Thứ bảy, 18/11/2023 - 16:46
Việc tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá lóc cảnh chưa bao giờ là thừa thãi. Điều này sẽ giúp bạn biết cách chữa trị kịp thời một khi cá lóc cảnh bị bệnh. Vì thế, hãy cùng Người Nhà Nông tìm hiểu một số bệnh phổ biến thường gặp ở cá lóc cảnh qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Việc tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá lóc cảnh là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị của 7 loại bệnh mà cá lóc cảnh thường gặp phải ngay sau đây.
Một căn bệnh mà cá lóc cảnh thường mắc phải chính là đục mắt. Nguyên nhân cá mắc phải loại bệnh này là do chúng là loại cá săn mồi, thường xuyên lao nhanh nên khó tránh việc đập đầu vào đồ trang trí trong bể hoặc thành bể ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra có lóc cảnh bị đục mắt có thể là do bị stress khiến hệ miễn dịch suy giảm đồng thời làm vi khuẩn tấn công giác mạc của chúng.
Triệu chứng thường gặp khi cá bị đau mắt là giác mạc của chúng có màu xám đục hoặc trắng. Bệnh lý này nếu xảy ra ở bên trong giác mạc sẽ nguy hiểm và khó chữa trị hơn so với ở bên ngoài giác mạc.
Cách điều trị khi cá bị đục mắt là sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng khi bệnh tình trở nặng. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bạn không cần phải lo lắng vì cá sẽ tự khỏi.
Trong số các bệnh thường gặp ở cá lóc cảnh không thể không nhắc đến nấm trắng. Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh đốm trắng. Nguyên nhân cá lóc mắc phải bệnh nấm trắng là Ichthyophthirius multifiliis.
Khi cá mắc bệnh nấm trắng, trên thân, mang, vây và thậm chí cả mắt của chúng sẽ xuất hiện các hạt trắng nhỏ li ti có đường kính khoảng 1mm. Nếu như không chữa trị kịp thời, ký sinh trùng từ con cá này có thể lây nhiễm sang con cá khác một cách nhanh chóng.
Việc phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa trị bệnh sẽ càng dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng bio knock 2 (lazada), xanh methylen (lazada) hoặc tắm muối cho chúng để điều trị nấm trắng.
Nguyên nhân cá mắc phải căn bệnh này là do chúng cảm thấy căng thẳng, áp lực. Hoặc tuột nhớt có thể là do cá lóc bị thay đổi môi trường sống đột ngột, mật độ sinh vật cảnh trong bể hoặc hồ quá dày,...
Khi cá tuột nhớt chúng sẽ thường có biểu hiện như thân xuất hiện những lớp mảng nhỏ trắng, da bong tróc, bơi yếu, lờ đờ, bỏ ăn, xuất hiện vạch đỏ ở thân,..
Cách điều trị đơn giản khi cá bị tuột nhớt là sử dụng API Stress Coat (lazada). Đây là một loại thuốc được chiết xuất từ lô hội nên có thể giúp tình trạng tuột nhớt được cải thiện, chữa vảy và da cá hiệu quả. Tuy nhiên nhược điểm của loại thuốc này chính là làm nước trong hồ/bể bị đục đòi hỏi bạn cần vệ sinh thường xuyên.
Thối thân cũng là một trong số các bệnh thường gặp ở cá lóc cảnh. Nguyên nhân khiến thân của cá lóc bị thối có thể đến từ việc nước có chất lượng kém, cá bị stress hoặc những yếu tố khác ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng.
Biểu hiện thường gặp khi cá lóc cảnh thối thân là trên thân của chúng sẽ xuất hiện nhiều mảng trắng. Giải pháp điều trị dứt điểm bệnh là sử dụng thuốc xanh methylen hoặc bio knock 2. Khi sử dụng bạn nên nhớ:
Cứ 10 lít nước sẽ nhỏ một giọt thuốc.
Cá lóc cảnh phải được sủi oxy liên tục.
Thay 25% nước trong bể và vệ sinh đáy bể sau 3 ngày.
Hãy nhỏ thêm thuốc nếu như cá lóc cảnh chưa khỏi bệnh.
Chuyển cá về bể chính sau khi chúng đã khỏi bệnh.
Nếu cá có dấu hiệu xù vảy, bụng phình to bất thường thì khả năng cao chúng đã mắc bệnh sình bụng. Nguyên nhân của căn bệnh này là do cá bị táo bón hoặc gặp vấn đề liên quan đến thận.
Để chữa trị bệnh dứt điểm, bạn cần cho cá ăn đậu luộc cũng như bổ sung thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn của chúng. Tuy nhiên bạn cũng nên bổ sung đủ chất đạm cho chúng và nên chọn các loại đồ ăn cho cá chứa nhiều kitin.
Một trong các bệnh thường gặp ở cá lóc mà bạn cũng nên biết chính là xuất huyết. Ba lý do chính khiến cá mắc phải căn bệnh này là do nhiễm bệnh đỏ miệng ruột (Enteric red-mouth), nhiễm khuẩn (Hemorrhagic septicemia) hoặc nhiễm độc ammonia.
Biểu hiện thường gặp khi cá bị xuất huyết chính là trên thân xuất hiện các vệt máu màu đỏ, thâm đỏ ở dưới mang, đầu vây và mắt. Bên cạnh đó cá lóc cảnh sẽ có thêm một số dấu hiệu khác như mắt lồi, bơi yếu, bụng phình to.
