Thứ năm, 18/05/2023 - 14:01
Cách trồng hẹ như thế nào để có thể thu được hiệu quả kinh tế cao là bài toán mà nhiều bà con nông dân quan tâm. Hẹ là một trong những nhóm cây thuộc họ tỏi và mang đến nhiều nguồn dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Thời gian trồng hẹ khá ngắn nên giúp bà con tiết kiệm được thời gian và công sức. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn biết được các kỹ thuật khi trồng hẹ đúng đắn.
Mục lục
Trước khi tìm hiểu về cách trồng hẹ thì bạn cần phải biết được các đặc điểm nổi bật của cây. Hẹ là một loại cây thuộc họ hành tỏi, màu đen, thường ra hoa rơi vào tháng 6 - 8, ra trái từ tháng 8 đến 10.
Hẹ là một loại cây ưa nhiệt độ mát, từ 20 đến 25 độ C, thích ánh sáng mạnh. Cây hẹ sẽ có từ 4 đến 5 lá, đầu lá nhọn, dài từ 10 đến 30 cm, chiều rộng từ 1.5 - 10 mm. Cây hẹ thường có chiều cao từ 20 đến 20 cm.
Cây hẹ có mùi rất đặc trưng, thường mọc thành túm và có nhiều rễ con. Hoa của hẹ sẽ tụ lại thành hình sim, cọng hoa có hình tựa như 3 cạnh, cuống dài trên 10 mm, hoa màu trắng. Trong cách trồng hẹ vẫn cần phải chú ý đến bộ rễ vì chúng khá nông, sức chịu úng và chịu hạn kém. Cây hẹ có thể sử dụng bộ phận lá, củ, hoa.
Vì đặc tính của cây hẹ chính là hay bị chết nhát trong giai đoạn còn nhỏ. Do đó để hạn chế tối đa tình trạng cây bị chết thì cây cần phải được cắt bớt rễ. Điều này sẽ giúp cho khả năng tái sinh của rễ tốt hơn, cây dễ tạo chồi, nhánh, giúp hạn chế tình trạng cây bị chết.
Cách trồng hẹ chính là sử dụng thân cây hoặc bằng hạt cây. Đa phần sẽ sử dụng các loại giống tại địa phương cung cấp hoặc trồng bằng thân. Có 2 loại lá giống như sau:
Khi bạn thực hiện cách trồng hẹ thì việc đầu tiên cần làm chính là xử lý được đất trồng. Nền đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng và năng suất cây trồng. Do đó bạn cần phải chọn đất đặt các tiêu chí để cây sinh sống và phát triển.
Bạn nên chọn những loại đất màu mỡ, thoáng khí, tơi xốp, ưu tiên chọn đất thịt pha cát, đất thịt, lắp hệ thống tưới tiêu tốt. Sau khi bạn trồng cây được 10 đến 12 tháng thì bạn sẽ phá bỏ gốc, dùng tầng sâu đưa lên tầng trên để thay đổi nền đất.
Bước tiếp theo trong cách trồng hẹ chính là làm đất. Bạn cần cày xới đất, lấy sạch hết cỏ, cho vôi vào 50 - 100kg/ 1000 m2. Phần đất được xử lý sẽ đem đi phơi khô từ 15 đến 20 ngày để hạn chế sâu bệnh.
Bước cuối cùng trong việc xử lý đất chính là phải lên liếp cao từ 0.2 đến 0.3 m, rãnh sâu từ 20 đến 30 cm, chiều ngang từ 0.8 - 1m. Điều này sẽ giúp cho nước được thoát tốt hơn khi mùa mưa đến và hạn chế tình trạng úng rễ.
Sẽ có hai kỹ thuật trồng cây hẹ trong thùng xốp hoặc trong chậu cơ bản. Tùy theo nhu cầu của bản thân mà bạn có thể chọn một trong hai cách sau đây.
Nếu như bạn chọn trồng hẹ từ hạt, bạn cần phải xử lý hạt giống trước khi gieo trồng và không thể trồng trực tiếp ngay lập tức. Bà con cần pha nước ấm theo tỉ lệ 3 lạnh + 2 sôi, nhiệt độ khoảng 35 đến 37 độ C, hạt được ngâm trong nước ấm từ 4 đến 5 giờ rồi vớt ra.
