show menu

Hướng dẫn nuôi chim trĩ xanh theo chu kỳ chuẩn giúp chim phát triển tốt

Thứ hai, 17/04/2023 - 11:30

Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về kỹ thuật nuôi chim trĩ xanh và cách vệ sinh chuẩn cho giống chim này. Chim trĩ xanh được biết đến là giống chim có nguồn gốc Nhật Bản, được du nhập vào nước ta từ nhiều năm trước đây. Có giá trị kinh tế cao hơn nên không ít người nuôi chúng, cùng tham khảo chi tiết ngay!

mục lục Mục lục

mục lục

1. Tìm hiểu về đặc điểm của chim trĩ xanh

Tương tự như cách nuôi chim trĩ 7 màu hay nuôi chim trĩ đỏ, nếu muốn nuôi chim trĩ xanh lâu dài và mang lại giá trị kinh tế cao, bạn cần nắm bắt rõ đặc điểm của chúng. Chim trĩ xanh thuần chủng có bộ lông khá đẹp, có màu xanh óng đậm là màu chủ đạo và được thêm điểm màu tím, xám, vàng, đỏ. 

Tìm hiểu về đặc điểm của chim trĩ xanh
Tìm hiểu về đặc điểm của chim trĩ xanh

Bộ lông của chim trĩ lai hoặc không thuần chủng vẫn có sức hấp dẫn với nhiều người. Chim trĩ xanh hiện nay có kích thước cơ thể dài hơn chim trĩ đỏ khoảng 20cm.

Tập tính và quá trình sinh trưởng, phát triển của chim trĩ xanh không khác quá nhiều so với chim trĩ đỏ. Chất lượng thịt của chim trĩ xanh được cho là vượt trội hơn và có thể được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi cu gáy con chuẩn khoa học, phòng bệnh hiệu quả

2. Cách chọn giống

Trong quá trình chăm sóc và cách nuôi chim trĩ xanh, con giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định của loài. Hiện nay, loài trĩ xanh được bán rộng rãi trên khu vực toàn quốc và bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại một trại giống.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và giá trị của con giống, bạn cần lựa chọn một trại giống uy tín, có chế độ bảo hành tốt nhé.

3. Đảm bảo điều kiện chuồng trại khi nuôi chim trĩ xanh

Quá trình xây dựng chuồng nuôi là việc cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo sự an toàn và vệ sinh cho chim trĩ. Chuồng trại khi thực hiện mô hình chăn nuôi trĩ xanh cần được xây dựng trong một khu vực vườn rộng, với diện tích tối thiểu từ 50m2 trở lên. 

Tường chuồng cần được xây bằng gạch cao từ 60cm-1m để tránh sự xâm nhập của các loài bò sát và chuột gây hại khác. Để tránh tình trạng trĩ bay ra ngoài khi chưa cắt lông cánh, bạn nên sử dụng lưới dạng B40 để rào cả phần tường lẫn phía trên của chuồng.

Đảm bảo chuồng trại khi nuôi chim trĩ xanh
Đảm bảo chuồng trại khi nuôi chim trĩ xanh

Để tạo sự thoải mái khi nuôi chim trĩ xanh trong những ngày nắng nóng và cung cấp chỗ cho chim đậu, bạn có thể xây chuồng dưới các tán cây rộng. Ngoài ra, trong chuồng nuôi bạn cần trang bị đầy đủ máng nước sạch cho chim uống, khay thức ăn và một hồ nước lớn để chim có thể tắm.

4. Nên cho chim trĩ xanh ăn gì?

Loài chim này dễ nuôi như gà ta và chủ yếu ăn các loại ngũ cốc như thóc, gạo, ngô, sắn... Vậy nên bạn cũng có thể cho chim con ăn các loại cám tổng hợp hoặc dạng hạt tấm. Bên canh đó, bạn cần lưu ý, chim trưởng thành không thể ăn được cám nhỏ do không có cơ chế tiêu hóa.

Để đảm bảo dinh dưỡng khi nuôi chim trĩ xanh, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm xanh, ví dụ như rau xanh, lá cây, lá sắn, rau lang, rau muống... Bạn cũng có thể cho chim ăn thân cây chuối băm nhỏ để cung cấp chất xơ.

>> Xem thêm: Chia sẻ cách nuôi cu gáy bổi nhanh nổi hiệu quả và chi tiết

5. Cách nuôi chim trĩ xanh theo tháng tuổi

Kỹ thuật chăm sóc chim trĩ xanh nhìn chung không khác kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ. Vậy nên bạn có thể tham khảo các giai đoạn nuôi chim trĩ làm giàu cụ thể như sau:

5.1 Giai đoạn từ 1 tuần-2 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi, việc nuôi chim trĩ xanh cần chú ý rất nhiều điều. Từ việc làm chuồng nuôi chim trĩ, cho chim uống thuốc cho tới tiêm phòng.

5.1.1 Chuẩn bị chuồng úm

Sau khi chim trĩ nở, bạn hãy cho chúng vào một lồng úm được vây bằng lưới mắt cáo để giữ chúng ấm. Kích thước của một lồng úm là 1,5 x 1 x 0,7m và có thể chứa đến 80 con chim trĩ non.

Khi chim trưởng thành hơn, bạn nên chuyển chúng sang các lồng úm khác để tránh tình trạng quá tải. Các lồng mới được sử dụng cần có mắt lưới to hơn, giúp phân chim rơi ra ngoài và tránh dính vào chân khi chúng di chuyển.

Úm chim trĩ con mới đẻ
Úm chim trĩ con mới đẻ

5.1.2 Cho chim uống thuốc

Trong quá trình nuôi chim trĩ xanh mới nở ra, chúng chưa tiêu hóa được thức ăn do lòng đỏ chưa tan hoàn toàn. Vì vậy, trong hai ngày đầu tiên, bạn hãy pha thuốc úm gà con vào nước sạch để chim uống. Liều dùng của thuốc sẽ được tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì.

Từ ngày thứ ba trở đi, lúc này bạn tiếp tục cung cấp nước sạch cho chim uống và có thể bổ sung thêm các loại vitamin như ADE, Bcomplex, Vitamin C, Điện giải,... 

5.1.3 Chiếu sáng cho chim

Khi đang còn là con non, chim cần được chiếu sáng liên tục cả ngày lẫn đêm để bảo đảm điều kiện phát triển tốt. Tuy nhiên, khi chim trưởng thành hơn, bạn có thể giảm lượng ánh sáng vào các buổi trưa nắng nóng. 

Khi nuôi chim trĩ xanh, bạn cần quan sát phản ứng của chim với nhiệt độ để đánh giá việc chiếu sáng có hợp lý hay chưa và điều chỉnh nếu cần. Nếu chim tập trung gần nguồn nhiệt là chuồng nuôi có nhiệt độ thấp hơn nhu cầu của chim, đó chính là dấu hiệu của việc chim cảm thấy lạnh. Ngược lại, dấu hiệu của việc chim cảm thấy quá nóng là khi chim tránh xa nguồn nhiệt.

Cung cấp đủ ánh sáng cho chim trĩ con
Cung cấp đủ ánh sáng cho chim trĩ con

5.1.4 Tiêm phòng vaccine cho chim

Tiêm phòng vaccine cho chim trĩ không khác so với quy trình tiêm phòng vaccine cho các loại gia cầm khác. Các bệnh chính cần được tiêm phòng cho chim trĩ xanh sẽ bao gồm bệnh Gumboro và bệnh Newcastle.

5.2 Giai đoạn từ 2-8 tháng tuổi

Khi chim đạt 2 tháng tuổi, bạn nên chuyển chúng vào chuồng nuôi hậu bị với mật độ 1-2 con/m2. Nền chuồng có thể là láng xi hoặc nện đất bằng phẳng, nhưng cần đổ thêm một lớp cát dày 3-4 cm để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Khi nuôi chim trĩ xanh, để cho chim có chỗ bay lên, bay xuống và đậu lại, bạn cần thiết kế thêm một số dàn cây cao 0,5m.

Từ tháng thứ 8 trở đi, chim trĩ xanh đã sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. Vì vậy, để đạt năng suất cao, bạn cần chú ý đến chế độ ăn và thuốc uống chống tiêu chảy cùng với việc vệ sinh chuồng của chúng thật định kỳ. 

>> Xem thêm: Bật mí phương pháp nuôi chim cu gáy sinh sản hiệu quả

6. Vệ sinh đúng cách khi làm mô hình nuôi chim trĩ xanh

Khi làm mô hình nuôi chim trĩ xanh, việc vệ sinh đúng cách là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất của chim. Dưới đây là một số bước để vệ sinh chuồng chim trĩ:

  • Vệ sinh hàng ngày: Bạn nên vệ sinh chuồng hàng ngày bằng cách dọn sạch phân chim, thức ăn dư thừa và rác thải. Nếu cần, bạn cũng có thể lau sạch các bề mặt trong chuồng bằng khăn ướt.
  • Vệ sinh định kỳ: Tiếp theo, bạn nên vệ sinh định kỳ chuồng nuôi chim trĩ xanh 1 lần/ 1 tuần và sát khuẩn bằng dung dịch khử trùng. Nếu sử dụng cát để làm ổ đẻ và để chim tắm cát, bạn cũng nên thay cát sạch mỗi tuần.
  • Thay nước uống: Thêm vào đó, bạn đừng quên thay nước uống cho chim hàng ngày và vệ sinh các bình nước thường xuyên để tránh sự phát triển của vi khuẩn và tảo.
  • Điều hòa không khí: Khi nuôi chim trĩ xanh, bạn cũng cần đảm bảo rằng chuồng luôn có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp. Hãy sử dụng quạt hoặc máy lạnh để điều hòa không khí trong chuồng.
Vệ sinh chuồng chim trĩ thường xuyên
Vệ sinh chuồng chim trĩ thường xuyên

7. Kết luận

Như vậy trên đây Người Nhà Nông đã chia sẻ đến các bạn thông tin đầy đủ về quá trình và cách nuôi chim trĩ xanh. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn nhiều điều để chăm sóc chim trĩ nhà mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.