Để chữa trị bệnh xuất huyết cho cá lóc cảnh bạn sẽ trộn lẫn thuốc kháng sinh và trong thức ăn của chúng. Ngoài ra bạn cũng nên thay 50% nước ở trong bể bằng nước RO, sử dụng thêm những loại thuốc khử độc nước, giảm pH để việc chữa trị bệnh xuất huyết trở nên hiệu quả hơn.
Nếu bạn thấy thân cá lóc xuất hiện nhiều sợi trắng nhỏ thì khả năng cao chúng đã bị nhiễm trùng mỏ neo. Đây là loại ký sinh có màu trắng hoặc xám, thân mảnh và dài khoảng 1mm.
Trùng mỏ neo thường có màu xám hoặc trắng. Chúng có thân hình mảnh và thường dài khoảng 1cm. Phần đầu của chúng có hình dạng mỏ neo, bên dưới là thân và hai nhánh “râu” ở dưới thân chính là buồng trứng của chúng.
Nguyên nhân cá mắc bệnh trùng mỏ neo có thể xuất phát từ chất lượng nước trong hồ/bể không đảm bảo. Để chữa trị dứt điểm bệnh bạn cần sử dụng thuốc cho cá lóc cảnh. Hoặc đơn giản hơn bạn sẽ kéo trùng mỏ neo ra khỏi cơ thể cá lóc cảnh.
Không chỉ giúp bạn tìm hiểu cách chữa trị các bệnh thường gặp ở cá lóc cảnh, bài viết cũng sẽ chia sẻ một số phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bạn nên ghi nhớ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cá lóc cảnh:
Cho cá ăn một lượng thức ăn phù hợp (chỉ nên cho 3-5 viên thức ăn mỗi lần đối với một con cá cảnh nhỏ nuôi trong bể mini). Ngoài ra bạn chỉ nên cho cá ăn một lần mỗi ngày vào khung giờ cố định.
Bạn nên thay nước 2 tuần 1 lần. Không nên thay nước quá nhiều và đặc biệt chỉ thay ⅓ lượng nước để tránh trường hợp cá bị sốc.
Đặt bể cá ở những khu vực phù hợp như trong nhà, bàn phòng khách, bàn làm việc, giá sách,... nơi thoáng đãng không bị ảnh hưởng của nắng và mưa trực tiếp.
Bạn nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Tránh những giống cá dữ như cá chọi sẽ ảnh hưởng đến những loài cá khác trong bể.
Đảm bảo nhiệt độ bể luôn ở mức 18 - 23 độ C.
Những chia sẻ vừa rồi cũng đã kết lại hành trình khám phá các bệnh thường gặp ở cá lóc cảnh. Người Nhà Nông hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa và chữa trị một số bệnh phổ biến ở cá lóc cảnh.
Chủ đề:
Cá lóc cảnhTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Khám phá TOP 6 loại cá cảnh chịu lạnh tốt và dễ nuôi nhất hiện nay
Khám phá TOP 6 loại cá cảnh chịu lạnh tốt và dễ nuôi nhất hiện nay
Nuôi Cá Cảnh
17-01-2024
Đâu là những loài cá cảnh chịu lạnh tốt nhất? Đây là một câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người nuôi cá cảnh hiện nay. Hãy để Người Nhà Nông điểm danh 6 loại cá cảnh chịu được lạnh và có đặc điểm hình thể nổi bật thu hút ở bài viết dưới đây nhé.
Khám phá các loại cá lóc cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay
Khám phá các loại cá lóc cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay
Nuôi Cá Cảnh
18-11-2023
Hiện nay rất nhiều dân chơi đang săn lùng các loại cá lóc cảnh độc, lạ và chất nhất cho bể cá, hồ cá nhà mình. Hãy để Người Nhà Nông chia sẻ tới bạn những dòng cá lóc kiểng đẹp mắt và ấn tượng nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Bật mí TOP 6 loại cá cảnh dễ sinh sản và khỏe mạnh trong bể thủy sinh
Bật mí TOP 6 loại cá cảnh dễ sinh sản và khỏe mạnh trong bể thủy sinh
Nuôi Cá Cảnh
19-01-2024
Hiện nay, có rất nhiều bạn đang tìm kiếm các loại cá cảnh dễ sinh sản trong bể thủy sinh vì yêu thích việc nuôi nấng cá từ khi còn nhỏ. Việc chăm sóc sẽ đem lại nhiều niềm vui thích đến cho người nuôi. Hiểu được mối quan tâm đó, Người Nhà Nông sẽ chia sẻ cho các bạn các loại cá cảnh sinh sản nhanh nhất ở bài viết này. Cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân cá đĩa bị nấm và cách chữa trị đơn giản, hiệu quả nhất
Nguyên nhân cá đĩa bị nấm và cách chữa trị đơn giản, hiệu quả nhất
Nuôi Cá Cảnh
15-01-2024
Cá đĩa bị nấm là một loại bệnh phổ biến mà người nuôi cá cảnh nào cũng từng gặp phải. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị triệt để loại bệnh này là như thế nào? Bài viết dưới đây của Người Nhà Nông sẽ giải đáp hết thắc mắc của mọi người. Cùng theo dõi ngay nhé!
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban