show menu

Hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi tại nhà, rau sạch ăn quanh năm

Thứ hai, 29/05/2023 - 14:18

Rau mồng tơi là một loại rau dễ chăm sóc nhưng không phải ai cũng biết cách trồng rau mồng tơi đúng kỹ thuật. Trong những năm gần đây, mô hình trồng rau mồng tơi ngày càng phát triển vì nó đem lại lợi ích kinh tế cao đồng thời tốn rất ít công sức để chăm sóc, chi phí bỏ ra thấp. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng loại rau mồng tơi đạt được năng suất cao.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Rau mồng tơi trồng tháng mấy? Thời vụ trồng rau mồng tơi

Trước khi tìm hiểu cách trồng rau mồng tơi thì bà con cần xác định được thời vụ trồng rau tốt nhất của năm. Mặc dù đây là loại rau khá dễ trồng nhưng thời vụ trồng ở miền Nam và miền Bắc sẽ có sự khác nhau.

rau mồng tơi trồng mùa nào
Rau mồng tơi trồng mùa nào?

Nếu như bạn sống tại các tỉnh phía Nam thì bạn có thể trồng rau quanh năm. Nếu như bạn sống ở các tỉnh phía Bắc thì có 2 thời vụ trồng tốt nhất: Vụ một trồng đầu tháng 3 đến tháng 5, vụ hai trồng từ tháng 5 đến tháng 9.

2. Cách trồng và chăm sóc rau mồng tơi trong thùng xốp

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến cách trồng rau mồng tơi trong thùng xốp đơn giản và hiệu quả. Đây là một trong những phương pháp trồng rau giúp bạn tiết kiệm được diện tích trồng và tăng được năng suất của rau.

2.1. Kỹ thuật trồng rau mồng tơi bằng hạt tại nhà

Một trong những cách trồng rau thường thấy chính là dùng hạt giống. Cách trồng rau mồng tơi bằng hạt tại nhà như sau:

Chuẩn bị dụng cụ:

Trước khi trồng rau bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để đảm bảo cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cụ thể:

  • Đất mùn
  • Một thùng xốp 
  • Một túi hạt giống rau mồng tơi 

Chuẩn bị đất

Bà con nên chọn đất và phân hữu cơ để đất có được nhiều dưỡng chất hơn, từ từ cho phần đất đã trộn vào thùng xốp, xới đều. Bạn nên tưới ẩm đất khoảng 20 phút trước khi gieo hạt.

Gieo hạt:

Bạn chọn những hạt giống to, không mọt, không sâu bệnh, có thương hiệu rõ ràng. Cách trồng rau mồng tơi chính là bạn gieo trực tiếp những hạt đã qua chọn lựa lên bề mặt đất trồng, phủ thêm một lớp trấu để giữ được hạt. 

trồng rau mồng tơi trên sân thượng
Trồng rau mồng tơi trên sân thượng

Chăm sóc:

Khi bạn đã gieo hạt thì mỗi ngày bạn sẽ tưới một lần để cây nảy mầm đồng đều và hạn chế tình trạng đất bị khô. Tính từ thời gian gieo hạt, sau 5 ngày cây rau mồng tơi sẽ bắt đầu nảy mầm.

Cách trồng rau mồng tơi để cây phát triển tốt và xanh nước chính là không để rau ở nơi có nhiều nắng. Sau 10 ngày kể từ khi gieo hạt thì bạn đã có thể tỉa cây ra từng chậu riêng để dễ dàng chăm sóc. Sau 15 ngày, bà con có thể dùng phân đạm để bón vào cây.

Nếu như bạn trồng cây vào mùa nắng thì bạn nên tươi nước 2 lần/ ngày nhằm cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Nếu bạn trồng vào mùa mưa sẽ tưới 1 lần/ ngày để hạn chế tình trạng úng cây.

Một mẹo trong kỹ thuật trồng rau mồng tơi chính là bạn nên thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những lá úng, lá vàng, tránh tình trạng lây lan. Trước khi thu hoạch rau từ 7 đến 10 ngày, bà con dừng bón phân đạm để hạn chế lượng nitrat trong rau bị cao.

2.2. Cách trồng rau mồng tơi bằng cây

Bên cạnh việc trồng rau bằng hạt thì nhiều bà con còn thực hiện cách trồng rau mồng tơi bằng cây. Để có thể trồng rau bằng cây con thì bạn cần phải tuân thủ theo các quy định dưới đây:

Chuẩn bị đất:

Người trồng cây cần ưu tiên chọn phần đất có thể trung bình, thịt nhẹ, hoặc đất cát pha, có độ pH từ 6.0 đến 6.7. Bạn cho đất nhẹ nhàng vào thùng xốp, xới đều đất, tưới ẩm đất trước khi bạn trồng cây.

Trồng cây con:

Bạn nên lựa chọn những cây con khỏe, không sâu bệnh, xanh tươi. Cách trồng rau mồng tơi chính là đào hố với khoảng cách 20cm x 20cm/cây, sau đó đặt cây con vào hố đã chuẩn bị. Sau đó bạn tiến hành phủ thêm một lớp đất, ấn vào gốc cây để cây vững hơn.

Cách trồng rau mồng tơi bằng cành cây con
Cách trồng rau mồng tơi bằng cành cây con

Chăm sóc cây:

Tương tự như cách trồng rau bằng hạt, nếu bạn trồng vào mùa nắng thì cần tưới cây 2 lần/ ngày để cung cấp độ ẩm cho đất, giúp cây, hỗ trợ hút ẩm cho bộ rễ. Nếu như bạn trồng vào mùa mưa thì bạn chỉ nên tưới nước 1 lần/ ngày, hạn chế tình trạng úng cây.

Khi bón phân thì bạn nên trộn giữa phân bón theo luống và phân lân. Trước khi thu hoạch cây từ 7 đến 10 ngày thì bạn nên hạn chế bón phân, tránh tình trạng nitrat trong cây bị cao.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh hại là một trong những bước quan trọng trong cách trồng rau mồng tơi. Nếu như bạn không biết cách phòng trừ và không nhận ra được các dấu hiệu khi cây đang bị bệnh thì khả năng cao dẫn đến tình trạng toàn bộ cây sẽ chết hết. Sau đây là một vài loại bệnh thường gặp ở cây và cách xử lý:

Rệp muội:

  • Biểu hiện: Sống trên lá non và thích cư trú ở mặt dưới của lá. Rệp sẽ làm cho các lá non bị quăn lại, làm biến dạng hoa về sau.
  • Cách phòng trừ: Cách trồng rau mồng tơi để trừ bệnh là dùng Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/ bình 10 lít, Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/ bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha…
phòng và trị bệnh trên rau mồng tơi
Phòng và trị bệnh trên rau mồng tơi

Sâu ăn lá:

  • Biểu hiện: Thường xuất hiện trong thời kỳ cây đang sinh trưởng, lá cây chất lượng giảm, nếu nặng bị mất thu hoạch.
  • Cách phòng trừ: Dùng Selecron 500EC liều lượng 30-40ml/ bình 16 lít, Sherpa 25EC liều lượng 20-30ml/ 16 lít,  Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/ bình 16 lít,...

Bệnh thối thân, thối gốc

  • Biểu hiện: Trong quá trình thực hiện cách trồng rau mồng tơi, bạn nhận thấy cây đang sinh trưởng chậm lại. Đối với phần gốc và thân cây bị thối mềm, có màu nâu tối phía trên ngọn. Những cây bị nhiễm lá sẽ có màu vàng ở phần gốc cây.
  • Cách phòng trừ: Nếu như bạn trồng cây vào mùa nóng thì bạn cần phải duy trì được nhiệt độ thấp nhất, đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt. Khi phát hiện cây đã bị bệnh thì cần phải nhổ bỏ ngay, nên luân canh với lúa nước, hoặc dùng Alietle 800WG, Ridomil Gold 68WP để phòng bệnh ở cây.

Bệnh đốm lá 

  • Biểu hiện: Khi thực hiện cách trồng rau mồng tơi, bạn sẽ xác định được nguyên nhân chính của bệnh đốm lá là do nấm Cercospora sp tồn tại trong tàn dư của thực vật hoặc của đất trồng qua nhiều vụ nhưng không được xử lý.
  • Các phòng trừ: Khi vừa thu hoạch xong thấy cầu phải thu dọn tàn dư thực vật, phơi ải, làm đất sớm; Dùng thuốc Penncozeb 75DF,  Penncozeb 75DF,...

4. Thu hoạch

Bước cuối cùng khi thực hiện cách trồng rau mồng tơi chính là thu hoạch rau. Sau khi trồng rau từ 35 đến 40 ngày thì bạn có thể thu hoạch bằng cách dùng dao cắt cách gốc từ 5 đến 10 cm.

Thu hoạch rau mồng tơi
Thu hoạch rau mồng tơi

Khi bạn đã thu hoạch lần thứ nhất thì bón thúc ngay. Thời gian để lứa thứ hai thu hoạch chính là sau 12 - 15 ngày kể từ lần đầu. Bà con nên ưu tiên thu hoạch vào buổi sáng sớm, không thu hoạch lúc quá nóng vì dễ bị ôi.

5. Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ cho bà con cách trồng rau mồng tơi đơn giản và hiệu quả, mang đến năng suất cao. Nguoinhanong hy vọng rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch. Chúc mọi người có được một vụ mùa rau mồng tơi thật vội thu và đạt kết quả cao nhé!

Chủ đề Chủ đề:

Nấm