show menu

Hướng dẫn chi tiết cách trồng ngô hiệu quả và cho năng suất cao

Thứ hai, 12/06/2023 - 08:09

Cách trồng ngô là hình thức không quá khó khăn, được nhiều nhà nông lựa chọn. Ngô là loại cây lương thực quan trọng, xếp thứ hai sau cây lúa. Với loại cây ngắn ngày này có thể sinh sống trên nhiều loại đất nên cách trồng cũng vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao nhất cần áp dụng kỹ thuật trồng đúng cách. Theo dõi bài viết này để được hướng dẫn chi tiết.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Nên trồng ngô vào tháng mấy?    

Trong việc trồng cây nông nghiệp, thời điểm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Thời vụ tốt nhất để thực hiện cách trồng ngô phụ thuộc vào điều kiện môi trường như thời tiết, khí hậu và nhiệt độ. 

Thời gian trồng ngô thích hợp
Thời gian trồng ngô thích hợp

Để đảm bảo kỹ thuật trồng ngô năng suất cao, bạn nên tuân thủ lịch trồng ngô khuyến nghị của cơ quan nông nghiệp trong khu vực. Cụ thể:

  • Thời vụ trồng ngô Vụ Đông Xuân: Trồng ngô vụ đông xuân gieo hạt từ tháng 12.
  • Trồng bắp ngô vụ Hè: Gieo hạt tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 4.
  • Trồng ngô vào tháng mấy theo vụ mùa và Thu: Gieo hạt từ tháng 6 đến trước ngày 10/8 (tùy thuộc vào thời vụ của vụ trước).

2. Chọn giống ngô    

Việc chọn hạt giống là bước quan trọng trong cách trồng ngô. Có nhiều loại hạt giống bắp ngô như bắp ngô ngọt, ngô bao tử và ngô nếp. Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện của mỗi người sẽ lựa chọn hạt giống phù hợp. Nếu muốn trồng ngô để ăn tươi, bạn nên chọn giống thuộc nhóm ngô ngọt hoặc nhóm ngô nếp. 

Ví dụ, có thể trồng giống ngô Nù địa phương, thời gian sinh trưởng khoảng 60-65 ngày và năng suất là 2 tấn hạt trên mỗi hecta. Ngoài ra, trồng ngô lấy hạt nếp lai MX2 và MX4 cũng là lựa chọn tốt, vì chúng chỉ mất khoảng 60-65 ngày để thu hoạch trái tươi.

Đa dạng giống ngô trên thị trường
Đa dạng giống ngô trên thị trường

Ngô là một loại cây lương thực phổ biến ở Việt Nam, do đó hạt giống rất dễ mua. Để chuẩn bị dụng cụ trồng ngô, bạn có thể tìm đến các cửa hàng nông sản uy tín hoặc siêu thị gần nhà để mua hạt giống. 

Để chuẩn bị hạt giống trước khi gieo, hãy ngâm chúng trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 40°C. Sau đó ngâm trong khoảng 12-14 giờ (khoảng 2 giờ sôi, 3 giờ lạnh). Tiếp đến trong cách trồng ngô bằng hạt, bạn cần vớt hạt giống ra và ủ chúng trong một khăn ẩm cho đến khi hạt nứt ra mầm. Khi đã nứt mầm, bạn có thể lấy hạt ra để gieo.

3. Đất trồng và điều kiện thích hợp để cây ngô phát triển    

Ngô là một loại cây thích nhiệt đới, đối với giống chín sớm thì nhiệt độ tối ưu là từ 2000-2200°C. Giống chín trung bình thì từ 2300-2600°C và giống chín muộn thì từ 2500-2800°C. Ngô thường phát triển tốt ở nhiệt độ ngày từ 24-30°C. Nhiệt độ cao hơn 38°C sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây.

Hạt phấn của cây ngô có thể chết khi nhiệt độ vượt quá 35°C. Ngoài ra, trong cách trồng ngô, nếu nhiệt độ quá thấp dưới 12°C cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sống của cây. Đặc biệt là trong giai đoạn cây nảy mầm ra hoa.

Ngô có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau bao gồm đất đồi, đất ven sông, đất chuyên màu và đất hai vụ lúa. Tuy nhiên, đất tốt nhất cho sự phát triển của ngô là đất cơ giới nhẹ, có màu mỡ cao, thoát nước dễ dàng. Đồng thời có tầng canh tác dày, nhiều mùn và độ pH trong khoảng 6,0-7,0.

4. Bón lót    

Trong quá trình thực hiện cách trồng ngô, việc bón phân được thực hiện ba lần. Lần đầu tiên là sau khi cây được trồng 10 ngày, lần thứ hai là sau 10 ngày tiếp theo và lần cuối cùng là sau 30 ngày kể từ khi gieo hạt.

Bón phân cho cây ngô
Bón phân cho cây ngô

Trong quy trình trồng ngô, cách lựa chọn phân bón (kali, ure hoặc phân hữu cơ) phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp chăm sóc của mỗi người. Cần lưu ý rằng khi sử dụng phân bón kali hoặc ure phải pha loãng với nước tưới hoặc sau khi bón phân xong. Ngoài ra người trồng cũng cần phải lấp đất kín để tránh cây bị cháy lá.

5. Cách trồng ngô hiệu quả, năng suất cao    

Đề xuất số hạt giống/ngăn là 2-3 hạt. Bạn nên hạn chế trồng quá nhiều cây trong một ngăn, tối đa chỉ nên trồng 2 cây để tránh cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng. Khoảng cách giữa các hàng khi thực hiện cách trồng ngô nên từ 60-100 cm và khoảng cách giữa các cây trong cùng hàng là từ 20-40 cm.

Nếu mật độ trồng ngô thấp, cây sẽ phát triển tốt và trái sẽ lớn. Tuy nhiên nếu số lượng hạt trên mỗi mét vuông ít thì năng suất sẽ không cao. Nếu trồng quá đông, cây ngô sẽ mọc rậm hơn bình thường và kéo dài thời gian ra hoa từ 1-5 ngày. Từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu phấn hoa cái, hạt nhỏ và cây dễ bị đổ ngã.

6. Chăm sóc sau khi trồng cây ngô    

Trong giai đoạn nảy mầm và trổ, ngô cần lượng nước lớn. Nếu thiếu nước sẽ gây ra các vấn đề như lá bị co lại ở phần mép, lá héo và có những nếp gấp dọc theo lá. Trong mùa khô nắng, cần tưới nước cho ngô 4-7 ngày một lần khi ngô đã trổ. Trong mùa mưa thì cần giảm lượng nước tưới.

Sau khi trồng cây ngô con có một lá (khoảng 4-6 ngày sau), cần tỉa cành ở những nơi cây chết hoặc không phát triển. Đồng thời, người trồng cần nhổ bỏ những cây yếu và chỉ để lại số lượng cây như đã quy định (1-2 cây mỗi khe).

Chăm sóc cây ngô
Căm sóc cây ngô sau khi trồng

Ngoài ra, trong 30 ngày đầu sau khi thực hiện cách trồng ngô, cây sẽ phát triển rất yếu và chậm. Vì vậy, cần lấy cỏ dại để không để cỏ cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây ngô. Nên nhổ cỏ bằng tay và vun đất xung quanh gốc cây để tránh cây bị đổ. Lưu ý không cần đào đất ở giữa hai hàng cây quá sâu vì có thể ảnh hưởng đến hệ rễ.

Khi thực hiện cách trồng ngô, thường xảy ra một số sâu bệnh mà bạn cần phát hiện và chữa trị kịp thời. Cụ thể như sau:

  • Sâu đục thân, rầy mềm, sâu đục trái: Cần chuẩn bị đất cẩn thận, làm vệ sinh vùng ruộng và khử trùng đất bằng các loại thuốc hoặc bột để ngăn chặn sâu bệnh phát triển.
  • Bệnh đốm lá, bệnh đốm vằn, bệnh rĩ: Để phòng tránh các loại bệnh này trên cây ngô, cần phun xịt các loại thuốc như Zineb, Maneb, Copper,...

7. Thu hoạch và bảo quản    

Sau khi áp dụng cách trồng ngô hiệu quả, bạn có thể tiến hành thu hoạch và bảo quản. Vậy trồng ngô bao lâu thu hoạch? để xác định thời điểm thu hoạch ngô, bạn có thể quan sát hạt ngô ở đầu và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng và có một lớp màu đen ở chân hạt thì ngô đã chín đủ để thu hoạch.

Trước khi thu hoạch, nên chặt đọt phơi trái ngoài đồng trong khoảng 5-7 ngày. Sau đó, lột vỏ phơi trái dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian (ẩm độ khoảng 20-24%). Điều này giúp giảm tỉ lệ nứt bể khi thu hoạch hạt. 

Thu hoạch ngô đúng cách
Thu hoạch ngô đúng cách

Nếu bạn lưu trữ ngô, hạt nên được phơi cho độ ẩm 14-15%. Sau khi thu hoạch, hãy cày vùi thân lá cây ngô tại ruộng để cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

8. Lời kết

Bài viết trên đây là những thông tin hướng dẫn chi tiết cách trồng ngô hiệu quả, cho năng suất cao mà Người nhà nông chia sẻ. Bằng cách áp dụng các quy trình và kỹ thuật này, bạn có thể tạo ra những vườn ngô chất lượng đáp ứng nhu cầu thực phẩm. Mong rằng qua đây bạn đọc đã có thêm kiến thức và tự tin để thực hiện quá trình trồng ngô hiệu quả. Chúc bạn thành công.