show menu

Hướng dẫn cách trồng ngô ngọt đạt chất lượng cho bà con

Thứ ba, 13/06/2023 - 08:27

Ngô là một loại cây trồng phổ biến mang đến giá trị lợi nhuận cao nên rất nhiều bà con quan tâm đến cách trồng ngô ngọt sao cho hiệu quả nhất. Ưu điểm của loại cây này chính là không kén đất và dễ dàng sinh trưởng dưới mọi điều kiện của thời tiết. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bà con về những kỹ thuật và các điều lưu ý trong quá trình trồng ngô để đạt được năng suất cao.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Đặc tính sinh học của ngô ngọt

Trước khi tìm hiểu về cách trồng ngô ngọt thì bạn cần phải biết được đặc tính sinh học của loại cây này. Ngô ngọt là một loại ngô có khả năng phát triển nhanh và cho ra năng suất cao hơn các giống ngô khác, trung bình từ 650-800kg/sào bắc bộ. 

Tổng quan về ngô ngọt
Tổng quan về ngô ngọt

Thông thường thời gian sinh sản của ngô chỉ kéo dài từ 65 đến 70 ngày nên cách trồng ngô ngọt không quá khó khăn. Ưu điểm của loại cây này chính là có thể trồng trên nhiều loại đất và phù hợp với nhiều kiểu khí hậu khác nhau nên đa phần mọi người trồng quanh năm.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến nông vẫn khuyên bà con nên trồng cây đúng với mùa vụ thì sẽ đạt được năng suất cao hơn. Thời vụ trồng cây ngô ở miền Bắc sẽ thường rơi vào vụ thu đông, vụ xuân và vụ đông, còn ở miền nam là vào hè thu, đông xuân.

Đặc điểm của thân cây ngô chính là chiều cao từ 2 đến 2.2m, ngô sẽ ra ở bắp thấp nên giảm thiểu được tình trạng đổ ngã. Hạt ngô có màu vàng nghệ và thơm mùi đặc trưng, pha với mùi sữa, vị ngọt, giòn, không dẻo. 

Cách trồng ngô ngọt đúng kỹ thuật còn giúp bạn có thể thu hoạch một lượng lớn thức ăn xanh cho gia cầm, gia súc khi kết thúc mùa vụ. Bà con có thể sử dụng thân cây ngô ngọt để làm thức ăn cho vật nuôi, giúp chúng tăng sức đề kháng.

2. Đất trồng

Một việc đầu tiên trong kỹ thuật trồng ngô ngọt chính là phải chuẩn bị đất trồng. Mặc dù đây là loại cây không kén đất nhưng tốt nhất thì mọi người vẫn nên trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 6 đến 7, tầng canh tác dày. Trước khi trồng ngô ngọt, mọi người cần cải tạo, xử lý đất để cây có thể phát triển tốt.

2.1. Xử lý đất

Một bước quan trọng trong cách trồng ngô ngọt chính là cần phải xử lý đất để loại bỏ đi các mầm bệnh và sâu hại cho cây. Đầu tiên chắc cần phải được làm sạch cỏ và bạn tiến hành cày xới sâu khoảng từ 30 đến 40 cm. Vì ngô ngọt có bộ rễ ăn sâu vào đất nên việc cày sâu sẽ giúp đất thông thoáng, dễ hấp thụ nước, chống đổ hiệu quả.

2.2. Tạo luống và rãnh cho đất

Việc tạo luống và rãnh cho đất sẽ giúp cây thoát nước tốt, chống hạn và chống ngập úng ở cây. Đây là cách trồng ngô ngọt được các chuyên gia khuyến nông khuyến khích. Bà con chú ý nên tạo luống có bề ngang khoảng 50 - 60 cm, cao từ 20 - 30 cm. Đối với việc tạo rảnh thì chiều sâu sẽ khoảng 20 cm, chiều ngang từ 30 - 40 cm.

kỹ thuật trồng ngô ngọt vụ đông xuân
kỹ thuật trồng ngô ngọt vụ đông xuân

2.3. Bón lót cho cây

Bón lót là một trong những khâu không thể thiếu khi thực hiện cách trồng ngô ngọt. Đây sẽ là công đoạn bón phân lót trước khi gieo trồng, giúp cây được cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn bén rễ. Lượng phân lót cần cung cấp cho 1 ha đất là 40-50kg đạm và 8-10 tấn phân chuồng đã hoai mục.

Có hai cách bón lót khi bón phân:

  • Sau khi đã xử lý đất và lên luống xong bạn sẽ tiến hành bón theo hàng. Lượng phân sẽ được rải lên luống và trộn đều với phần đất mặt. Cách này sẽ giúp cho phân phát huy tối đa được tác dụng, nhưng sẽ tốn công và lâu hơn.

  • Cách thứ hai chính là rải trực tiếp lên luống rồi dùng cày bừa thật kỹ. Ưu điểm của cách làm này là đỡ tốn công sức và rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, phân sẽ phân giải chậm hơn, không tập trung vào gốc nên hiệu quả mang lại không cao.

Dựa theo lời khuyên của các chuyên gia về cách trồng ngô ngọt thì bà con nên phơi ủ đất với phân khoảng 30 ngày trước khi gieo giống. Điều này không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng thêm cho đất mà còn chủ động phòng ngừa và diệt chết được các mầm bệnh có trong đất.

3. Cách trồng ngô ngọt năng suất cao

Vậy thì quy trình trồng ngô ngọt như thế nào để đạt được năng suất cao? Việc đầu tiên bạn cần làm chính là xử lý hạt giống để loại bỏ đi những hạt không đạt chất lượng, bị sâu bệnh.

3.1. Xử lý hạt giống

Xử lý hạt giống là bước quan trọng khi bạn thực hiện cách trồng ngô ngọt đúng kỹ thuật. Lượng hạt giống để cần cho 1 ha khoảng từ 6 đến 8 kg. Bà con nên mua tại các cơ sở cung cấp uy tín và có giấy kiểm định an toàn chất lượng.

Xử lý hạt giống ngô ngọt
Xử lý hạt giống ngô ngọt

Hạt sau khi mua về bạn nên ngâm với nước ấm từ 40 đến 50 độ C trong vòng từ 4 đến 8 tiếng. Sau đó bạn đem đi rửa sạch hạt và loại bỏ những hạt nổi trên bề mặt nước, ủ bằng khăn sạch từ 1 đến 2 ngày để hạt nứt nhanh.

3.2. Gieo trồng

Có hai cách trồng ngô ngọt chính là gieo trực tiếp hoặc gieo bằng bầu. Mỗi loại gieo sẽ có một kỹ thuật khác nhau. Tùy theo phương pháp bạn chọn mà sẽ có các kỹ thuật gieo tương ứng

3.2.1. Gieo trực tiếp

Để giao trực tiếp thì bước đầu tiên bạn cần phải ngâm ủ hạt. Sau đó bạn sẽ dùng hạt giao thẳng xuống đất. Ưu điểm của cách giao này chính là giúp bà con tiết kiệm được thời gian và có thể sử dụng các loại máy để gieo hạt nhanh hơn.

Khi gieo hạt theo kiểu này sẽ làm cho bạn tốn khá nhiều hạt. Mỗi hố trồng cần phải treo từ 2 đến 3 hạt để đảm bảo rằng tất cả những cây con đều lên đồng đều nhau. Bên cạnh đó, tỷ lệ hạt nảy mầm khi gieo theo cách này cũng sẽ thấp hơn vì hạt dễ bị kiến tha đi.

Gieo hạt ngô ngọt trực tiếp
Gieo hạt ngô ngọt trực tiếp

3.2.2. Gieo bằng bầu

Gieo bằng bầu là một trong những cách trồng ngô ngọt được nhiều người sử dụng. Đối với cách này thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là ngâm hạt và ươm trong bầu cho đến khi lá thật mọc lên mới gieo xuống đất. Ưu điểm của cách làm này chính là tỷ lệ nảy mầm cao, ít tốn hạt.

4. Phân bón và chăm sóc cây ngô ngọt sau khi trồng.

Một trong những giai đoạn quan trọng khi thực hiện cách trồng ngô ngọt chính là phải biết cách bón phân và chăm sóc cho cây sau khi trồng. Tùy theo từng giai đoạn mà cách chăm sóc cây sẽ có sự khác nhau.

4.1. Tưới nước

Tưới nước là một trong những kỹ thuật trồng bắp ngọt mỹ mà bà con cần biết. Hiện nay sẽ có hai cách tưới nước chính là túi trực tiếp phun mưa vào gốc hoặc tưới vào rãnh nước.

Nếu như bạn chọn cách tưới vào rãnh nước thì lượng nước sẽ cung cấp vào rãnh khoảng 70 đến 80%, từ đó ngấm vào đất từ từ. Khi bạn vừa gieo hạt xong thì bạn nên chú ý duy trì độ ẩm trong đất từ 50 đến 70%, để giúp cây giống phát triển mạnh, bén rễ. Lưu ý nên cung cấp nước hàng ngày cho cây và tìm cách lưu thông nước để cây không bị ngập úng.

Một trong những mẹo trong cách trồng ngô ngọt chính là bạn phải tưới cây dựa vào thời tiết. Trung bình và con tưới từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Đến giai đoạn cây ngô trổ cờ, kết trái (từ 45 - 75 ngày sau khi gieo), cây cần được cung cấp nhiều nước hơn.

4.2. Chăm sóc cây

Bạn cần tưới nước thường xuyên trong thời kỳ cây để từ 3 đến 4 lá. Sau khi cây ngô đã đạt từ 3 đến 4 lá thì bạn tiến hành xới xáo nhẹ để phá váng. Cách trồng ngô ngọt lúc này chính là kết hợp giữa việc tưới phân đạm và nhổ cỏ dại cho cây.

kỹ thuật trồng ngô ngọt việt thái
kỹ thuật trồng ngô ngọt việt thái

Tiếp theo đó bạn cần phải tỉa bắp triệt để, tỉa chồi, 1 cây chỉ để 1 bắp trên cây và 1 thân chính. Trong quá trình cây ngô đang lớn lên thì bạn cần tưới thêm 2-3 kg phân Kali, 1 kg đạm kết hợp với việc phun thuốc trừ sâu độc thân ở ngô.

4.3. Làm cỏ kết hợp bón phân cho cây

Một bước quan trọng trong cách trồng ngô ngọt chính là bạn cần phải làm sạch cỏ để tránh tình trạng cỏ hút đi chất dinh dưỡng của đất. Nhằm tiết kiệm thời gian và công sức thì bà con có thể bón phân ngay cho cây sau khi vừa làm cỏ xong.

- Bón lót:

Quy định về lượng phân bón lót cho một sào như sau: 3-4kg đạm + 12-15kg lân + 500kg phân chuồng hoai mục.

- Bón thúc:

Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô ngọt sẽ có tổng cộng 3 lần bón thúc. Tác dụng của việc này chính là bổ sung chất dinh dưỡng cho cây nhằm giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Ba lần như sau:

  • Lần 1: Khi ngô đã ra từ 3 đến 4 lá, bạn bón 2kg Kali + 3kg đạm. 

  • Lần 2: Cách trồng ngô ngọt chính là khi ngô đã mọc từ 7 đến 9 lá, bạn bón thúc lần hai theo công thức: 2kg Kali + 3kg đạm

  • Lần 3: Khi ngô đạt 10 - 11 lá, ngô xoáy nõn thì bón 3kg Đạm.

4.4. Phòng trừ sâu bệnh ở ngô

Một điều chắc chắn rằng khi numo sẽ gặp một vài loại sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất của cây. Do đó bạn hoàn toàn có thể phòng trừ sâu bệnh bằng cách:

Phòng trừ sâu bệnh cho ngô ngọt
Phòng trừ sâu bệnh cho ngô ngọt
  • Cày bừa đất thật kỹ trước khi tiến hành gieo trồng cây

  • Cách trồng ngô ngọt phòng bệnh khi gặp bệnh cháy lá, phấn đen, khô vằn chính là phun siêu đồng và Elicitor.

  • Đối với những thân ngô bị xâm hại nặng thì bạn cần phải gom lại và tiêu hủy để diệt ấu trùng và nhộng của sâu.

  • Đối với sâu đục thân, rệp muội,... phun Phân Bón Lá A4 và CNX-RS.

5. Thu hoạch

Khi bạn đã áp dụng thành công cách trồng ngô ngọt thì đến lúc bạn thu hoạch cây ngô. Kể từ ngày 65 đến 70 từ khi trồng, ngô đã đủ chín để thu hoạch. Do tính chất của loại Ngô này thường sử dụng khi tươi nên râu ngô sẽ nhanh chóng héo khi thu hoạch.

Thu hoạch ngô ngọt
Thu hoạch ngô ngọt

Bà con nên thu hoạch ngô vào lúc sáng sớm và vận chuyển luôn đến các buôn lãi để ngô ngon, tươi, thơm hơn. Thời gian thu hoạch của ngô sẽ dao động từ 3 - 5 ngày, nhằm đảm bảo ngô có chất lượng tốt nhất. 

6. Kết luận

Ngô ngọt là một trong những thực phẩm dễ dùng, mang đến giá trị kinh tế cao. Thông qua bài viết trên, Nguoinhanong đã bật mí cho bạn cách trồng ngô ngọt được các chuyên gia khuyến nông khuyến khích. Hy vọng rằng bà con sẽ có được một vụ mùa bội thu sau khi áp dụng phương pháp trên nhé!