đưa chim vào nuôi từ 15 - 20 ngày. Bên cạnh đó chuồng cần phải được xử lý đúng quy định về vệ sinh phòng dịch. Nên quét nước vôi đặc nồng độ 40% trên tường, nền nuôi chim để khử mầm bệnh, sau đó phun tiêu độc bằng NaOH 2% với liều 1 lít/m2. 

Trước khi thả chim trĩ nuôi vào chuồng, các bạn nên phun tẩy uế lại bằng Formalin 3%, để khử trùng toàn bộ chuồng và dụng cụ nuôi. Bao gồm nền, tường, máng ăn, máng uống và không khí.

3. Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim trĩ theo các giai đoạn

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách làm chuồng nuôi chim trĩ theo từng giai đoạn cụ thể. Bao gồm từ giai đoạn con non đến khi chim được 12 tuần tuổi. 

3.1 Cách làm lồng nuôi chim trĩ con (lồng úm)

Trong giai đoạn này, bạn nên nuôi chim với mật độ từ 15-40 con/m2. Trong thời gian ấp trứng và mọc lông, bạn cần tập trung nguồn nhiệt và tránh gió lùa vào bằng cách sử dụng lồng úm có chiều cao khoảng 40-50 cm, chiều dài từ 1,0-1,2 m và chiều rộng từ 0,7-0,9 m. Xung quanh lồng nuôi chim trĩ nên được đóng bằng gỗ ép hoặc cót ép, phía trên lồng nên có lưới ô nhỏ để tránh chim bay ra ngoài.

Làm lồng úm để nuôi chim trĩ con
Làm lồng úm để nuôi chim trĩ con

3.2 Làm chuồng nuôi cho chim từ 5-12 tuần tuổi

Tiếp theo, khi làm chuồng nuôi chim trĩ từ 5 - 12 tuần tuổi nên nuôi với mật độ từ 4-12 con/m2. Nên sử dụng nền chuồng bằng bê tông để rải trấu hoặc phôi bào với độ dày từ 5 đến 8cm. Chim trĩ thường rất thích hoạt động trong giai đoạn này, vì vậy bạn có thể làm sân chơi cho chúng bằng cách rải cát để chúng tắm cát. 

Tuy nhiên, chim trĩ sợ tiếng động và có thể bay rất xa, do đó bạn cần tránh cho chim trĩ bay mất bằng cách làm lưới quây hoặc kẹp lông cánh khi chúng được 4 tuần tuổi. Có thể cắt lông cánh của chim trĩ ngay từ lúc chúng còn nhỏ để hạn chế trường hợp chúng bay mất.

>> Xem thêm: Cách nuôi gà ta thả vườn đạt chuẩn không phải ai cũng biết

3.3 Làm chuồng nuôi cho chim sau 12 tuần tuổi

Khi đạt 12 tuần tuổi, để thuận tiện cho việc quản lý và theo dõi sức khỏe của chim trĩ, bạn nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau. Mật độ nuôi chim hợp lý lúc này là 1 - 2 con/m2. 

Làm chuồng nuôi chim trĩ sinh sản cần có kích thước phù hợp để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chim. Một thiết kế chuồng cơ bản có thể rộng 3,5m, ngang 6m và cao 2,5 - 2,8m. Với diện tích này, bạn có thể nuôi được khoảng 20 - 25 cá thể chim bố mẹ sinh sản hoặc 30 - 40 cá thể chim con.

Làm chuồng nuôi chim trĩ cần đảm bảo đủ thông thoáng và rộng rãi
Làm chuồng nuôi chim trĩ cần đảm bảo đủ thông thoáng và rộng rãi

4. Lưu ý về chuồng trại trong quá trình nuôi chim

Để đảm bảo sức khỏe cho chim, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2 - 3 lần/tuần. Ngoài ra, cần phun thuốc khử trùng định kỳ 1 lần/tuần và tăng cường khi có dịch hoặc khí hậu ẩm ướt. 

Đồng thời, khi làm chuồng nuôi chim trĩ bạn cần kiểm tra chuồng thường xuyên để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi nilon để tránh hiện tượng chim trĩ ăn phải và gặp nguy hiểm.

5. Kết luận

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ cách hướng dẫn làm chuồng nuôi chim trĩ tới các bạn. Hy vọng rằng nguồn thông tin này sẽ giúp ích được cho tất cả những người đang chăn nuôi chim trĩ làm giàu. Đừng quên theo dõi website Người Nhà Nông để cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác về quá trình nuôi và chăm sóc chim nhé. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà ta đẻ trứng cùng các lưu ý cho nhà nông