show menu

Cách trồng cà rốt - Chăm sóc cà rốt lớn nhanh, phát triển tốt

Thứ sáu, 21/04/2023 - 14:44

Để giúp người nông dân biết cách trồng cà rốt nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng trong bài viết này. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về mô hình trồng, cách trồng và chăm sóc cà rốt, hãy theo dõi ngay cùng chúng tôi! 

 

mục lục Mục lục

mục lục

1. Cà rốt phát triển tốt trong điều kiện nào?    

Cà rốt có thể nảy mầm sau 20-25 ngày ở nhiệt độ 8 độ C và sau 5-7 ngày ở nhiệt độ 20-25 độ C. Để đạt năng suất cao, cây cần ánh sáng ngày dài và độ ẩm đất tương đối khắt khe (60-70%). 

ĐIều kiện thích hợp để cà rốt sinh trưởng và phát triển
ĐIều kiện thích hợp để cà rốt sinh trưởng và phát triển

Trong quá trình áp dụng cách trồng cà rốt, cây cần đất tơi xốp, nhiều mùn và tránh đất cơ giới nặng. Nhiệt độ trung bình 20-22 độ C là lý tưởng nhất cho việc hình thành củ. Nhiệt độ cao hơn (25 độ C) sẽ làm củ phát triển yếu và giảm hàm lượng vitamin A. Để đảm bảo cường độ ánh sáng mạnh cho cây con, bạn cần làm sạch cỏ trên luống.

2. Mô hình trồng cà rốt yêu cầu chuẩn bị những gì?    

Sau khi đã biết điều kiện phù hợp cho cà rốt phát triển, vậy mô hình trồng cà rốt cần có những gì? Gồm có việc chọn giống, chuẩn bị đất và chọn thời vụ trồng thích hợp.

2.1 Chọn giống cà rốt

Hiện nay, giống cà rốt địa phương do nông dân sản xuất được sử dụng khá phổ biến. Thời gian sinh trưởng áp dụng cách trồng cà rốt này là 95-110 ngày với kích thước củ dài từ 18-22cm và năng suất đạt 25-30 tấn/ha.

Ngoài ra, một số giống phục tráng được tạo ra từ giống địa phương hoặc nhập nội, có kích thước củ đẹp mắt từ 22-25 cm và đạt năng suất trên 30 tấn/ha. Cà rốt có thể trồng quanh năm tại Đà Lạt, tuy nhiên, mùa nắng cà rốt phát triển tốt hơn và đem lại năng suất cao hơn so với mùa mưa. Thời vụ thu hoạch cà rốt cho năng suất cao nhất là cuối tháng 8 đầu tháng 9 (dương lịch).

2.2 Chuẩn bị đất

Để chọn đất thực hiện cách trồng cà rốt tốt, bạn hãy tránh xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… để không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải, bệnh viện. Đất trồng cần phải tơi xốp, có tầng canh tác sâu trên 30cm và có khả năng thoát nước tốt. 

Trong quy trình trồng cà rốt trước khi làm đất, bạn nên vệ sinh đồng ruộng tốt và rải đều phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và vôi. Sau đó cày kỹ để đảm bảo đất tơi xốp, sâu 25-30cm. 

Thời gian phù hợp để trồng cà rốt
Thời gian phù hợp để trồng cà rốt

2.3 Lựa chọn thời vụ trồng cà rốt

Nên trồng cà rốt vào tháng mấy cà rốt trồng vào mùa nào thích hợp? Thời vụ trồng cà rốt thích hợp nhất là vụ đông, cụ thể là vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau. Bởi giống cây này ưa khí hậu mát mẻ nên nếu áp dụng cách trồng cà rốt chuẩn và kiên trì chăm sóc, chỉ sau 3 tháng bạn đã có cà rốt để thu hoạch. 

3. Cách trồng cà rốt đơn giản cho năng suất cao    

Tiếp nối nội dung trên, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách trồng cà rốt đơn giản cho năng suất vượt trội. Hiện có 2 phương pháp trồng phổ biến, đó là cách trồng cà rốt bằng hạt và trồng bằng đầu củ.

3.1 Trồng cà rốt bằng hạt

Khi thực hiện kỹ thuật trồng cà rốt bằng hạt giống, bạn cần xử lý hạt trước khi gieo trồng. Do hạt cà rốt khá cứng nên nên quá trình nảy mầm sẽ lâu hơn nếu nếu gieo khi không xử lí. 

Để phần vỏ và lông cứng bên ngoài gãy hết, bạn hãy vò hạt giống rồi trộn cùng mùn theo tỷ lệ 1:1. Thêm vào đó, trước khi gieo bạn tưới nước giữ độ ẩm cho hạt trong vòng 2-3 ngày. 

Tiếp theo, bạn gieo mỗi lỗ 2-3 hạt cà rốt, khoảng cách phù hợp giữa các lỗ là 5-7 cm. Trong hướng dẫn cách trồng cà rốt chuẩn, gieo hạt xong bạn tiến hành phủ lớp đất mỏng lên trên. Cuối cùng ghi nhớ luôn phải tưới nước đều đặn để hạt phát triển nhanh hơn.

3.2 Trồng cà rốt bằng đầu củ

Cách trồng cà rốt bằng đầu củ đơn giản hơn nhiều so với cách gieo hạt. Đồng thời khi áp dụng phương pháp này thời gian thu hoạch của bạn sẽ được rút ngắn đáng kể. 

Đầu củ cà rốt có thể giữ lại để trồng
Đầu củ cà rốt có thể giữ lại để trồng

Đầu tiên bạn chọn phần đầu củ cà rốt để trồng, yêu cầu còn tươi tốt, giữ nguyên cuống lá. Bạn ngâm đầu củ vào một bát nước ở nơi có nhiều ánh sáng, cụ thể phần được ngâm phải lút khoảng 3-4 cm. Chú ý thay nước thường xuyên tránh tình trạng mọc rêu, mốc.

Sau khoảng 1 tuần, khi thấy củ cà rốt đã bắt đầu mọc rễ, lúc này bạn có thể vớt ra và đem trồng ngay trong chậu đã chuẩn bị sẵn hoặc trồng ngay tại vườn nhà. 

4. Chăm sóc cà rốt sau khi trồng giúp cây phát triển tốt    

Chăm sóc cũng được xem là công đoạn quan trọng ngoài việc biết cách trồng cà rốt chuẩn. Vậy cụ thể cách chăm sóc cà rốt ra sao, mời bạn tham khảo ngay!

4.1 Đảm bảo về nhiệt độ và ánh sáng

Khi trồng cà rốt, bạn hãy chọn địa điểm nhận được ánh nắng mặt trời để cây phát triển tốt. Tuy nhiên, cần chú ý để tránh ánh nắng quá gay gắt gây cháy lá hoặc chết cây. Thêm vào đó, nhiệt độ cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của cà rốt. 

Nên trồng cà rốt ở nhiệt độ từ 16-27 độ C để cây ra củ to, mập, dài và ngọt. Cách trồng cà rốt tại nhà trong chậu hoặc thùng xốp cũng có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và dễ dàng hơn.

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc cà rốt
Hướng dẫn chi tiết chăm sóc cà rốt

4.2 Tưới nước

Sau khi trồng cà rốt, hãy tưới nước vào sáng sớm mỗi ngày để giúp cây mọc đều. Khi cây đã mọc, bạn phải giữ độ ẩm cho đất bằng cách tưới nước đều đặn (tần suất từ 2 đến 3 ngày tuỳ vào thời tiết và loại đất). 

Đặc biệt, trong giai đoạn hình thành củ, cây cần được cung cấp đủ nước để phát triển và sinh trưởng. Lúc này trong giai đoạn áp dụng cách trồng cà rốt, bạn lưu ý sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có thể, hãy sử dụng nước từ giếng khoan hoặc các nguồn nước như sông, ao, hồ không bị ô nhiễm.

4.3 Làm cỏ, xới xáo

Xới xáo và làm cỏ là hoạt động quan trọng để cung cấp đất tơi xốp cho cây cà rốt phát triển củ. Cần xới xáo và vun luống cho cây tối thiểu 2 lần, kết hợp với bón phân thúc. 

  • Lần xới đất đầu tiên sau khi tỉa định cây, làm cỏ và vun nhẹ nhàng để cây ăn sâu xuống hơn. 
  • Lần xới đất thứ hai là khi cây bắt đầu phát triển củ, bạn dùng cuốc vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho củ không bị xanh đầu do tiếp xúc với ánh sáng.

4.4 Bón phân

Sau khi đã có được cách trồng cà rốt chuẩn, việc bón phân cho cây cà rốt có thể giúp cây phát triển tốt, các bước thực hiện cụ thể gồm có:

  • Xác định lượng phân bón: Khoảng 1 sào (360m2) cần sử dụng 300-500 kg phân hữu cơ ủ hoai mục, 15-20kg lân Super, 20 kg đạm Ure và 30 kg Kali.
  • Chọn phương pháp bón: Tập trung bón lót là chủ yếu (50-60% lượng phân vô cơ của cả vụ) và không nên bón thúc làm nhiều lần.
  • Bón lót: Bạn hãy bón toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân lân, thêm 10-12 kg phân đạm urê và 16-18 kg Kali. Rải phân đều trên mặt ruộng, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi thực hiện cách trồng cà rốt.
  • Bón thúc lần 1: Sau khi tỉa định cây, bón 6-8 kg Ure và 4-5 kg Kali.
  • Bón thúc lần 2: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ (khoảng 60-65 ngày sau trồng), bạn bón 2-3 kg urê và 6-8 kg Kali.

5. Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cà rốt như thế nào?    

Khi trồng cà rốt chúng ta cần đối mặt với những loại sâu bệnh hại nào? Cách phòng chống ra sao? 

 

Một số bệnh hại cà rốt
Một số bệnh hại cà rốt

5.1 Một số loại sâu bệnh và cách phòng tránh

Khi đã nắm bắt rõ cách trồng cà rốt, bạn cũng nên tìm hiểu về một số loại sâu bệnh hại cây sau đây:

  • Sâu xám (Agrotis ypsilon): Vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ mầm bệnh và sâu non. Có thể sử dụng cùng với các hoạt chất như Abamectin, Cypermethrin để phòng trừ sâu xám.
  • Sâu khoang (Spodoptera exigua): Đảm bảo vệ sinh đồng ruộng, bạn cần làm đất kỹ trước khi trồng. Đồng thời sử dụng bả chua ngọt để bắt bướm, ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở.
  • Rệp muội (Brevicoryne brassicae): Tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô, loại bỏ lá bị nhiễm nếu mật độ rệp thấp. Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất như Thiamethoxam, Imidacloprid để phòng trừ rệp.

5.2 Bệnh thường gặp trên cà rốt

Mặc dù đã áp dụng cách trồng cà rốt chuẩn, ngoài những loại sâu bệnh, cây cũng có thể gặp phải các loại bệnh phổ biến như.

  • Bệnh đốm vòng (Alternaria radicirima): Vệ sinh đất trồng cà rốt, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 50 độ C trong khoảng 30 phút. Dùng hoạt chất Chitosan 2% + Oligo- Alginate 10% (2S Sea & See 12WP), Oligo-Alginate (M.A Maral 10SL) để phòng trừ.
  • Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora): Thu gom tiêu hủy sớm cây cà rốt bị bệnh. Sử dụng hoạt chất phòng trừ bệnh như Trichoderma spp + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1 (Fulhumaxin 5.65SC).
  • Bệnh cháy lá: Lúc này, trong cách trồng cà rốt chuẩn bạn nên sử dụng thuốc Bordeaux (50gr CuSO4 + 50gr vôi nhão) hoặc Derosal 20cc/10lít.
  • Bệnh thối đen: Bạn có thể thực hiện phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc như Plant 50WP (20-30g/10 lít nước), Derosal 50SC (15-20ml/10 lít nước), Kocide 53,8DF (20g/10 lít nước), Cuproxate 345SC (20-25ml/10 lít nước)... 

6. Thu hoạch cà rốt    

Khi thu hoạch, bạn lưu ý hãy chọn thời điểm khi lá chân ngả vàng, lá non ngừng sinh trưởng để đảm bảo chất lượng cho củ cà rốt. Hạn chế làm xây xát củ và phân loại, đóng gói bao bì, vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng.

Thu hoạch cà rốt đúng cách
Thu hoạch cà rốt đúng cách

Để đáp ứng yêu cầu mẫu mã đẹp, trong kỹ thuật và cách trồng cà rốt bạn chọn củ đẹp và rửa sạch đất bằng nước máy. Sau đó, có thể xử lý củ trong dung dịch calcium hypochlorite 1% hoặc nước vôi 2% đã lọc trong trong khoảng 1 phút. Rửa lại bằng nước sạch và tránh làm xây xát củ trong quá trình xử lý. Để đảm bảo sản phẩm hong khô trước khi đóng gói bao.

7. Kết luận

Sau khi tham khảo nội dung bài viết này, chắc hẳn bạn thấy cách trồng cà rốt rất đơn giản. Nếu bạn muốn 3 tháng sau có cà rốt để thưởng thức cùng gia đình mình thì còn chần chờ gì nữa, hãy thực hiện ngay. Cảm ơn bạn đã đón đọc và đừng quên theo dõi website Người Nhà Nông để cập nhật thêm thật nhiều thông tin trồng trọt khác.