show menu

Kỹ thuật trồng khoai môn tím và chăm sóc đạt năng suất cao

Thứ tư, 17/05/2023 - 08:39

Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp nhưng vẫn còn lo lắng về kỹ thuật trồng khoai môn, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, khoai môn nhanh chóng thu hút lòng người tiêu dùng và dẫn đến sự mở rộng diện tích trồng loại cây này. Chi tiết cách trồng và chăm sóc đều được bật mí ngay bên dưới, mời bạn tham khảo.

mục lục Mục lục

mục lục

Thời vụ trồng khoai môn, khoai sọ    

Khoai môn và khoai sọ thường được trồng trong mùa vụ lý tưởng từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 2 của năm tiếp theo. Việc áp dụng kỹ thuật trồng khoai môn quá muộn hoặc quá sớm đều không tốt và có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

  • Thời điểm trồng chính vụ: Thích hợp trồng khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 và thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 6 của năm sau.
  • Thời điểm trồng sớm: Bắt đầu trồng khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 và thu hoạch vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 của năm sau.

Thời gian canh tác của mỗi giống khoai môn và khoai sọ có thể có sự khác biệt. Vì vậy, thời điểm thu hoạch có những thay đổi đặc biệt tùy thuộc vào giống cây được trồng. Để đạt được sản phẩm tốt và năng suất cây trồng cao, bạn hãy lựa chọn giống có chất lượng tốt.

Chuẩn bị trước khi trồng khoai môn    

Trước khi theo dõi kỹ thuật trồng khoai môn, nhằm tạo điều kiện lý tưởng để cây trồng phát triển, cho năng suất cao như mong muốn bạn cần chú ý tới một số vấn đề quan trọng như sau:

Chọn giống khoai

Trong cách trồng khoai môn sọ, việc lựa chọn giống tốt là điều khá quan trọng. Chọn những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 với khối lượng từ 20 - 30g/củ, đảm bảo không có tình trạng thối hoặc lớp vỏ bên ngoài không quá nhiều lông. Mảnh của cuống giống được đánh giá cao khi có mầm to bằng hạt đậu đen và kèm theo những sợi rễ ngắn chiều dài khoảng 0.5 - 1cm.

Có hai phương pháp chính để chọn giống khi trồng khoai môn và khoai sọ, bao gồm:

  • Cắt bỏ mầm ngọn của cuống để phá tính ngủ nghỉ của giống. Khi đó, sẽ kích thích sự phát triển nhanh chóng của các mầm bên trong. Thông thường, trong kỹ thuật trồng khoai môn chúng ta sẽ cắt cuống thành nhiều mảnh củ theo chiều ngang, hoặc cắt thành những mảnh nhỏ có kích thước là 2 x 2 x 2cm khi đã có mầm bên trong. Sau đó, đem đi ủ hoặc giâm riêng rẽ thì cây sẽ nảy mầm sớm và có rễ mới để trồng.
  • Nhân giống cho khoai môn có thể tiến hành bằng cách nhân dòng từ mô phân sinh. Chúng ta tiến hành phục trang và làm sạch bệnh của giống đã bị thoái hoá, nhiễm bệnh bằng phương pháp này.

Làm đất

Việc chuẩn bị đất trồng trong kỹ thuật trồng khoai môn là yếu tố cơ bản và có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của loại cây trồng. Chọn đất phù hợp và làm đất kỹ lưỡng là yêu cầu bắt buộc. Với mỗi kiểu canh tác khác nhau như trên ruộng canh hay ruộng ngập nước, bạn cần làm đất sao cho phù hợp và tạo điều kiện cho cây trồng phát triển khỏe mạnh và có tốc độ phát triển tốt.

Đặc trưng của khoai môn và khoai sọ là có bộ rễ ăn nông, do đó đất trồng cần được làm kỹ để đảm bảo độ tơi xốp hoàn hảo. Đồng thời đất trồng khoai cần phải chứa nhiều mùn. Làm đất bằng công đoạn cấy bừa kỹ, nhặt sạch toàn bộ cỏ dại. Nếu là ruộng nước, cần phải làm đất thất nhuyễn.

Sau khi đã làm xong đất, bạn tiến hành lên luống. Yêu cầu đối với luống trồng khi áp dụng kỹ thuật trồng khoai môn ở miền Bắc là có chiều rộng từ 1.2 - 1.3m, trồng làm hai hàng, các hàng cách nhau từ 50 - 60cm, chiều cao của luống khoảng 210 - 230cm và rãnh ở giữa các luống từ 30 - 40cm.

Mật độ trồng khoai môn

Mật độ trồng cây phụ thuộc vào giống được lựa chọn và cần có sự cân đối phù hợp nhất. Thường thì mật độ trồng duy trì trong khoảng từ 35.000 - 45.000 cây/ha. Khoảng cách thích hợp của khoai môn khi trồng là hàng cách hàng 50 - 60cm và cây cách cây từ 35 - 40cm. Cụ thể, mật độ trồng của khoai môn có những khác biệt cần có sự cân đối, điều chỉnh một cách hài hòa nhất.

Kỹ thuật trồng khoai môn cơ bản    

Việc trồng khoai môn khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Bạn chỉ cần đặt củ giống ở độ sâu từ 5 - 7cm dưới mặt đất, đảm bảo hướng mầm chính lên phía trên sau đó phủ đất lên trên. Cuối cùng, tiến hành phủ một lớp rơm mục hoặc lớp cỏ khô lên trên bề mặt luống để giữ ẩm cho đất hiệu quả. Từ đó giúp kích thích củ giống ra mầm, phát triển nhanh hơn.

Màng phủ bằng rơm hay cỏ khô cần đảm bảo phủ bề rộng từ 1 - 1.2m, nên ưu tiên phủ trùm qua luống. Đến khi chồi cây bắt đầu mọc lên, lúc này trong kỹ thuật trồng khoai môn, bạn dùng dao để khoét một lỗ có kích thước vừa phải để hỗ trợ giúp cây sinh trưởng nhanh chóng hơn.

Cách chăm sóc khoai để củ to ngon    

Chăm sóc khoai môn, khoai sọ không phải là việc quá khó khăn và phức tạp. Tiến hành theo đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật sẽ giúp tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, lớn lên khỏe mạnh. Trong kỹ thuật trồng khoai môn, những yêu cầu chăm sóc cần chú ý như:

Tưới nước

Sau khi tham khảo hướng dẫn trồng khoai môn, yêu cầu cần duy trì độ ẩm phù hợp cho đất để mầm dễ phát triển. Đồng thời, khi cây có từ 5 - 6 lá, bạn cần chú ý cung cấp đủ nước và giữ ẩm tốt cho cây để tạo điều kiện cho giai đoạn hình thành củ.

Trong trường hợp khô hạn kéo dài, bạn hãy tiến hành việc tưới nước vào rãnh để cung cấp nước, duy trì độ ẩm phù hợp song không ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây. Đồng thời chú ý kiểm soát nước, tránh tình trạng bị úng khi khoai môn bước vào thời kỳ thu hoạch. Không chú ý tới lượng nước trong kỹ thuật trồng khoai môn có nguy cơ khiến tình trạng thối củ xuất hiện.

Làm cỏ, vun gốc

Sau khi cây khoai môn đã mọc chồi lên mặt đất, bạn tiến hành xới xáo nhẹ nhàng, đồng thời kết hợp với nhặt cỏ và đạm cây.

  • Ở giai đoạn cây đã có từ 3 - 4 lá, thực hiện cỏ đợt hai cần kết hợp cùng vun gốc, bón thúc và vét luống nhẹ nhàng.
  • Ở thời điểm cây đã có từ 5 - 6 lá, lúc này bạn làm cỏ đợt ba kết hợp với vón bón thúc để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh đó, việc vét rãnh, lấy đất phủ lên vị trí mặt luống và rải phân cũng cần được tiến hành.

Tiến hành tỉa cây con, dập cây con trong kỹ thuật trồng khoai môn cũng cần phải chú ý thực hiện nhằm đảm bảo đồn dinh dưỡng mà cây hấp thu được vào nuôi củ. Từ đó sẽ đem lại năng suất khoai cao hơn.

Yên cầu phân bón khi trồng khoai môn

Tiếp theo, trong quá trình chăm sóc nhằm cho ra năng suất khoai môn cao, để bón phân cho 1ha trồng, các bạn có thể tuân thủ các bước sau:

  • Bón lót khi trồng: Sử dụng khoảng 50kg phân lân và 30kg phân kali để bón lót khi trồng khoai môn.
  • Bón thúc lần 1: Thực hiện sau khoảng 5 tuần sau khi áp dụng kỹ thuật trồng khoai môn tím. Bón khoảng 50kg phân đạm để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
  • Bón thúc lần 2: Được tiến hành sau khoảng 19 tuần sau khi trồng. Bón khoảng 50kg phân đạm và 30kg phân kali để đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.
  • Bón thúc lần 3: Sau 15 tuần kể từ lần bón thúc trước. Bón khoảng 50kg phân đạm để tăng cường dinh dưỡng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Khoai môn thường gặp các vấn đề về bệnh và côn trùng như sương mai, khảm lá, sâu khoang, nhện đỏ và rệp bông. Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ cho mỗi vấn đề:

  • Bệnh sương mai: Để phòng trừ bệnh này, bạn có thể áp dụng luân canh với cây trồng khác, làm đất kỹ, tạo luống cao. Sử dụng các loại thuốc như Ranman 10SC hoặc Furama 680WP.
  • Bệnh khảm lá: Hãy lưu ý chọn giống tốt, loại bỏ cây bị nhiễm bệnh và sử dụng thuốc trừ sâu môi giới truyền bệnh như Padan 95EC hoặc Polytrin 400EC theo hướng dẫn.
  • Sâu khoang: Cách ngăn ngừa sâu khoang trong kỹ thuật trồng khoai môn bao gồm cày bừa kĩ, vệ sinh đồng ruộng đều đặn, làm cỏ và tiêu hủy các mảnh vụn thực vật. Sử dụng bẫy sinh học để thu hút bướm và trồng cây dẫn dụ thiên địch.
  • Nhện đỏ: Để tiêu diệt nhện đỏ, bạn hãy dùng các loại thuốc như Secure 10EC hoặc Actimax 50WG theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Rệp bông: Nhằm đối phó với rệp bông, bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị như Thiamax 25WG hoặc Permecide 50EC.

Thu hoạch khoai và bảo quản    

Vậy trồng khoai môn bao lâu thu hoạch được? Thời điểm thu hoạch khoai môn phụ thuộc vào từng giống và chỉ khi thu hoạch đúng thời điểm, củ khoai môn mới đạt được chất lượng tốt nhất. Khi lá gần tàn lụi hết và đất ở gốc nứt nẻ, đó chính là thời điểm bắt đầu thu hoạch. 

Sau khi áp dụng đúng kỹ thuật trồng khoai môn, trong quá trình thu hoạch, bạn cần nhẹ tay để không làm trầy xước hay tổn thương củ. Thu hoạch xong, củ khoai môn nên được đặt ở một nơi cao ráo, thoáng mát để tránh ẩm và mốc. Điều này sẽ giúp bảo quản củ lâu hơn.

Khoai môn là loại cây trồng chủ yếu để lấy củ, có thể đáp ứng cho nhiều nhu cầu ăn uống của con người. Quá trình canh tác và kỹ thuật trồng khoai môn có những yêu cầu riêng cần được đảm bảo. Vì vậy, Người Nhà Nông hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết trên, các bạn đã biết được kỹ thuật trồng, cách chăm sóc và thu hoạch đúng cách. Từ đó giúp bạn có được mô hình trồng khoai môn thuận lợi, hiệu quả cao và năng suất tốt.

Chủ đề Chủ đề:

Khoai