Thứ ba, 05/12/2023 - 16:13
Cách trồng nấm hương như thế nào? Đây là một trong số những câu hỏi thường gặp nhất xoay quanh loại nấm này. Nếu bạn chưa biết cách trồng loại nấm giàu dinh dưỡng và thơm ngon này ra sao thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây đến từ Người Nhà Nông nhé!
Mục lục
Trước khi tìm hiểu cách trồng nấm hương tại nhà bạn có biết loại nấm này là gì không? Liệu trồng nấm hương ở Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,... như thế nào? Hãy cùng giải đáp hai thắc mắc này ngay sau đây bạn nhé!
Nấm hương hay nấm đông cô trong nông nghiệp là một loại thực vật có tên khoa học là Lentinula edodes. Loại nấm này có nguồn gốc đến từ Đông Á với hình dạng thoạt nhìn như chiếc ô. Đường kính của nấm hương khoảng 4 - 10cm với cuống hình trụ và có màu trắng.
Ở mặt trên tai nấm xuất hiện nhiều vảy nhỏ màu trắng và mặt dưới được nhiều bản mỏng xếp lại. Bên trong thịt nấm màu trắng và khi ăn có hương vị thơm ngon.
Để học được cách trồng nấm hương chuẩn xác nhất bạn cũng cần phải biết đặc tính sinh trưởng của loại thực vật này. Cụ thể:
Độ ẩm: 90% (độ ẩm cơ chất trung bình từ 65 - 70%)
Ánh sáng: Khi sợi nấm đang trong giai đoạn phát triển, nấm hướng không cần ánh sáng. Mà nấm hương chỉ cần ánh sáng khuếch tán khi đến thời kỳ hình thành thể quả.
Nhiệt độ: Lý tưởng nhất vẫn là khoảng 22 - 26 độ C. Trong giai đoạn sợi nấm phát triển sẽ là 24 - 26 độ C và 8 - 21 độ C khi thể quả hình thành.
Độ pH: Nên duy trì độ pH trung tính 5 - 6 cho nấm hương. Tuy nhiên độ pH trong giai đoạn hình thành thế quả nên từ 3.5 - 4.5 là đẹp nhất.
Hiện nay có 2 cách trồng nấm hương phổ biến nhất. Đó chính là trồng nấm hương trên thân cây gỗ và bằng mùn cưa. Trước hết hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng loại nấm này trên cây gỗ nhé!
Mô hình trồng nấm hương trên cây gỗ được rất nhiều hộ dân chọn lựa. Trước khi trồng cần phải xử lý gỗ. Gỗ có thể tươi hoặc khô đều phù hợp. Tuy nhiên để quy trình trồng nấm hương diễn ra thuận lợi bạn nên đảm bảo thân cây gỗ không chứa tinh dầu và không sâu bệnh. Bạn có thể tham khảo một số loại gỗ trồng nấm đông cô như sồi, sau sau, dẻ,... sẽ cho năng suất cao hơn.
Ngoài ra nên chặt gỗ vào đầu xuân (khoảng tháng 4 dương lịch) hoặc màu đông (từ tháng 10 - 11). Sau khi chọn được đoạn gỗ thẳng, đẹp thì sẽ cắt nó thành những khúc dài từ 1 - 1.2m với đường kính dao động từ 5 - 20cm.
Bạn sẽ cho gỗ vào trong nhà sạch sẽ và thoáng mát sau khi chặt xong. Việc quét nước vô đặt vào 2 đầu của khúc gỗ sẽ được tiến hành khoảng 5 - 10 ngày. Kế tiếp bạn cần tạo những lỗ ở gỗ sâu 3 - 4cm và đường kính khoảng 1.5cm bằng búa chuyên dụng hoặc khoan. Tuy nhiên hãy đảm bảo sự so le nhau của những lỗ này và mỗi lỗ sẽ duy trì khoảng cách với nhau 15 - 20cm, 7 - 10cm là khoảng cách giữa các hàng.
Bước tiếp theo trong cách trồng nấm đông cô tại nhà bằng thân cây gỗ chính là lựa chọn và ươm cây giống. Hãy đảm bảo rằng cây giống không sâu bệnh, khỏe mạnh và được bảo quản ở điều kiện vô trùng. Trong khi ươm hãy tra cây giống vào gầy đầy miệng lỗ của gỗ. Tiếp theo đậy nắp kín bằng phôi gỗ và dùng xi măng hoà cùng nước quét lên trên miệng nắp gỗ.
Sau đó bạn sẽ xếp gỗ theo kiểu cũi lợn cao 1.5cm và cách mặt đất 15 - 20cm. Hãy dùng những bao tải gai để phủ kín toàn bộ đống gỗ vừa xếp. Cách trồng nấm hương tại nhà trong giai đoạn này đòi hỏi bạn nên đảm bảo tưới nước đều đặn hàng ngày và mỗi lần tưới không được quá nhiều nước. Cứ cách 2 tháng bạn cũng cần phải kiểm tra độ ẩm và đào đống gỗ một lần. Thời gian ươm trung bình khoảng từ 6 - 16 tháng.
Trong giai đoạn ươm giống, cách chăm sóc tốt nhất là dựng đứng những khúc gỗ theo kiểu giá súng và các hàng cách nhau khoảng 50 - 60cm là đẹp. Bạn nên xếp gỗ ở nơi thoáng đãng, có mái che, ánh sáng khuếch tán và độ ẩm cao. Mỗi ngày định kỳ từ 2 - 3 lần bạn cần tưới ẩm nước lên thân gỗ. Đồng thời bạn cũng cần đảo đầu khúc gỗ định kỳ 2 tháng/lần để độ ẩm được đồng đều hơn.
Sau 3 - 6 tháng bạn có thể thu hoạch nấm hương. Trong quá trình thu hoạch hãy dùng một tay đè lên phần cuống và tay kia xoay nhẹ cây để không bị bỏ sót cuống khi hái. Kế đến bạn dùng kéo cắt bỏ gốc bám ở thân gỗ. Sau khi thu hoạch xong bạn có thể sử dụng ngay hoặc bảo quản tùy theo nhu cầu cũng như mục đích của mỗi người.
Ngoài phương pháp trên, cách trồng nấm hương trên mùn cưa cũng phổ biến không kém. Bạn có thể tham khảo quy trình trồng nấm hương mùn cưa dưới đây.
Trước khi trồng bạn cần phải xử lý mùn cưa. Hãy đảm bảo rằng độ ẩm lý tưởng đạt 70%, mùn cưa hoàn toàn không hoá chất, không mốc và không dầu. Bạn cần ủ mùn cưa từ 4 - 6 ngày và đảo 2 - 3 ngày/lần trước khi xử lý.
Khi xử lý mùn cưa, hãy chuẩn bị túi nilon chịu nhiệt có chiều dài 40cm và chiều rộng 25cm. Ủ mùn cưa xong, bạn hãy trộn nó cùng 1,5% vôi bột hoặc 3% bột nhẹ CaCO3 rồi cho vào từng túi 1.5kg. Tiếp theo dùng bông hoặc ống nhựa thắt cổ miệng túi và thanh trùng mùn cưa bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Hấp túi mùn bằng nồi Autoclave trong nhiệt độ 121 độ C và duy trì khoảng 90 phút.
Phương pháp 2: Hấp trong phuy khi trồng nấm hương với quy mô lớn cụ thể quấn tôn xung quanh, dùng bông thuỷ tinh và amiang để bảo ôn tôn rồi xây gạch bọc ở phía ngoài. hấp cách thuỷ túi mùn trong 10 - 12 giờ tính từ khi nhiệt độ sôi đạt 100 độ C. Bạn có thể dùng than hoặc củi để đốt.
Sau khi đã thanh trùng túi mùn cưa xong, bạn hãy đặt chúng ở những nơi sạch sẽ cho tới khi nguội hẳn.
Bước tiếp theo trong cách trồng nấm hương bằng mùn cưa là chọn và ươm cây giống. Những túi mùn cưa sẽ được chuyển vào nhà ươm sạch sẽ, thoáng mát, không ánh sáng sau khi cấy giống xong. Những dàn nấm hương sẽ được xếp tầng cách nhau khoảng 50cm. Bạn sẽ ươm giống trong nhiệt độ từ 24 - 26 độ C và khoảng 60 - 70 ngày.
Kết thúc quá trình ươm, bạn sẽ chuyển nấm đã hình thành sợi mọc kín đáy sang phòng khác có nhiệt độ 16 - 18 độ C, ánh sáng tốt và độ ẩm lớn hơn 80%. Tiếp theo hãy tháo bông, mở miệng túi và tưới nước dạng phun sương trung bình 2 - 3 lần/ngày. Sau 15 ngày, bạn cần thay đổi nhiệt độ xuống 13 - 15 độ C khi nấm hương đã phát triển nhiều để kích thích chúng hình thành thế quả mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng sau 4 - 5 tháng bạn có thể thu hoạch nấm đông cô. Mỗi đợt bạn có thể thu hoạch từ 600 - 800gram nấm hương/túi. Thu hoạch xong bạn có thể dùng luôn hoặc sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 40 - 45 độ C, bảo quản bằng túi nilon với miệng được bịt chặt tránh ẩm mốc.
Hy vọng rằng từ những chia sẻ trên bạn có thể biết cách trồng nấm hương ngay tại nhà. Người Nhà Nông chúc bạn có thể trồng và thu hoạch nấm hương thành công, đạt năng suất cao sau khi áp dụng phương pháp trồng nấm đông cô vừa được bật mí bên trên.
Chủ đề:
NấmTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Khám phá cách trồng nấm kim châm thủy canh đơn giản ngay tại nhà
Khám phá cách trồng nấm kim châm thủy canh đơn giản ngay tại nhà
Kỹ thuật trồng trọt
27-12-2023
Hiện nay rất nhiều người lựa chọn trồng nấm kim châm thủy canh. Đây là phương pháp trồng cây sử dụng nước hoặc môi trường khác thay vì dùng đất như cách thức thông thường. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách trồng nấm đặc biệt này qua bài viết dưới đây của Người Nhà Nông nhé!
Hướng dẫn chi tiết cách trồng nấm kim châm từ gốc tại nhà đơn giản
Hướng dẫn chi tiết cách trồng nấm kim châm từ gốc tại nhà đơn giản
Kỹ thuật trồng trọt
27-12-2023
Cách trồng nấm kim châm không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên không ít người vẫn đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo lắng, Người Nhà Nông sẽ chia sẻ cụ thể các bước trồng nấm cho bạn dễ dàng áp dụng thành công qua bài chia sẻ này nhé!
Phương pháp bón vôi cho đất mặn có tác dụng gì? Hướng dẫn bón vôi hiệu quả
Phương pháp bón vôi cho đất mặn có tác dụng gì? Hướng dẫn bón vôi hiệu quả
Kỹ thuật trồng trọt
11-04-2023
Trong nông nghiệp, việc bón vôi cho đất mặn có tác dụng ngăn chặn đất suy thoái, khử mặn, kìm hãm sự phát triển của các mầm bệnh gây hại… Đây là phương pháp đơn giản giúp bà con tiết kiệm công sức, tối ưu chi phí khi có nhu cầu cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất mặn. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết tới người nông dân về chủ đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bón vôi cho đất phèn có tác dụng ra sao? Cách bón vôi hiệu quả
Bón vôi cho đất phèn có tác dụng ra sao? Cách bón vôi hiệu quả
Kỹ thuật trồng trọt
11-04-2023
Bón vôi cho đất phèn có tác dụng như thế nào? Sử dụng vôi cũng là cách giúp bà con tiết kiệm chi phí và công sức trong việc bón phân. Vậy cụ thể nên bón loại vôi nào cho đất phèn? Bón vôi cho đất chua có tác dụng gì? Cách bón hợp lý ra sao? Mời mọi người cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của Người Nhà Nông!
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban