show menu

Cách trồng mía cho năng suất cao và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả

Thứ hai, 08/05/2023 - 10:26

Cách trồng mía là hoạt động quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt, nông dân cần áp dụng những phương pháp trồng mía khoa học. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức cần thiết và kỹ thuật tiên tiến trong việc trồng mía để đạt năng suất cao. Cùng tìm hiểu nhé.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Đặc điểm sinh trưởng của mía    

Trước khi tìm hiểu thông tin về cách trồng mía, hãy điểm qua một số đặc điểm sinh trưởng của loại cây này. Mía là một loại cây được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Việt Nam, mía đường là loại cây nguyên liệu duy nhất được sử dụng để sản xuất đường ăn và được trồng nhiều ở các khu vực. 

Cây mía đường rất nhạy cảm với ánh sáng và cần nhiều ánh sáng để phát triển tốt. Thiếu ánh sáng sẽ làm giảm chất lượng của cây mía và giảm hàm lượng đường. Cây mía đường cần ít nhất 1200 giờ nắng trong năm, tốt nhất là trên 2000 giờ. 

Ngoài ra, cây mía cần nhiều nước nhưng lại không thích ở vùng có nước ngập úng. Trong cách trồng mía, cây có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Đồng thời yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng trong giai đoạn sinh trưởng. 

2. Chuẩn bị đất trồng mía    

Để thực hiện cách trồng mía đường có năng suất cao, đất cần có tầng canh tác sâu, giàu dinh dưỡng, pH trung tính, thoát nước tốt và độ dốc dưới 10°. Để làm đất cho cây mía, cần cày sâu 30-35cm và bừa từ 2 đến 3 lần, sau đó rạch hàng 1 lần sâu từ 25-30cm. 

Tuy nhiên, để đạt năng suất cao và chất lượng tốt, bà con nên áp dụng kỹ thuật trồng mía cày ba chảo (1-2) lần + (1-2) lần bừa + (2-3) lần cày 7 chảo với độ sâu trên 30cm. Nếu đất là đồi, cần thiết kế hàng mía theo đường đồng mức và làm đất trước khi trồng 40-60 ngày. 

Nếu đất trũng, bạn cần lên liếp rộng và cao đúng kích thước, đào rãnh trồng mía sâu 20-25cm. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng công nghệ cày sâu không lật đất. 

3. Chuẩn bị mía giống    

Trước khi thực hiện cách trồng mía tại nhà, giống mía phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Cụ thể như sau:

  • Có 2 đến 3 mầm tốt, mầm phía ngọn phải đầy đủ bộ phận và có sắc tố đặc trưng. Mầm phía gốc phải có vảy mầm chưa hóa thành gỗ, mầm không bị xây xát, dập nát hoặc khô. Tỷ lệ rễ khí sinh nhỏ hơn 10% số điểm rễ.
  • Mía giống không bị nhiễm sâu bệnh hại. 
  • Đường kính của giống mía phải đạt ít nhất 80% đường kính thân đặc trưng của giống. Độ dài lóng không dài hoặc ngắn hơn quá 20% so với độ dài đặc trưng của giống.

4. Cách trồng mía cho năng suất cao    

Trước khi tìm hiểu về các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, chúng ta cần nắm rõ những cách trồng cây mía mang lại năng suất cao. Cụ thể các thông tin người trồng cần nắm rõ như sau:

4.1. Trồng mía vào tháng mấy?

Để thực hiện cách trồng mía vào thời điểm thích hợp, bạn cần biết thời gian trồng tại từng khu vực. Vậy trồng mía vào tháng mấy:

  • Trung du miền núi phía bắc: Từ ngày 1/1 đến 30/4, có thể trồng phụ từ ngày 1/9 đến 30/11.
  • Bắc Trung Bộ: Nếu bạn thắc mắc trồng mía tím vào tháng mấy ở vùng Bắc Trung Bộ thì câu trả lời là từ ngày 1/1 đến 30/4. Ngoài ra có thể trồng phụ từ ngày 1/10 đến 15/12.
  • Hải Nam trung Bộ: Từ ngày 1/1 đến 1/3, có thể trồng phụ từ ngày 1/6 đến 30/8.
  • Tây Nguyên: Từ ngày 1/10 đến 30/11, có thể trồng phụ từ ngày 1/5 đến 30/6.
  • Đông Nam Bộ: Áp dụng kỹ thuật trồng mía tím ở Đông Nam Bộ từ ngày 15/10 đến 30/12, có thể trồng phụ từ ngày 15/4 đến 15/6.
  • Tây Nam Bộ: Từ ngày 1/4 đến 30/6, có thể trồng phụ từ ngày 15/11 đến 30/1.

4.2. Mật độ trồng

Trong cách trồng mía, độ dày của cây tùy thuộc vào loại đất và giống cây được sử dụng. Mật độ phù hợp từ 35.000 đến 40.000 cây trên một hecta đất. Khoảng cách giữa các hàng cây cũng phụ thuộc vào phương pháp canh tác. 

Nếu canh tác bằng tay, khoảng cách hàng nên là từ 0,8 đến 1,2 mét. Khoảng cách hàng kép là 1,2-1,8 mét theo chiều ngang và 0,6-0,4 mét theo chiều dọc.

4.3. Kỹ thuật trồng mía

Để trồng mía, bạn có thể đặt hom theo hàng đơn, cách nhau 1m hoặc hàng kép, cách nhau 1,4m. Sau đó, thực hiện cách trồng mía phủ đất lên hom từ 3-5 cm nếu không trồng chính vụ hoặc 7-10 cm nếu trồng chính vụ. 

Trong kỹ thuật trồng mía kiểu mới, để đảm bảo hom tiếp xúc tốt với đất, bạn cần nén đất khô chặt lại. Trong trường hợp trồng chính vụ, hãy tưới ẩm cho hom sau khi trồng và sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm đất. 

5. Hướng dẫn chăm sóc    

Trong quá trình trồng mía, việc chăm sóc cây đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và phát triển. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hướng dẫn chi tiết và khoa học về cách trồng mía và chăm sóc trong suốt quá trình sinh trưởng:

5.1. Đối với mía tơ

Cách trồng mía tím tại nhà đối với mía tơ cần chú ý khoảng 15-25 ngày sau khi trồng, hoặc khi khoảng cách giữa cây mía hơn 0,8m phải trồng thêm cây mía. Cách thực hiện đó là đào rãnh sâu ngang với đáy rãnh lúc trồng, đặt cây mía vào đó và lấp kín gốc, sau đó lèn chặt gốc cây mía. 

Trong giai đoạn mầm non (từ 1 đến 5 lá thật), mía tơ cần nhiều đạm hơn là kali và lân. Trong giai đoạn đẻ nhánh và đầu thời kỳ vươn cao, mía cần nhiều kali hơn là lân và sau đó là đạm. Trong giai đoạn mía chín (tích lũy đường), nhu cầu của mía theo thứ tự là N-P-K.

Trước khi thực hiện cách trồng mía tơ, bạn nên cải tạo đất để khử chua, hạ phèn, giải độc và nâng cao độ phì của đất. Để bón phân cho mía, bạn có thể sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân rác, bã bùn hoặc tro. 

Ngoài ra, hãy bổ sung chất điều hòa pH đất để cân bằng độ pH. Lượng bón chất điều hòa pH đất trong kỹ thuật trồng mía như thế nào:

  • Nếu pH < 4, lượng dùng từ 1.500 kg – 2.000 kg/ha.
  • Nếu pH từ 4 – 5, lượng dùng từ 1000 kg – 1500 kg/ha.
  • Nếu pH từ 5 – 6, lượng dùng từ 500 kg – 1000 kg/ha.

5.2. Cách trồng mía lưu gốc và chăm sóc

Đối với mía lưu gốc bạn cần chọn ruộng để gốc ít bị sâu bệnh và tỉ lệ mất không quá 20%. Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh đồng ruộng bằng cách bạt sát đất các gốc cao, loại bỏ cây mầm và cây bị sâu bệnh. 

Đối với việc bón phân khi thực hiện cách trồng mía lưu gốc, lượng phân bón giống như khi trồng mía tơ. Bạn có thể sử dụng chất điều hòa pH để tăng cường phân hủy xenluloza của lá mía. Việc này sẽ giúp cho quy trình chăm sóc sau này thuận tiện hơn. Ngoài ra, bạn có thể bón phân lót sau khi thu hoạch và bón phân thúc khi mía kết thúc đẻ nhánh.

Tưới nước trong cách trồng mía tím lưu gốc chỉ cần thực hiện ở giai đoạn khô hạn kéo dài. Bạn có thể áp dụng các phương pháp tưới nước phổ biến như tưới thấm, tưới nhỏ giọt, tưới phun hoặc tưới tràn. Lượng nước tưới là 40-50mm/lần tưới, tương đương 400-500 m3/ha/lần tưới, và tưới 1-2 lần/tháng.

Chăm sóc mía lưu gốc thủ công sẽ tùy thuộc vào diện tích và điều kiện của ruộng. Bạn cần xới đất khi mía kết thúc mọc mầm và đẻ nhánh để đất tơi xốp, thoáng khí. Quá trình phòng trừ cỏ dại cần thực hiện sớm, đặc biệt là trong giai đoạn mía dưới 4 tháng tuổi. 

6. Phòng trừ sâu bệnh hại cây mía    

Trong quy trình thực hiện cách trồng mía, rất khó tránh khỏi các loại sâu và bệnh gây hại cho cây. Khi phát hiện sâu hoặc bệnh trên cây mía, bạn cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp để tiêu diệt chúng. Dưới đây là một số loại sâu và bệnh thường gặp trên cây mía cùng với các biện pháp tiêu diệt hiệu quả:

  • Sâu đục thân: Sử dụng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10H hoặc Padan 4G theo liều lượng 20-30 kg/ha rải vào các rãnh mía trước. Bạn cũng có thể cắt bỏ toàn bộ nhánh mầm bị sâu và làm sạch cỏ dại trên vườn trồng mía. Nếu có điều kiện có thể thả ong mắt đỏ vào tháng 3-8 với liều lượng 50.000 ong/ha/lần.
  • Bệnh Rệp bông trắng: Bệnh Rệp bông trắng trong quá trình thực hiện cách trồng mía có thể tiêu diệt bằng cách làm sạch cỏ, bóc và cắt lá già. Sau đó sử dụng thuốc Trebon 10EC hoặc Supracide 40EC pha theo nồng độ 0,1-0,15%. Mỗi ha sử dụng từ 1-1,5 lít thuốc, phun ướt đẫm trên toàn bề mặt lá và tập trung ở những nơi có ổ rệp.
  • Bọ hung đục gốc: Quá trình thực hiện cách trồng mía có thể gặp phải bệnh Bọ hung đục gốc. Để phòng trừ loại bệnh này, trước khi vun gốc lần 1 bạn hãy rải thêm 25-30 kg thuốc Sago Super 3G vào gốc mía.
  • Bệnh than: Nhổ bỏ và tiêu huỷ cây mía bị bệnh. Ruộng mía bị bệnh nặng không nên để mía lưu gốc và phải luân canh cây họ đậu trong khoảng 1-2 năm.
  • Bệnh thối ngọn: Cắt toàn bộ lá bị nhiễm bệnh và tiêu huỷ. Sử dụng thuốc trộn với vôi bột và đất bột theo tỷ lệ 10:40:50. Sau đó rắc trực tiếp vào ngọn mía.

7. Thu hoạch mía

Trồng mía bao lâu thu hoạch chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Thông thường, thời gian trồng mía trung bình là khoảng 12 đến 18 tháng. Tuy nhiên, có một số giống mía ngắn hạn chỉ cần khoảng 9 đến 12 tháng là có thể thu hoạch được. 

Sau khi hoàn thành cách trồng mía, bạn có thể tiến hành thu hoạch. Người nông có thể nhận biết thời điểm thu hoạch qua những dấu hiệu như lá mía bị sít lại, ngả màu vàng nhạt,... Nếu muốn kiểm tra chính xác hơn, bạn có thể sử dụng máy kiểm tra CCS. Theo đó, nếu CCS lớn hơn 9% hoặc brix gốc trừ brix ngọn nhỏ hơn 1 thì có thể thu hoạch được.

Khi thu hoạch, bạn nên thu hoạch mía gốc trước, mía tơ sau. Khi chặt, hãy chặt sát gốc,  không làm hại đến rễ lá và vận chuyển trong vòng 24 giờ kể từ khi thu hoạch. Nếu mía chưa được đưa vào nhà máy, hãy che phủ để giảm thiểu mất mát đường.

Nghiên cứu cho thấy, nếu thu hoạch mía cao từ 4-7cm sẽ mất trung bình 7,6 tấn mía/ha và lượng đường giảm đi 0,2-0,3 CCS. Việc chặt sát gốc có thể giúp mía tái sinh vụ mới tốt và cây mía khỏe mạnh hơn.

Thời gian lưu trữ mía sau thu hoạch cũng ảnh hưởng đến chất lượng của nó. Nếu phơi bãi tồn trữ quá lâu, khối lượng mía sẽ giảm. Đồng thời lượng đường sẽ bị mất đi tương ứng 4,5%; 6,3%; 10,6%; 14,3%. 

Nếu không che phủ, lượng đường cũng sẽ giảm sau 1, 3, 5 ngày tồn trữ tương ứng 0,15; 0,59; và 2,26 CCS. Đồng thời lưu ý không thu hoạch mía non chưa chín khiến năng suất và lượng đường bị giảm, hiệu quả kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

8. Lời kết    

Bài viết trên là những thông tin chia sẻ về cách trồng mía đạt năng suất cao và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Khi áp dụng đúng và đầy đủ những kiến thức và kỹ thuật trên sẽ giúp nâng cao năng suất, tăng giá trị kinh tế cho ngành sản xuất mía. Đừng quên theo dõi trang web chúng tôi để được chia sẻ nhiều phương pháp sản xuất đổi mới phù hợp nhé.