Thứ ba, 19/12/2023 - 14:06
Nuôi các giống cá cảnh ăn rêu được xem là giải pháp hàng đầu để đối phó với những đám rêu hại cứng đầu. Tuy nhiên, bước đầu tiên anh em cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân rêu xuất hiện cũng như đặc tính của các loại cá cảnh ăn rêu sao cho phù hợp với điều kiện bể nuôi của nhà mình. Ngay trong nội dung bài viết dưới đây, Người Nhà Nông sẽ bật mí ngay những thông tin liên quan đến cá ăn rêu cũng như nguyên nhân rêu hại xuất hiện nhé!
Mục lục
Vẫn biết cá cảnh ăn rêu có thể trị được rêu hại trong hồ thủy sinh, tuy nhiên lại có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự xuất hiện này. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến chất lượng nước trong bể đang ở mức báo động, lâu ngày không được thay hoặc lượng thức ăn bị dư thừa.
Cũng chính từ lượng thức ăn dư thừa này kết hợp với chất thải mỗi ngày của cá khiến hàm lượng photpho hoặc đạm trong nước tăng cao. Đây được xem là môi trường sống lý tưởng của các loại rêu hại, tảo nâu. Ngoài ra nếu bể đang có mật độ cá dày cũng có thể là nguyên nhân khiến rêu hại xuất hiện.
Phương pháp nuôi cá cảnh ăn rong rêu không ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mà lại có thể xử lý được rêu hại. Tuy nhiên, phương pháp này cần thời gian nhất định để các loại sinh vật cảnh này có thể tiêu diệt toàn bộ rêu. Dưới đây là top 10 các loại cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh phù hợp anh em có thể tham khảo.
Cá tỳ là là giống cá cảnh ăn rêu được ưa chuộng với thân hình tròn, mỏng dẹt nhưng lại có phần vây to, ngang bản khá lạ mắt. Rong rêu được xem là món khoái khẩu của cá tỳ bà, chính vì thế chúng không tranh giành hay gây hấn với các loài cá khác để tranh thức ăn. Khi nuôi chỉ cần lưu ý giữ được nguồn nước sạch, ổn định.
Một số thông tin chi tiết về cá tỳ bà như:
Kích thước: Khoảng 5 - 6cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, không chủ động gây hấn
Nhiệt độ nuôi: 20 - 26°C
Độ pH: Giao động khoảng 7.0 - 7.8
Độ cứng nước: Khoảng 20 - 180 ppm
Cá bống dọn bể hay còn được gọi là cá nô lệ, cá bống vàng… Đây là một trong những loại cá ăn rêu hại khá phổ biến cũng như được ưa chuộng bởi màu sắc khá bắt mắt. Tuy nhiên khi già cá bống lại không có xu hướng ăn rêu nhiều như khi nhỏ.
Một số thông tin chi tiết về cá bống dọn bể như:
Kích thước: Khoảng 10 - 18cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, thích sống tách biệt
Nhiệt độ nuôi: 20 - 27°C
Độ pH: Giao động khoảng 7.0 - 8.3
Độ cứng nước: Khoảng 0 - 20 ppm
Nếu bể cá nhà bạn xuất hiện nhiều rêu gây hại dù đã áp dụng nhiều cách nhưng không hề cải thiện hãy thử nuôi cá otto - một giống cá cảnh ăn rêu tuyệt vời. Thức ăn duy nhất của cá dọn rêu otto này chính là rong rêu chứ không ăn thêm thức ăn khô hay đạm động vật. Chính vì thế, trong trương hợp bể đã hết rêu cần bổ sung thêm rau củ cho chúng.
Một số thông tin chi tiết về cá otto như:
Kích thước: Khoảng 4cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, thích sống tách biệt, không gây hấn hay tranh giành thức ăn
Nhiệt độ nuôi: 21 - 28°C
Độ pH: Giao động khoảng 6.0 - 7.5
Độ cứng nước: Khoảng 40 - 190 ppm
Cá cảnh ăn rêu pleco có nhiều dòng khác nhau, tuy nhiên dòng phổ biến nhất có mũi lông nhìn khá đặc biệt. Cá pleco có kích thước tương đối lớn nên có thể diệt được rêu hại trong thời gian ngắn, tuy nhiên cần chú ý nuôi trong bể lớn và mật độ vừa phải. Đặc biệt, một điểm lưu ý khi nuôi giống cá này là chúng không thể ăn được một số loại rêu có độ dài như rêu tóc hay rêu chùm đen.
