show menu

Gà đẻ trứng non do nguyên nhân nào? - Biện pháp khắc phục hiệu quả

Thứ tư, 12/04/2023 - 10:56

Tại sao gà lại đẻ trứng non? Gà đẻ trứng non thiếu chất gì? Đây là những câu hỏi thường gặp của chủ chăn nuôi gà. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự nhưng chưa biết cách giải quyết thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

1. Tại sao gà đẻ trứng non? - Cách chữa gà đẻ trứng non

Dưới đây là một số lý do gà đẻ trứng non và những cách khắc phục gà mái đẻ trứng non hiệu quả đã được nhiều người áp dụng. Mời bạn tham khảo!

1.1 Thiếu Canxi, thiếu Photpho

Gà thiếu Canxi và Photpho là nguyên nhân thường gặp nhất khi gà đẻ trứng non vì đây là hai nguyên tố chiếm tới 98% cấu tạo vỏ trứng. 

Cách trị gà đẻ trứng non trong trường hợp này là bổ sung các loại thực phẩm nhiều Canxi và Photpho vào khẩu phần ăn hàng ngày. Một số loại thức ăn mà bạn có thể sử dụng là vỏ ốc, vỏ sò xay nhuyễn, bột cá, bột tôm hay khoáng Premix. 

Gà đẻ trứng non do thiếu Canxi và Photpho
Gà đẻ trứng non do thiếu Canxi và Photpho

1.2 Hàm lượng Canxi và Photpho ở gà không cân đối

Nếu như đã bổ sung Canxi và Photpho đầy đủ nhưng vẫn gặp tình trạng gà mái đẻ trứng non thì có thể do hàm lượng hai chất không cân đối. Để khắc phục tình trạng này, chủ nuôi cần cân đối khẩu phần ăn và hàm lượng chất khoáng hợp lý. Sau khoảng một tuần, bạn sẽ không còn thấy tình trạng gà bị đẻ trứng non nữa. 

>> Xem thêm: TOP 5+ cách nuôi heo nái đạt hiệu quả cao cho người chăn nuôi

1.3 Rối loạn hoocmon

Rối loạn hoocmon là tình trạng thường gặp ở gà. Khi bị rối loạn hoocmon, đặc biệt là rối loạn tuyến giáp, gà sẽ đẻ trứng non. Tuyến giáo là bộ phận giúp gà chuyển hoá Canxi. Chính vì vậy, khi gà đẻ trứng non cũng chính là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang gặp vấn đề.

Với trường hợp này, cách xử lý tốt nhất đó là thay gà khác. Tuy nhiên, nếu không muốn thay gà thì bạn có thể mua thuốc chữa tuyến giáp. Chủ nuôi đều đặn cho gà uống thuốc từ 3-5 ngày thì gà sẽ trở lại bình thường. 

1.4 Gà quá già

Gà càng già thì bộ phận sinh sản cũng sẽ kém đi. Chính vì vậy, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gà đẻ trứng non. Trung bình, chủ nuôi có thể khai thác trứng của một con gà mái trong vòng 2 năm. Sau thời gian này, tần suất đẻ cũng như chất lượng trứng sẽ bị giảm. Do đó, chủ nuôi cần chú ý tới thời gian nuôi để nhận biết gà già và chuyển sang nuôi lấy thịt. 

Gà mái quá già cũng là nguyên nhân dẫn đến trứng mỏng vỏ
Gà mái quá già cũng là nguyên nhân dẫn đến trứng mỏng vỏ

1.5 Thiếu vitamin D

Bên cạnh Canxi và Photpho, vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng giúp gà hấp thu Canxi tốt hơn. Nếu thiếu vitamin D, lượng Canxi trong thức ăn sẽ không được hấp thu toàn bộ dẫn đến trứng vỏ mỏng. 

Cách khắc phục gà đẻ trứng non với trường hợp này đó là hãy cho gà phơi nắng để chúng tự tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, tránh cho gà phơi nắng gắt buổi trưa mà chỉ nên cho phơi nắng vào buổi sáng và chiều. Nếu nuôi gà nhốt, bạn có thể thiết kế chuồng có cửa ở phía đông để đóng ánh nắng tự nhiên buổi sáng. 

>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc heo nái nuôi con hiệu quả tại nhà

1.6 Gà bị stress

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đáp ứng đủ dinh dưỡng thì gà sẽ phát triển tốt. Trên thực tế thì không hẳn vậy. Nếu gà sống trong điều kiện không tốt, chúng sẽ khó chịu và lâu dần sẽ stress. Cơ thể của gà bị stress sẽ không hấp thu tốt chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến thiếu chất và đẻ trứng non.

Gà bị stress do môi trường nuôi không thoải mái
Gà bị stress do môi trường nuôi không thoải mái

Để đảm bảo chất lượng của trứng, bạn cần xem lại mô hình chăn nuôi và đánh giá các vấn đề liên quan đến chuồng trại. Hãy theo dõi khoảng 1 tuần, nếu trứng không còn mỏng vỏ thì chứng tỏ gà đã giảm stress. Bên cạnh đó, chuồng gà quá đông cũng sẽ khiến gà bị sốc nhiệt. Do vậy, bà con hãy theo dõi đàn gà hàng ngày, kiểm tra lượng thức ăn và nhiệt độ kỹ càng để có được giải pháp hiệu quả và chính xác. 

2. Một số loại thuốc trị gà đẻ trứng non hiệu quả

Để khắc phục hiện tượng gà đẻ trứng non từ sớm, bạn có thể bổ sung các loại thuốc và vacxin để gà tăng sức đề kháng và cho năng suất cao. 

2.1 Thuốc vệ sinh chuồng gà

Đảm bảo chuồng trại là phương pháp cơ bản giúp trứng gà đạt chất lượng tốt và không bị mỏng vỏ. Hãy thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng nước và chuồng trại bằng thuốc sát trùng BENKOCID hoặc NAVETKON-S định kỳ 2 lần/ tuần để diệt sạch mầm bệnh. 

2.2 Vacxin phòng bệnh cho gà

Để gà khoẻ mạnh và cho ra những quả trứng cứng cáp, chủ trang trại cần tiêm phòng cho đàn gà khi chúng 15-16 tuần tuổi. Hiện nay, bạn có thể sử dụng các loại vacxin như ND-IB-EDS Emulsion và ND-IB-EDS K để phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Niu-cát-xơn (ND) và hội chứng giảm đẻ ở gà (EDS). 

Tiêm vacxin phòng bệnh cho gà
Tiêm vacxin phòng bệnh cho gà

2.3 Thuốc tăng tỷ lệ đẻ trứng

Hãy thường xuyên bổ sung TERRAMYCIN, NAVET-BIOZYM và VITA-ELECTROLYTES (NAVETCO) vào nước uống tăng sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ khoáng chất và giúp gà chống stress khi thay đổi môi trường. Bên cạnh đó, những loại thuốc trên cũng giúp kích thích gà đẻ, tăng tỷ lệ đẻ và ấp nở cũng như kéo dài chu kỳ đẻ. 

Qua bài viết trên đây của Người Nhà Nông, ắt hẳn quý độc giả đã biết vì sao gà đẻ trứng non cũng như cách khắc phục cho từng trường hợp. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé. Chúc chủ nuôi thành công!

>> Xem thêm: Chia sẻ mô hình nuôi chim cút tại nhà cho năng suất cao