show menu

Bật mí cách nuôi cá đĩa khỏe mạnh, lên màu đẹp siêu đơn giản

Thứ ba, 26/12/2023 - 14:56

Cách nuôi cá đĩa hiệu quả luôn là bài toán khó đối với không ít người chơi cá cảnh chuyên nghiệp. Bởi lẽ đây là một giống cá nhiệt đới khó nuôi, yêu cầu điều kiện sống tương đối khắt khe. Vậy thực chất nuôi cá đĩa có khó không, có cách nuôi nào hiệu quả hay không? Tất cả đều được Người Nhà Nông bật mí ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Giải đáp: Nuôi cá đĩa có khó không?

Để biết được cách nuôi cá đĩa hiệu quả trước tiên phải đi tìm hiểu những thông tin cơ bản về giống cá này. Cá đĩa có nguồn gốc ở nhánh sông Amazon và được yêu thích bởi ngoại hình độc đáo cũng màu sắc sặc sỡ.

cách nuôi cá đĩa
Bật mí cách nuôi cá đĩa siêu hiệu quả

Tuy nhiên, cá đĩa lại được đánh giá là một trong những loài cá cảnh khó nuôi cũng như yêu cầu chăm sóc cao. Vậy nuôi cá dĩa có cần oxy không? Khi nuôi cá đĩa không những cần một lượng oxy ổn định mà còn phải đầu tư thêm hệ thống lọc nước nhằm đảm bảo chất lượng nước luôn sạch.

Hướng dẫn cách nuôi cá đĩa khoẻ mạnh lên màu đẹp

Sau khi được giải đáp cá đĩa có dễ nuôi không chắc hẳn nhiều người mới tập chơi cá cảnh sẽ đắn đo. Tuy vậy, nếu nắm được cách nuôi cá đĩa đúng chuẩn sẽ giúp cá khỏe mạnh, lên màu đẹp nhưng lại vô cùng đơn giản. Dưới đây là toàn bộ cách chăm sóc giống cá này bạn có thể tham khảo.

Yêu cầu về bể nuôi

Một trong những cách nuôi cá dĩa khoẻ mạnh chính là phải chú trọng đến khu vực bể nuôi. Bởi lẽ, bể nuôi chính là không gian sống loài sinh vật cảnh này. Một số yêu cầu về bể nuôi khi nuôi cá đĩa như:

  • Vị trí đặt bể: Cá dĩa vốn là giống cá nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nếu không chú ý sẽ khiến chúng bị stress. Chính vì thế, vị trí bể nuôi cá đĩa phải ở nơi ít tiếng ồn, không được đặt cạnh loa đài, tivi hay nơi nhiều người qua lại. Ngoài ra, vị trí đặt bể cũng cần có ánh sáng nhẹ nhàng, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

  • Kích thước bể: Khi tìm hiểu về cách nuôi cá đĩa cảnh cũng cần chú ý chọn kích thước bể phù hợp. Tùy vào vị trí đặt bể có thể chọn được các kích thước khác nhau, tuy nhiên kích thước bể nuôi cá đĩa phổ biến hiện nay là 60 x 30 x 30 cm hoặc 120 x 45 x 45 cm (dài x rộng x cao). Đặc biệt khi nuôi bể có dung tích càng lớn càng dễ kiếm soát được chất lượng nước.

Ánh sáng trong hồ thủy sinh

Khi nuôi cá đĩa trong bể thủy sinh không thể bỏ qua các lưu ý về ánh sáng, bởi đặc tính của giống cá này thích ánh sáng vừa phải, không quá gắt. Chính vì thế nên đầu tư thêm đèn chuyên dụng dành riêng cho cá cảnh.

cá đĩa có dễ nuôi không
Nuôi cá đĩa trong bể thủy sinh cần tránh ánh nắng trực tiếp

Không chỉ vậy, khi ánh sáng quá nhiều còn khiến nước trong bể bị đục đi do rêu tảo phát triển nhanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như màu sắc của cá dĩa. Một số màu đèn phổ biến như vàng, tím, đỏ, xanh… đều phù hợp với cá đĩa.

Nhiệt độ nuôi cá đĩa

Ngoài những yêu cầu về bể nuôi cũng như ánh sáng, nhiệt độ nuôi cá đĩa cũng cần được chú trọng. Nhiệt độ lý tưởng với giống cá này khi vừa mới được sinh khoảng 27 - 30 độ C, tuy nhiên khi trưởng thành sẽ là khoảng 25 - 27 độ C.

nuôi cá đĩa có khó không
Nhiệt độ nuôi cá đĩa không cần quá cao

Vốn là một giống cá khó tính và khó chiều nên cần canh đo nhiệt độ nước liên tục để có thể điều chỉnh kịp thời. Nếu có điều kiện có thể đầu tư hệ thống nhiệt kế và điều chỉnh nhiệt độ nước bể thủy sinh.

Yêu cầu về môi trường sống của cá dĩa

Để nắm được cách nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh lên màu chuẩn đẹp, rực rỡ chắc chắn không thể bỏ qua một số yêu cầu về môi trường sống của chúng như sau:

  • Mật độ nuôi: Mật độ nuôi không có một tiêu chuẩn nhất định nào bởi còn phụ thuộc vào điều kiện cũng như trình độ của người chơi cá cảnh. Tuy nhiên, theo cách nuôi cá đĩa do chuyên gia khuyến khích, mật độ lý tưởng là 1 - 2 con cho khoảng 20 lít nước.

  • Thời gian thay nước: Nên thay nước thường xuyên cũng như theo chu kỳ cố định. Nếu cá trong khoảng 0 - 3 tháng nên thay 30 - 50% nước hàng ngày, còn khi cá trưởng thành có thể thay nước 1 - 2 ngày/lần với mực nước lớn hơn.

  • Độ pH: Đối với cá đĩa, độ pH lý tưởng nằm trong khoảng 6.0 - 6.5. Tuy nhiên với cách nuôi cá đĩa trong thời kỳ sinh sản nên để độ pH chỉ khoảng 5.5 - 6.5.

Hệ thống bộ lọc cho hồ cá đĩa

Đầu tư hệ thống bộ lọc đầy đủ cũng là một cách nuôi cá dĩa lên màu đẹp hiệu quả. Tuy nhiên tùy vào nhu cầu cũng như điều kiện, người chơi cá có thể chọn một bộ lọc phù hợp. Đa phần tất cả hệ thống lọc đều có lọc sinh học, lọc vi sinh nhằm diệt các vi khuẩn có hại sinh sôi trong quá trình cá sinh sống.

nhiệt độ nuôi cá đĩa
Nên đầu tư một bộ lọc đầy đủ

Ngoài ra còn có thêm đầu lọc than hoạt tính sử dụng các dạng hạt carbon có khả năng hấp thụ các chất độc hại còn tồn đọng lại trong nước. Sau đó nước sẽ được chuyển qua đầu lọc cơ học giúp nước được trong hơn. Một số phụ kiện đi kèm bộ lọc có thể kể đến như vải lọc, cát sỏi…

Chế độ ăn dinh dưỡng cho cá đĩa

Cá đĩa không phải loài ăn tạp, chính vì thế yêu cầu về chế độ dinh dưỡng trong cách nuôi cá đĩa cũng cao hơn các giống khác. Một số món khoái khẩu của chúng có thể kể đến như trùn chỉ, luân trùng, lăng quăng…

nuôi cá dĩa có cần oxy không
Nên bổ sung thêm chất đạm cho cá đĩa

Tuy nhiên cần lưu ý khi cho ăn phải tắt hệ thống bộ lọc để thức ăn không bị hút đi mất. Sau khi cho ăn khoảng 10 - 15 phút cá cần ăn hết, nếu không thức ăn tồn đọng sẽ gây nên mầm bệnh cho cá. Ngoài ra, trong thời kỳ sinh sản có thể bổ sung thêm các nhóm thức ăn giàu đạm như thịt bò, tim, tảo, tép… kèm với các loại thức ăn thô, rau củ đã được xay nhuyễn.

Khám phá kỹ thuật nuôi cá đĩa sinh sản hiệu quả

Trong thời kỳ sinh sản, bạn nên nắm được kỹ thuật nuôi cá đĩa để có mật độ cá con cao cũng như chất lượng tốt. Dưới đây là một số hướng dẫn nuôi cá dĩa sinh sản hiệu quả bạn nên tham khảo.

Chọn giống cá đĩa bố và mẹ

Một cặp cá đĩa bố mẹ khỏe mạnh chắc chắn sẽ có tỷ lệ cá con nở cao cũng như khỏe mạnh vượt trội. Chính vì thế nên chọn những con khỏe mạnh, không có dấu hiệu ủ bệnh cũng như có khả năng bơi lội linh hoạt. Ngoài ra có thể chọn bố mẹ có màu sắc đẹp để phối giống với nhau.

Tách cá đĩa bố mẹ ra bể riêng

Sau khi đã chọn được cá đĩa đực và cái phù hợp, bước tiếp theo trong kỹ thuật nuôi cá dĩa sinh sản chính là tách chúng ra bể riêng. Việc này giúp người nuôi có thể bổ sung một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như điều kiện phục vụ cho chu kỳ sinh sản như độ pH, nhiệt độ nước …

cách nuôi cá đĩa cảnh
Tách riêng cặp cá đĩa đực cái

Không chỉ vậy, với bản tính của cá đĩa, đến thời kỳ sinh sản không thể nuôi chung 2 con đực cùng 1 con cái. Bởi lẽ, 2 con đực sẽ gây hấn với nhau để tranh giành bạn tình cũng như lãnh thổ.

Quá trình sinh sản của cá đĩa

Sau khi giao phối, để nhận biết con cái đã có bầu chỉ cần nhìn vào khu vực bụng và hậu môn. Trong trường hợp khu vực đó của chúng xuất hiện nhiều đốm lớn nhỏ khác nhau cũng như bụng to lên trông thấy chứng tỏ chúng đã giao phối thành công. Sau thời gian này, cá cái sẽ tiến hành đẻ trứng và chuyển qua giai đoạn ấp.

Quá trình ấp trứng của cá bố mẹ

Sau khi đẻ xong, cá cái chính thức hết nhiệm vụ và chuyển sang cá đực. Cá đực sẽ bảo vệ cũng như cung cấp thêm oxy để ấp trứng, quá trình này sẽ mất khoảng 55 - 60 giờ đồng hồ. Người nuôi cần biết cách nuôi cá đĩa sinh sản để điều chỉnh nhiệt độ nước vừa phải khoảng 25 độ C.

kỹ thuật nuôi cá đĩa
Cá đĩa có khả năng sinh sản khá tốt

Đặc biệt, quá trình này cá đĩa cần không gian yên tĩnh, tránh âm thanh hay tiếng động khiến nang cá bị vỡ. Người nuôi có thể dùng thêm giấy báo hoặc mảnh vải để che đi một phần của bể cá.

Lời kết

Qua những chia sẻ của Người Nhà Nông, có thể thấy cá đĩa là một giống cá yêu cầu chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy nhiên mong rằng với những cách nuôi cá đĩa vừa rồi, bạn sẽ có được một hành trình chăm sóc thuận lợi cũng như chăm sóc được nhiều lứa cá đĩa khỏe mạnh hơn nhé!

Chủ đề Chủ đề:

Cá đĩa