Một số thông tin chi tiết về cá pleco như:
Kích thước: Khoảng 12 - 30cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, không thích gây hấn với giống khác. Tuy nhiên thi thoảng sẽ có thể chủ động gây hấn với con đực cùng giống nếu trong bể xuất hiện pleco cái
Nhiệt độ nuôi: 24 - 28.5°C
Độ pH: Giao động khoảng 7.0 - 8.0
Độ cứng nước: Khoảng 100 - 250 ppm
Cá bút chì không phải loại cá quá xa lạ, thậm chí chúng còn xuất hiện trong không ít bể cá của mọi gia đình. Dù vậy không nhiều người biết đây là một giống cá dọn rêu bám kính cực hiệu quả. Với kích thước lớn nên cá bút chì cần được nuôi trong bể lớn, mật độ thấp. Ngoài ra không nên cho chúng ăn các loại thức ăn khác vì khi đó chúng sẽ không ăn rêu.
Một số thông tin chi tiết về cá bút chì như:
Kích thước: Khoảng 15 - 20cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, không thích gây hấn với giống khác. Tuy nhiên cần chú ý chúng có thể gây hấn với những con cùng loài
Nhiệt độ nuôi: 24 - 26.5°C
Độ pH: Giao động khoảng 6.5 - 7.5
Độ cứng nước: Khoảng 20 - 250 ppm
Có xuất xứ ở Myanmar, cá bác sĩ là giống cá cảnh ăn rêu lý tưởng bởi sở thích sống ở tầng đáy, có phần miệng hút cũng như vây dưới vững chắc. Chúng đặc biệt thích sống trong môi trường nước chảy xiết, thông thường chúng liên tục di chuyển và ăn rong rêu trên đá, mặt kính bể…
Một số thông tin chi tiết về cá bác sĩ như:
Kích thước: Khoảng 7 - 9cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, không thích gây hấn với giống khác
Nhiệt độ nuôi: 21 - 26.5°C
Độ pH: Giao động khoảng 6.5 - 7.5
Độ cứng nước: Khoảng 40 - 200 ppm
Cá molly vốn là giống cá ăn tạp nên cũng khá thích hợp nuôi để diệt trừ các loại rêu hại có trong bể thủy sinh. Tuy nhiên khi nuôi cá cảnh ăn rêu molly cần đảm bảo được sự cân bằng dinh dưỡng cho chúng với chế độ ăn kết hợp giữa côn trùng, động vật giáp xác cũng như bổ sung thêm các loại rau xanh.
Một số thông tin chi tiết về cá molly như:
Kích thước: Khoảng 4 - 10cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, không thích gây hấn với giống khác
Nhiệt độ nuôi: 23 - 28.5°C
Độ pH: Giao động khoảng 6.0 - 7.5
Độ cứng nước: Khoảng 40 - 180 ppm
Ngoài việc được ưa chuộng để làm cảnh vì có màu đỏ đen đẹp mắt, cá mún còn được xem là một loài cá dọn rêu tảo hiệu quả, đặc biệt với tảo nâu và rêu tóc dài. Giống cá này có thể sống ở nhiều tầng nước khác nhau nên nuôi theo đàn sẽ bơi khắp bể khá bắt mắt.
Không chỉ vậy giống cá cảnh ăn rêu này với bản tính hiền lành nên dễ dàng nuôi kèm với nhiều loại khác nhau. Dù vậy có một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá mún chính là chúng có tần suất đi vệ sinh khá nhiều nên thường xuyên phải thay dọn bể.
Một số thông tin chi tiết về cá mún như:
Kích thước: Khoảng 6 - 9cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, không thích gây hấn với giống khác
Nhiệt độ nuôi: 18 - 26.5°C
Độ pH: Giao động khoảng 7.0 - 8.3
Độ cứng nước: Khoảng 40 - 200 ppm
Đúng như tên gọi, cá trực thăng có ngoại hình không khác gì những chiếc trực thăng đang đậu ngay trong bể thủy sinh. Cũng chính bởi ngoại hình lạ mắt mà giống cá này đang được săn đón khá nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn được xếp vào danh sách các loại cá ăn rêu hại hiệu quả, nhanh chóng.
Đặc biệt, cá cảnh ăn rêu trực thăng khá thích bám lên thành bể hay các lá cây để ăn tảo, rêu có hại. Ngoài ra chúng còn đi tìm thức ăn ở trong hang đá, ngóc ngách - nơi mà khó có thể vệ sinh kỹ lưỡng dù thay dọn bể thường xuyên.
Một số thông tin chi tiết về cá trực thăng như:
Kích thước: Khoảng 2 - 15cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, không thích gây hấn với giống khác
Nhiệt độ nuôi: 22 - 26.5°C
Độ pH: Giao động khoảng 6.5 - 7.0
Độ cứng nước: Khoảng 20 - 150 ppm
Bình tích là cái tên cuối cùng trong danh sách các loài cá cảnh ăn rêu dễ nuôi và đẹp nhất. Cá bình tích với kích thước khá lớn so với các giống quen thuộc như cá mún hay bảy màu, chính vì vậy cần nuôi trong bể có thể tích lớn.
Đây cũng được đánh giá là loài khá dễ chiều khi có thể bỏ đói 1 - 2 ngày cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Ngoài ra chúng còn xử lý được toàn bộ các giống rêu hại thậm chí là những giống cứng đầu như rêu tóc, rêu nâu.
Một số thông tin chi tiết về cá bình tích như:
Kích thước: Khoảng 12cm khi trưởng thành
Tính cách: Khá hiền lành, không thích gây hấn với giống khác
Nhiệt độ nuôi: 22 - 26.5°C
Độ pH: Giao động khoảng 7.5 - 8.5
Độ cứng nước: Khoảng 200 - 300 ppm
Vừa rồi là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự xuất hiện các loại rêu hại có trong bể thủy sinh. Cùng với đó là gợi ý những loài cá cảnh ăn rêu đẹp, dễ nuôi để có thể diệt trừ rêu hại mà không ảnh hưởng hay thay đổi môi trường nước. Mong rằng với những chia sẻ của Người Nhà Nông, anh em sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bể cá nhà mình ngày càng khỏe mạnh hơn nữa nhé!
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Khám phá TOP 6 loại cá cảnh chịu lạnh tốt và dễ nuôi nhất hiện nay
Khám phá TOP 6 loại cá cảnh chịu lạnh tốt và dễ nuôi nhất hiện nay
Nuôi Cá Cảnh
17-01-2024
Đâu là những loài cá cảnh chịu lạnh tốt nhất? Đây là một câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người nuôi cá cảnh hiện nay. Hãy để Người Nhà Nông điểm danh 6 loại cá cảnh chịu được lạnh và có đặc điểm hình thể nổi bật thu hút ở bài viết dưới đây nhé.
Khám phá các loại cá lóc cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay
Khám phá các loại cá lóc cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay
Nuôi Cá Cảnh
18-11-2023
Hiện nay rất nhiều dân chơi đang săn lùng các loại cá lóc cảnh độc, lạ và chất nhất cho bể cá, hồ cá nhà mình. Hãy để Người Nhà Nông chia sẻ tới bạn những dòng cá lóc kiểng đẹp mắt và ấn tượng nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Bật mí TOP 6 loại cá cảnh dễ sinh sản và khỏe mạnh trong bể thủy sinh
Bật mí TOP 6 loại cá cảnh dễ sinh sản và khỏe mạnh trong bể thủy sinh
Nuôi Cá Cảnh
19-01-2024
Hiện nay, có rất nhiều bạn đang tìm kiếm các loại cá cảnh dễ sinh sản trong bể thủy sinh vì yêu thích việc nuôi nấng cá từ khi còn nhỏ. Việc chăm sóc sẽ đem lại nhiều niềm vui thích đến cho người nuôi. Hiểu được mối quan tâm đó, Người Nhà Nông sẽ chia sẻ cho các bạn các loại cá cảnh sinh sản nhanh nhất ở bài viết này. Cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân cá đĩa bị nấm và cách chữa trị đơn giản, hiệu quả nhất
Nguyên nhân cá đĩa bị nấm và cách chữa trị đơn giản, hiệu quả nhất
Nuôi Cá Cảnh
15-01-2024
Cá đĩa bị nấm là một loại bệnh phổ biến mà người nuôi cá cảnh nào cũng từng gặp phải. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị triệt để loại bệnh này là như thế nào? Bài viết dưới đây của Người Nhà Nông sẽ giải đáp hết thắc mắc của mọi người. Cùng theo dõi ngay nhé!
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban