show menu

Hướng dẫn cách trồng khoai môn sáp vàng cho bà con nông dân

Thứ tư, 17/05/2023 - 10:46

Trồng khoai môn sáp vàng đã trở thành một hình thức kinh doanh được nhiều hộ gia đình lựa chọn. Mô hình này đã mang đến lợi ích kinh tế cao, đồng thời tiết kiệm được chi phí trồng trọt. Tuy nhiên không phải bà con nào cũng biết cách trồng khoai môn sáp đúng cách. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn toàn bộ kỹ thuật khi trồng khoai môn sáp vàng

mục lục Mục lục

mục lục

Trồng khoai môn sáp vàng mang lợi nhuận cao cho bà con

Trong những năm gần đây, nhiều bà con nông dân gặp vấn đề về việc tiêu thụ hàng hóa sau khi thu hoạch. Chính vì điều này nên bà con cần phải tìm được một thứ đi mới để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng được tính thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Đến cuối năm 2019, ông Dương đã thực hiện trồng khoai môn sáp vàng bên sông.

Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch là 6 tháng. Bình quân một sào thì anh Dương thu về hơn 800 kg củ. Vậy thì với 3,5 sào khoai môn sáp ruột vàng, anh đã thu về hơn 60 triệu đồng, trừ đi phần chi phí nuôi trồng, anh lãi còn 40 triệu đồng.

Theo lời kể của Bí thư Chi bộ ấp Giồng Lớn A, xã Đại An, huyện Trà Cú, mô hình trồng khoai môn sáp vàng đã giúp cho nhiều hộ gia đình Khmer ở ấp Giồng Lớn A tăng thêm được thu nhập, thoát khỏi tình trạng hộ nghèo.

Cho đến thời điểm hiện tại, cả ấp còn 8 hộ nghèo, giảm gần 200 hộ so với năm 2012. Đồng thời bình quân thu nhập đầu người đã đặt lên đến 48 triệu/ người/ năm, tăng lên 30 triệu đồng/ người/ năm so với 5 năm vừa rồi. Thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình nên nhiều hộ nông dân đã chuyển sang trồng khoai môn ruột sáp vàng, lên đến 40 ha.

Chuẩn bị trồng khoai môn sáp vàng

Mặc dù biết rằng mô hình trồng khoai môn sáp vàng mang đến lợi nhuận kinh tế cao, tuy nhiên không phải bà con nào cũng nắm được kỹ thuật trồng. Thông tin dưới đây sẽ hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật trồng khoai môn ruột sáp vàng:

Thời vụ trồng

Cây khoai môn là một loại cây dễ thích nghi với những điều kiện thời tiết khác nhau, rất dễ trồng. Bạn có thể trồng quanh năm ở những khu vực có thể chủ động tưới tiêu. Tuy nhiên theo các chuyên gia về nông nghiệp, thời gian trồng khoai môn sáp vàng cho năng suất cao nhất chính là vụ Đông Xuân, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Chuẩn bị đất trồng

Một trong những bước quan trọng trong cách trồng khoai môn sáp vàng chính là chuẩn bị đất phù hợp. Vì khoai môn có bộ rễ khá nông nên đất trồng cần phải đảm bảo được độ tơi xốp, ưu tiên chọn đất chứa nhiều mùn.

Bạn cần xử lý đất để diệt vi khuẩn bằng cách cày sâu, trải đất ít nhất là 15 đến 20 ngày, sau đó bừa kỹ, làm đất nhuyễn rồi tiến hành lên luống. Bà con nên lên luống đôi từ 1.2 - 1.4m, nếu lên luống đơn thì 60cm, chiều cao từ 50 - 60 cm.

Nhân giống

Nhân giống là một trong những bước quan trọng trong kỹ thuật trồng khoai môn sáp. Khi lựa chọn giống bạn cần chọn những củ con cấp 1 hoặc cấp 2, lớp vỏ bên ngoài nhiều lông, không bị thối, trọng lượng từ 20 - 40 g/củ. 

Trước khi gieo trồng khoảng một tháng thì bạn cần đem củ giâm trong cát ẩm, đặt ở nơi ít sáng đến khi mọc mầm thì đem gieo trồng. Một phương pháp khác bạn có thể sử dụng để nhân giống khoai chính là sử dụng giống mô phân sinh. Ưu điểm của phương pháp này chính là cây con sạch bệnh và cây giống không bị thoái hóa.

Kỹ thuật trồng khoai môn sáp vàng

Một trong những vấn đề quan trọng được nhiều bà con chú ý chính kỹ thuật trồng khoai môn sáp vàng. Khi bạn trồng đúng kỹ thuật thì cây sẽ cho năng suất cao, hạn chế sâu bệnh và tiết kiệm được chi phí trồng trọt.

Cách trồng khoai môn sáp vàng

Sau khi bạn đã dọn sạch cỏ và đá, sỏi trên đất, bạn sẽ tiến hành trồng cây. Nếu như bạn trồng cây trên mặt luống thì mỗi cây sẽ cách nhau 30 - 40 cm, mỗi hàng cách nhau khoảng 60 cm, mật độ cây 30.000 - 32.000 cây/ ha.

Bà con cần rạch hàng, đào hố để đặt củ, độ dày hố khoảng 3 - 4 cm so với mặt đất, phủ thêm một lớp rơm rạ để hạn chế cỏ dại và giữ độ ẩm khi trồng khoai môn sáp vàng. Bạn không được lắp đất quá dày Vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của cây. Những ngày đầu bạn nên tưới nước 1 lần/ ngày, khoai lên cao thì tưới vào rãnh nhưng không để cho nước ngập mặt luống.

Chăm sóc khoai cho củ to năng suất cao

Khi bà con đã gieo củ khoai thì sẽ tiến hành đến giai đoạn chăm sóc. Một điều quan trọng trong việc trồng khoai môn sáp vàng chính là cần phải làm cỏ thường xuyên để tránh trường hợp sâu bệnh hại khoai.

Khi cây có từ 2 đến 3 lá, bạn nên làm cỏ lần 1. Đây là giai đoạn cây vẫn chưa mọc rễ nên bà con cần phải thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cây. 

Khi cây phát triển và có từ 4 đến 5 lá, bạn cần làm cỏ 2 lần, kết hợp với việc vun gốc vì cây có độ sinh trưởng ổn định. Bà con khi trồng khoai môn sáp vàng cần kết hợp với việc dùng cuốc xới đất nhẹ, vun cao gốc, kết hợp với việc bón thúc phân.

Lần 3 làm cỏ được tiến hành khi trồng cây được 5 tháng. Đây là giai đoạn cây đã phát triển khỏe mạnh, tỉa bớt những lá vàng úa, lá già để ngăn ngừa bệnh, tập trung vào việc tăng cường dinh dưỡng ở cây.

Trong quá trình trồng khoai môn sáp vàng, bạn nên bón phân đúng với liều lượng được quy định. Tổng lượng phân bón sử dụng cho cây khoai môn tính trên 1 ha: Khoảng 60 kg Đạm ure, từ 10 đến 15 tấn phân chuồng hoai mục,  60 kg Super lân, 1 tấn vôi và 80 kg Kali.

Bón phân cho khoai môn sắc vàng sẽ được chia làm 3 lần bón thúc và 1 lần bón lót, cụ thể như:

  • Bón lót trước khi trồng củ: ⅔ kg Super lân + toàn bộ (vôi bột + phân chuồng)
  • Bón thúc lần 1 khi cây có từ 2 đến 3 lá: ⅓ Kali + 1/2 Đạm ure.
  • Thời gian bón thúc lần 2 chính là sau khi trồng cây từ 60 đến 70 ngày, liều lượng: 1/3 Super lân + 1/2 Đạm ure + 1/3 Kali
  • Bón thúc lần 3 sau 15 tuần trồng, dùng hết lượng Kali còn lại.

Phương pháp bón khi trồng khoai môn sáp vàng như sau: Nếu như bón lót theo gốc cây, cần kết hợp với việc chuẩn bị đất trước khi trồng. Khi bón cần phải kết hợp với việc làm cỏ và vun gốc cho cây khoai môn.  

Một điều lưu ý nhỏ khi thu hoạch khoai môn chính là hạn chế tưới nước trước đó khoảng 1 - 2 tháng. Điều này sẽ giúp cho cây ngừng hẳn để chuyển hóa hoàn toàn tinh bột vào củ, nâng cao chất lượng dinh dưỡng ở củ.

Phòng trừ sâu bệnh hại khoai môn sáp

Làm thế nào để có thể phòng trừ sâu bệnh gây hại khi trồng khoai môn sáp vàng là điều được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả:

Bệnh sâu xanh:

  • Biểu hiện: Ăn thủng lá cây và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. 
  • Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc như Actimax, Permicide, Brightin. Bạn nên sử dụng luân phiên để tránh tình trạng bị kháng thuốc.

Bệnh rầy mềm:

  • Biểu hiện: Truyền bệnh virus cho cây và hút hết chất dinh dưỡng của thân lá, thường xuất hiện vào cuối mùa vụ.
  • Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc như Permicide, Thiamax.

Bệnh nhện đỏ:

  • Biểu hiện: Cây con bị chết hoặc bị héo úa. Đây là bệnh nguy hiểm khi trồng khoai môn sáp vàng.
  • Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc như Actimax, Brightin, Secure.

Bệnh cháy lá:

  • Biểu hiện: Lá sẽ xuất hiện những đốm tròn từ 1 đến 2cm, màu tím hoặc màu nâu, để lâu sẽ làm cho lá cháy, thường xuất hiện vào mùa mưa.
  • Phòng trừ: Làm sạch cỏ thường xuyên kèm với phun thuốc như Norshield, Eddy.

Bệnh thối củ:

  • Biểu hiện: Củ sẽ bị mùi hôi và lá sẽ chuyển sang màu vàng, cây sẽ bị héo rồi chết.
  • Phòng trừ: Sử dụng phương pháp luân canh cây trồng, xử lý đất, giống kỹ trước khi gieo. Bạn nên kết hợp với việc sử dụng thuốc Phytocide, Norshield hay Eddy.

Thu hoạch

Sau khi bạn trồng khoai môn sáp vàng 6 tháng, bạn sẽ tiến hành thu hoạch cây. Khi thu hoạch bạn cần nhẹ nhàng để tránh tình trạng củ bị dập hay trầy xước. Bà con tách củ phân loại theo kích để làm giống hoặc tiêu thụ. Bạn nên bảo quản củ ở nơi thoáng mát, cao ráo.

Một điều lưu ý nhỏ khi thu hoạch khoai môn chính là hạn chế tưới nước trước đó khoảng 1 - 2 tháng. Điều này sẽ giúp cho cây ngừng hẳn để chuyển hóa hoàn toàn tinh bột vào củ, nâng cao chất lượng dinh dưỡng ở củ.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp cho bà con biết được cách trồng khoai môn sáp vàng có năng suất cao. Nguoinhanong hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ biết được cách gieo trồng và chăm sóc cây hiệu quả. Chúc bà con đạt được một vụ mùa bội thu!

Chủ đề Chủ đề:

Khoai