show menu

Kinh nghiệm chăm sóc heo nái nuôi con hiệu quả tại nhà

Thứ tư, 12/04/2023 - 12:00

Chăm sóc heo nái nuôi con sau sinh là công việc vô cùng quan trọng của người chăn nuôi giúp đàn heo phục hồi sức khỏe. Đây là thời kỳ heo nái cần lượng nước và chất dinh dưỡng đầy đủ sau khi sinh con. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cách chăm sóc heo nái đúng cách nhé.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Chăm sóc heo nái nuôi con kỹ lưỡng

Người chăn nuôi nông nghiệp cần thực hiện tốt một số công việc dưới đây khi chăm sóc heo nái nuôi con:

  • Theo dõi số lượng nhau thai ra bằng cách gom lại bỏ vào xô có nắp đậy, đếm số lượng cuống rốn bằng số con đẻ ra. 
  • Dùng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 0,1% lau rửa mép âm môn, rửa sạch bầu vú trước khi cho heo con bú.
Cần chăm sóc heo nái nuôi con kỹ lưỡng
Cần chăm sóc heo nái nuôi con kỹ lưỡng
  • Người chăn nuôi phải theo dõi tình trạng sức khỏe mẹ sau khi đẻ, màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản. 
  • Bạn nên kiểm tra thân nhiệt heo mẹ hai lần/ngày (sáng, chiều) liên tục trong vòng 3 ngày đầu để can thiệp kịp thời, tránh trường hợp heo mẹ bị sốt gây mất sữa. 
  • Trong trường hợp heo mẹ bị sốt cao phải tiêm hạ sốt và tùy nguyên nhân cụ thể mà can thiệp kịp thời. 
  • Khi chăm sóc heo nái nuôi con, bạn thường xuyên phải quan sát, theo dõi đàn heo, tránh hiện tượng heo mẹ đè chết heo con.
  • Cho heo mẹ uống nước sạch pha thêm muối, ngày đầu sinh thường cho ăn cháo, hoặc thức ăn hỗn hợp với số lượng ít, sau đó cho ăn tự do.

2. Chú ý tới chế độ ăn và uống của heo sau sinh

Sau khi đẻ, lợn nái thường rất mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nước uống. Đây là thời kỳ heo nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Thông thường, heo nái và đàn heo con cần 35 - 50 lít nước/ngày tùy theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết. Vậy nên việc chăm sóc heo nái nuôi con tại thời điểm này là rất quan trọng, bạn nên chú ý để thực hiện tốt các công việc này. 

Nếu có điều kiện, nên cho heo nái uống nước, cháo tinh bột gạo, bắp hay cám để cung cấp năng lượng bù đắp cho cơ thể sau đẻ. Lượng thức ăn trung bình khi chăn nuôi heo nái có con khoảng 4,5kg/con/ngày.

Chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn của heo
Chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn của heo

Người chăn nuôi cần quan sát kỹ thay đổi thể vóc của heo nái để tăng giảm định mức ăn. Heo nái mập thì hạn chế thức ăn nếu nuôi ít con. Heo nái gầy nuôi nhiều con nên cho ăn tự do để sự cân bằng dưỡng chất trong lượng thức ăn cho heo hàng ngày. Trong thời kỳ nuôi các nang noãn vẫn phát triển, dinh dưỡng tốt thì heo nái đẻ lứa sau mới đạt nhiều con.

Nếu heo nái nuôi con bỏ ăn và có kèm theo hiện tượng sốt thì có thể heo nái nhà bạn đang gặp phải bệnh như viêm hoặc thương hàn, tụ huyết trùng hoặc thậm chí là các bệnh dịch tả thường gặp. Trong trường hợp này, bạn nên điều trị bằng các loại thuốc đặc trị cho từng bệnh.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi chim cút mới nở cho hộ chăn nuôi

3. Theo dõi sức khỏe thường xuyên

Sau khi đẻ, bạn cần chăm sóc heo nái nuôi con cẩn thận, đặc biệt phải theo dõi nhiệt độ cơ thể heo nái, thông thường, thân nhiệt heo nái khoảng 39 độ C. Nếu thân nhiệt trên 40 độ C thì đó là tình trạng báo động do nhiễm trùng sau đẻ, phải có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời. Người chăn nuôi cần phân biệt hội chứng này với sốt để chữa trị đúng cách.  

Chăm sóc heo nái nuôi con bằng cách theo dõi sức khoẻ thường xuyên
Chăm sóc heo nái nuôi con bằng cách theo dõi sức khoẻ thường xuyên

Người chăn nuôi phải theo dõi dịch hậu sản bài xuất ở bộ phận sinh dục heo nái khi đẻ. Heo nái đẻ bình thường thì dịch hậu sản ít, trong hoặc hơi hồng. Nếu dịch hậu sản quá nhiều mà trắng đục hoặc vàng, hoặc xanh nhạt, hoặc đỏ hồng, hôi thối… thì heo nái đang bị nhiễm trùng nặng trong bộ phận sinh dục cái, cần có biện pháp can thiệp. Bạn có thể điều trị bằng cách tiêm kháng sinh kết hợp với bơm thụt rửa bằng thuốc tím hay chất sát trùng. 

Một công đoạn rất quan trọng khi chăm sóc heo nái nuôi con đó là bạn phải vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống thường xuyên. Chuồng phải luôn khô ráo, thoáng mát, che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa. Trong 3 tuần đầu sau khi đẻ, lưu ý không nên tắm cho heo mẹ và heo con.

4. Theo dõi lượng sữa của heo nái nuôi con

Khi chăm sóc heo nái nuôi con, người chăn nuôi phải quan sát sự xuống sữa của heo nái mỗi khi gọi cho con bú qua tiếng ịt sữa. Thông thường, khi heo nái sắp cho con bú, heo sẽ trở mình nằm nghiêng, gọi con bằng tiếng ít ịt rời rạc. 

Khi tất cả các con tập trung cùng động tác ủi gặm vú, tiếng ịt sữa của nái từ rời rạc chuyển thành nhanh hơn, đến khi tiếng ịt sữa nhanh liên tục rồi im là lúc sữa đang xuống. Đây là lúc để đoán biết nái có nhiều sữa hay không. Nếu khoảng thời gian này kéo dài thì điều này chứng tỏ heo nái nhiều sữa. Ngược lại, nếu diễn biến nhanh chóng hoặc sau khi bú xong heo con còn cố nút vú thì lợn có ít sữa.  

Theo dõi lượng sữa của theo nái sau sinh
Theo dõi lượng sữa của theo nái sau sinh

Trong thời gian tiết sữa nuôi con, có sự cân bằng giữa lượng Canxi, Photpho, chất béo giữa khẩu phần ăn với lượng sữa nuôi con. Bạn nên bổ sung chế phẩm chứa i-ốt cho heo nái để tăng hoạt động tuyến giáp. Điều này cũng giúp cho heo nái tiết sữa tốt hơn, nhưng phải thận trọng không được dùng quá liều. 

>> Xem thêm: Chim cút nuôi bao lâu thì thịt? Bật mí mô hình nuôi lời to

5. Xử lý các vấn đề thường gặp ở heo nái nuôi con

Chăm sóc heo nái nuôi con là điều không hề đơn giản đối với người chăn nuôi ít kinh nghiệm. Bởi sau khi sinh, có rất nhiều vấn đề trục trặc với heo nái. Dưới đây là một vài trường hợp bạn có thể gặp phải. 

5.1 Heo nái cắn con, không cho heo con bú

Khi gặp tình huống heo nái cắn con, bạn can thiệp bằng cách tiêm một mũi thuốc an thần, dùng một trong các loại thuốc sau: 

  • Combistress: 0,1-0,2 ml/ 10kg TT, tiêm bắp
  • Komiserastress: 1-2ml/100kg TT, tiêm bắp 
  • Thuốc Acepril 10: 0,25-0,5ml/50 kgTT, tiêm bắp. 

Heo nái sẽ nằm yên trong khoảng 20 phút sau tiêm, thả heo con vào để cho bú.

5.2 Heo nái sưng mép âm hộ do xuất huyết

Người chăn nuôi nên lưu ý khi chăm sóc heo nái nuôi con đó là heo có thể bị sưng mép âm hộ. Cách chữa cho heo nái khi bị sưng mép âm hộ đó là tiêm cho heo nái một mũi thuốc an thần, vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ và tiêm thuốc tê kết hợp với Epinephrine vào mô chung. Dùng tấm gạc dài xếp nhỏ thành sợi dây, đặt sợi dây vào giữa 2 mép âm hộ rồi quấn quanh về phía trước vùng mép có bọc máu sau đó cột chặt theo kiểu cột ga-rô. 

Khoảng 2-3 phút sau thì máu sẽ ngừng chảy. Nếu bạn thấy không hiệu quả thì dùng chỉ không tiêu và kim may cong để may đường may nệm nằm phía sau bọ máu và buộc chặt lại. Trong trường hợp máu còn chảy thì phải mổ bọc máu ra, lau sạch bên trong để tìm xem chỗ mạch máu đứt rồi dùng kẹp cầm máu để kẹp và dùng chỉ để cột mạch máu lại. Hãy dùng chỉ nilon để may vết mổ trên âm hộ, tiêm kháng sinh Bio-amox la.

5.3 Phòng ngừa bệnh viêm tử cung sau sinh

Một điều lưu ý khi chăm sóc heo nái nuôi con đó là nên tiêm một liều Bio-amox la để phòng nhiễm trùng. Đồng thời đặt viên thuốc ngừa Bio-vagilox-heo vào tử cung, hôm sau tiếp tục đặt một viên nữa. 

Chăm sóc heo nái nuôi con có biểu hiện viêm tử cung
Chăm sóc heo nái nuôi con có biểu hiện viêm tử cung

Heo nái đẻ bình thường thì dịch hậu sản trong và ít. Nhưng nếu dịch hậu sản nhiều có màu trắng đục, vàng hoặc đỏ hồng, lợn cợn như mủ, hôi thối,.. thì đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Bạn có thể chăm sóc heo nái nuôi con bằng các loại thuốc sau để điều trị bệnh này: 

  • Bio-cefquin,
  • Bio-amox la,
  • Bio-tetra 200,
  • Bi genta-amox,... 

Ngoài ra có thể sử dụng thêm thuốc kháng viêm Bio-ketosol 100 để chăm sóc heo nái nuôi con. Bạn nên vệ sinh tử cung bị viêm bằng thuốc sát trùng Biodine với liều 3ml thuốc/2 lít nước đun sôi để nguội. Sau khi rửa xong, chờ cho nước rửa tử cung chảy ra hết rồi mới đặt thuốc Bio-vagilox-heo vào tử cung. 

>> Xem thêm: Mô hình nuôi chim cút thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao

5.4 Heo nái bị viêm vú

Người chăm sóc heo nái nuôi con phải kiểm tra xem heo nái có bị viêm vú không. Biểu hiện của viêm vú đó là bầu vú sưng đỏ và nóng, heo nái không chịu cho heo con bú, thân nhiệt heo nái lên đến 40 độ C. Bạn nên dùng vải mềm tẩm nước nóng để xoa bóp đầu vú và nặn bỏ sữa đi để vú bớt căng sữa.

5.5 Hiện tượng heo nái nuôi con bỏ ăn

Hiện tượng heo nái nuôi con bỏ ăn là dấu hiệu bất thường rất quan trọng vì nó còn đang trong giai đoạn cho con bú hoặc cần lại sức. Heo bỏ ăn đột ngột thì có thể bị bệnh. Người chăn nuôi khi chăm sóc heo nái nuôi con cần yêu cầu kỹ thuật cao và có kinh nghiệm. 

Chú ý và chăm sóc heo nái nuôi con sau sinh có biểu hiện chán ăn
Chú ý và chăm sóc heo nái nuôi con sau sinh có biểu hiện chán ăn

Nếu phát hiện heo bị sót nhau cần gọi bác sĩ thú y tiêm kích thích để tống nhau ra ngoài. Nếu heo mẹ sốt do sữa quá nhiều hoặc bị nhiễm trùng thì vệ sinh chuồng trại, tiêu diệt vi trùng, mầm bệnh bằng Bioclean pha loãng với tỷ lệ 5ml/ lít nước phun đều quanh chuồng. 

Người chăn nuôi nên bấm răng nanh lợn con tránh làm tổn thương vú mẹ sau sinh. Sau khi sinh, phải nhặt hết nhau thai để lợn mẹ không ăn vào dễ gây bệnh, sốt. 

Chăm sóc heo nái nuôi con sau sinh là điều vô cùng cần thiết giúp đàn heo trở nên khỏe mạnh hơn. Vì vậy, người chăn nuôi cần trang bị cho mình những kiến thức và tinh thần thật vững vàng. Hy vọng bài viết trên của Người Nhà Nông giúp bạn có thêm kiến thức để chăn nuôi. Chúc các bạn thành công.