Bạn sẽ rải hạt giống đều lên mặt đất rồi sau đó rắc một lớp đất mỏng lên trên. Bước tiếp theo trong hướng dẫn trồng hẹ chính là bạn có thể dùng một lớp rơm rải che đậy lên trên mặt, từ 5 đến 10 ngày sau hẹ đã mọc lớn thì dùng phân Ure để bón được cho cây. Nếu như cây con đó cao từ 10 đến 15 cm thì bạn nhổ cây, đem đi trồng.
Phương pháp trên áp dụng cho việc trồng hẹ ăn lấy lá. Tuy nhiên nếu như bạn muốn lấy hoa của hẹ thì bạn có thể thực hiện y hệt các bước trên nhưng bạn không thu hoạch lá mà để cho cây phát triển đến lúc ra hoa.
Cách trồng hẹ bằng thân hay bằng lá sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc dùng hạt giống. Bạn chỉ cần chọn những nhánh cây khỏe mạnh trực tiếp từ gốc cây, trồng từng nhánh hẹ vào bên trong đất tơi xốp.
Khi trồng bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây là từ 8 đến 10 cm. Bạn có thể đào một hố nhỏ để đặt cây vào, lấp đất cho vừa kín nhánh, dùng tay để ấn nhẹ xung quanh cho chặt gốc. Tiếp theo đó bạn phủ lên một lớp rơm rạ rồi tưới nước ẩm, sau 5 - 7 ngày nhánh hẹ sẽ mọc.
Khi bạn trồng hẹ với quy mô lớn chắc chắn mật độ sẽ dày, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại. Do đó bạn sẽ không phải quá tốn công trong việc dọn dẹp cỏ xung quanh.
Cách trồng hẹ với quy mô lớn chính là mỗi lần tưới phân cho hẹ thì bạn nên kết hợp với nhổ cỏ các loại cỏ mọc xung quanh liếp hoặc giữa liếp. Bạn nên nhổ sạch các loại cỏ như cỏ gấu, cỏ chát, cỏ lá rộng, nhổ tận gốc phơi cho chết hoặc đào hố để lấp cỏ.
Vì bạn trồng số lượng lớn nên cần phải tưới nước mỗi ngày 3 lần. Bạn tưới nước đến khi nào cây hẹ đã bán rễ, phát triển tươi tốt thì có thể hạn chế tưới ngày 2 lần, hạn chế tưới vào buổi trưa.
Một ưu điểm khi bạn trồng hẹ chính là cây ít bị bệnh như các cây khác. Do đó cách trồng hẹ bông để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Trước khi tưới phân bạn chỉ cần bón thêm một ít cho bếp xung quanh gốc hẹ, dùng cào nhỏ xới giữa hai hàng rồi vun nhẹ vào gốc làm cho đất tơi xốp, hẹ phát triển nhanh.
Một cách trồng hẹ nữa chính là áp dụng phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp để hạn chế tối đa côn trùng và sâu bệnh gây hại. Điều này còn giúp cho ngăn ngừa cỏ dại và điều hòa được độ ẩm của đất, giữ được cấu trúc mặt đất, tăng nhiệt độ đất và hạn chế độ mặn, phèn.
Sau khi gieo hạt, bà con nông dân cần biết đến kỹ thuật chăm sóc cây. Để có thể thu được một vụ mùa có năng suất cao thì bà con cần phải tham khảo cách trồng hẹ được các chuyên gia khuyến nông khuyến khích sau đây:
Sau khi bạn đã trồng hẹ thì sẽ bước vào giai đoạn chăm sóc. Nếu như chăm sóc không tốt ở giai đoạn này thì họ sẽ bị yếu ớt, vàng lá, không mướt đẹp. Bạn nên chủ động theo dõi cây thường xuyên bằng cách bón phân và tưới nước đầy đủ cho cây để cây có thể tổng hợp các chất dinh dưỡng, đạt năng suất cao.
Bước tiếp theo trong cách trồng hẹ chính là tiến hành bón lót cho cây hẹ sau khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày trồng. Bà con sẽ bón lót bằng phân gà, phân bò, phân hữu cơ, phân trùng quế. Sau đó khoảng 15 đến 20 ngày thì bạn sẽ tiếp tục bón đợt phân tiếp theo.
Trong cách trồng hẹ bạn nên chú ý việc nhổ tỉa những cây mọc quá dày, đem trồng vào chỗ thưa để cây có thể mọc đều, đẹp. Bà con lên thường xuyên xế đất và nhổ cỏ dại để cây có thể phát triển tốt nhất.
Khi tưới nước thì khoảng thời gian đầu bạn chỉ cần tưới ba lần mỗi ngày. Đến giai đoạn cây đã bán rễ và lớn lên, bạn nên giảm số lượng tưới xuống còn 2 lần/ ngày. Bạn chỉ nên tưới nước khi trời mát, không tưới khi trưa nắng gắt.
Bạn có thể tham khảo lượng phân bón dành cho 1000 m2:
Cách trồng hẹ có quy định về lượng phân sử dụng như sau: Phân Better NPK 16-12-8-11+TE: 100 kg + phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01: 1000 kg +
Cách bón phân:
Bón lót: Bạn sử dụng 50kg Better NPK 16-12-8-11+TE và toàn bộ phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01.
Bón thúc: Giai đoạn bón thúc sẽ được chia làm 2 lần:
Phòng trừ sâu bệnh là một trong những bước quan trọng trong cách trồng hẹ. Dưới đây là một số cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả:
Bước cuối cùng trong cách trồng hẹ chính là thu hoạch hẹ. Vì khả năng tái sinh của hệ rất cao nên bạn chỉ cần cắt nhẹ lá hẹ, để lại từ 2 đến 3 cm trên mặt đất, tưới nước nhiều để đủ ẩm kết hợp với tưới nước phân, giúp lá con mọc lên nhanh chóng.
Trong một vụ mùa trồng hẹ thì sẽ có tổng cộng 6 đợt thu hoạch:
Bài viết trên để giúp cho bà con biết được cách trồng hẹ đúng kỹ thuật từ các nhà khuyến nông. Hy vọng rằng với những thông tin mà Nguoinhanong cung cấp, bạn có thể thu hoạch được những đợt hẹ đạt chất lượng cao. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều cách làm nông hay ho, hãy tham khảo ngay trên website của chúng tôi nhé!
Hiển thị mật khẩu
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Hướng dẫn trồng khoai môn lấy ngó đúng kỹ thuật cho bà con
Hướng dẫn trồng khoai môn lấy ngó đúng kỹ thuật cho bà con
Cây rau màu
17-05-2023
Hiện nay, mô hình trồng khoai môn lấy ngó đã trở thành một trong những mô hình giàu tiềm năng phát triển và mang lại lợi ích kinh tế cao. Cây khoai môn đã được đưa vào cây trồng chuyển đổi khuyến cáo ở nhiều địa phương. Nếu như bạn đang quan tâm đến mô hình trồng khoai môn này thì bạn biết sau đây sẽ bật mí cho bạn toàn bộ thông tin cần thiết về kỹ thuật trồng cây để đạt được năng suất cao.
Hướng dẫn cách trồng khoai môn sáp vàng cho bà con nông dân
Hướng dẫn cách trồng khoai môn sáp vàng cho bà con nông dân
Cây rau màu
17-05-2023
Trồng khoai môn sáp vàng đã trở thành một hình thức kinh doanh được nhiều hộ gia đình lựa chọn. Mô hình này đã mang đến lợi ích kinh tế cao, đồng thời tiết kiệm được chi phí trồng trọt. Tuy nhiên không phải bà con nào cũng biết cách trồng khoai môn sáp đúng cách. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn toàn bộ kỹ thuật khi trồng khoai môn sáp vàng
Kỹ thuật trồng khoai môn tím và chăm sóc đạt năng suất cao
Kỹ thuật trồng khoai môn tím và chăm sóc đạt năng suất cao
Cây rau màu
17-05-2023
Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp nhưng vẫn còn lo lắng về kỹ thuật trồng khoai môn, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, khoai môn nhanh chóng thu hút lòng người tiêu dùng và dẫn đến sự mở rộng diện tích trồng loại cây này. Chi tiết cách trồng và chăm sóc đều được bật mí ngay bên dưới, mời bạn tham khảo.
Hướng dẫn cách trồng cà chua đơn giản mang lại mùa vụ bội thu
Hướng dẫn cách trồng cà chua đơn giản mang lại mùa vụ bội thu
Cây rau màu
13-04-2023
Cách trồng cà chua không quá khó, vì vậy rất nhiều người lựa chọn tự trồng cà chua sạch để ăn. Cà chua là một loại thực phẩm thơm ngon và giàu dinh dưỡng, chúng thường được sử dụng trong các bữa ăn ngoài ra còn có thể làm sinh tố, nước ép. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng cà chua trong bài viết này nhé!
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban