show menu

Chia sẻ mô hình nuôi chim cút tại nhà cho năng suất cao

Thứ tư, 12/04/2023 - 10:45

Mặc dù tự nuôi chim cút tại nhà có thể mang lại giá trị kinh tế cao nhưng đã có rất nhiều người thất bại vì không biết chăm sóc chim đúng cách. Vậy, xây dựng mô hình nuôi chim cút tại nhà như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc chim? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

1. Đảm bảo chuồng nuôi chim cút

Chuồng trại là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công khi nuôi chim cút tại nhà. Chuồng nuôi chim cút có những vai trò như:

  • Bảo vệ chim trước thay đổi của thời tiết và tạo ra môi trường giúp đàn chim phát triển tốt. 
  • Hạn chế đàn chim tiếp xúc với mầm bệnh từ bên ngoài.
  • Đảm bảo quy trình chăm sóc và nâng cao năng suất chăn nuôi. 
Đảm bảo chất lượng chuồng trại nuôi chim cút tại nhà
Đảm bảo chất lượng chuồng trại nuôi chim cút tại nhà

2. Chọn giống chim cút chất lượng

Hiện nay, việc lựa chọn chim cút làm giống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, chủ chăn nuôi nông hộ cần nâng cao kiến thức và tìm mua những trang trại nuôi chim cút giống uỵ tín. Hãy chọn chim cút hoạt bát, khoẻ mạnh, không mắc bệnh,... và tránh chim cút có lông xù hay có dị tật để quá trình nuôi chim cút tại nhà dễ dàng hơn. 

Dưới đây là một số tiêu chuẩn lựa chọn chim cút giống mà bạn có thể tham khảo:

  • Chim cút đực: Thân hình gọn, mỏ ngắn, đầu nhỏ, ngực nở, có lông ngực vàng, trọng lượng đạt 70-90 gram ở khoảng 25 ngày tuổi. 
  • Chim cút cái: Đầu thành, lông tơ óng, cổ nhỏ, có đốm trắng đen ở ngực, hậu môn đỏ hồng, nở và mềm mại. 
Lựa chọn chim cút giống chất lượng
Lựa chọn chim cút giống chất lượng

3. Nhu cầu dinh dưỡng khi nuôi chim cút tại nhà

Khi thực hiện mô hình nuôi chim cút tại nhà, chủ chăn nuôi cần chú ý tới nhu cầu dinh dưỡng được trình bày trong bảng sau: 

STT Nguyên liệu Cút con (26-28% protein thô) Cút thịt (22-24% protein thô) Cút đẻ (24-26% protein thô)
1 Ngô 2,0 4,0 2,5
2 Tấm  2,0 1,0 1,0
3 Cám 1,0 0,7 1,0
4 Bột cá nhạt 1,5 1,0 1,2
5 Khô dầu lạc 1,2 2,0 1,2
6 Bột đậu tương rang 1,0 0,5 1,5
7 Bột đậu xanh 1,0 0,5 1,0
8 Bột sò 0,1 0,1 0,3
9 Bột xương 0,1 0,1 0,1
10 Premix khoáng 0,05 0,01 0,05
11 Premix vitamin 0,05 0,01 0,05
12 ADE gói 10gr 6 gói 4 gói 4 gói
13 Bột cỏ - - 0,1

4. Hướng dẫn cách nuôi chim cút tại nhà

Khi nuôi chim cút tại nhà, chủ trại cần nắm rõ cách chăm sóc cho chim theo từng giai đoạn. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn cần nắm rõ để đàn chim khoẻ mạnh và tạo năng suất tối đa. 

4.1 Nuôi chim cút non

Dưới đây là cách nuôi chim cút con mới nở đúng cách, mơi bạn tham khảo: 

  • Chim cút vừa nở cần được thả ngay vào lồng úm để duy trì thân nhiệt. Trong tuần đầu tiên, bạn cần duy trì lồng úm luôn ở 34 độ C. Tiếp đó, hãy giảm 3 độ C mỗi tuần cho tới tuần thứ 4. 
  • Trong tuần đầu tiên, mật độ úm cút con là khoảng 200 con/m2. Sau đó, mỗi tuần hãy giảm 50 con/ m2 và duy trì cho đến tuần thứ 4. 
  • Máng ăn và máng nước khi nuôi chim cút tại nhà cần được đặt trong chuồng do chim cút non chưa có khả năng tìm thức ăn. Máng cần được làm bằng vật liệu dẻo và kích thước là 50x5x5 cm. 
  • Thức ăn chính của chim cút non được trộn từ ngô - lúa - cám theo tỷ lệ 2:2:1. Bên cạnh đó, chủ nuôi cần bổ sung thêm premix và vitamin để tăng cường đề kháng và cải thiện tiêu hoá. 
  • Đảm bảo cung cấp cho chim cút non khoảng 10-15 gam thức ăn và 30ml nước trong một ngày. 
Hướng dẫn nuôi chim cút non đúng cách
Hướng dẫn nuôi chim cút non đúng cách

4.2 Nuôi chim cút thịt

Sau 25 ngày, chim cút thịt sẽ được nuôi theo chế độ khác để tăng trọng lượng. Chủ trang trại hãy thực hiện những cách nuôi chim cút tại nhà dưới đây để đẩy mạnh năng suất:

  • Sau 25 ngày kể từ khi chim cút nở, hãy chọn lọc các cá thể không có khả năng sinh sản tốt để chuyển sang chế độ nuôi lấy thịt. 
  • Theo kỹ thuật nuôi chim cút thịt, chim cần được cho ăn tự do để tăng trọng lượng và xuất chuồng khi được 45 ngày tuổi. 
  • Mật độ nuôi chim cút thịt lý tưởng là 60 con/m2. 
  • Bổ sung tinh bột vào khẩu phần ăn hàng ngày của chim để tăng trọng nhanh. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp từ ngô - lúa - cám theo tỷ lệ 4:1:1. 
  • Bổ sung thêm khoáng chất và vitamin để nâng cao sức khoẻ cho chim.

4.3 Nuôi chim cút sinh sản

Chim cút có khả năng sinh sản tiếp sẽ được tách riêng với chim cút thịt. Sau đó, bạn tiếp tục chăm sóc loại chim này theo những gợi ý sau: 

  • Chim cút mái bắt đầu đẻ từ khoảng 60 ngày tuổi và đẻ liên tục quanh năm. Chim cút đẻ trong lần đầu có thể cho khoảng 270-300 trứng. 
  • Chim cút ăn khoảng 20-25 gram thức ăn hỗn hợp/ngày và có thể đẻ được 1 quả trứng nặng 10-11 gram nên bạn cần cung cấp đủ dinh dưỡng để chim có thể duy trì tần suất sinh sản. 
  • Cho chim cút ăn tự do cả ngày và đêm. Bên cạnh đó, hãy sử dụng hỗn hợp ngô - lúa - cám - bột cá theo tỷ lệ 2,5:1:1:1 để nuôi chim cút sinh sản
  • Cung cấp từ 50-100ml nước/ con/ngày. 
  • Bổ sung vitamin vào nước để chim tăng sức đề kháng. 
  • Thu gom trứng sau khi chim đẻ để tránh tình trạng vỡ trứng và bảo quản để nhân giống. 
  • Tách dòng, lựa chọn cá thể chim cút chất lượng để tránh chim cút giao phối cận huyết và làm giảm chất lượng chim thế hệ sau. 
  • Ghép giống cho chim cút đẻ trứng khi chim khoảng 3 tháng tuổi. 
Chăm sóc tốt chim cút sinh sản
Chăm sóc tốt chim cút sinh sản

5. Cách phòng bệnh khi thực hiện mô hình nuôi chim cút tại nhà

Mặc dù chim cút có sức đề kháng tốt nhưng chủ nuôi cũng cần phòng bệnh cho đàn đầy đủ và thường xuyên. Dưới đây là những phương pháp phòng bệnh cơ bản khi nuôi chim cút tại nhà:

  • Vệ sinh và giữ chuồng trại khô ráo, nhiệt độ ổn định.
  • Hạn chế chim tiếp xúc với đàn lạ.
  • Hạn chế bệnh Newcastle, sưng mắt, bại liệt, ngộ độc thức ăn bằng cách tiêm vacxin định kỳ cho chim từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung vitamin A, Canxi và Photpho để giảm tình trạng chim bại liệt. 
  • Luôn đảm bảo cung cấp thức ăn sạch, tươi, không có mùi lạ hoặc nấm mốc cho chim. 
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cho chim trong giai đoạn đẻ trứng để tránh chim suy dinh dưỡng, trứng dị dạng và chim đẻ tần suất không đều. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nuôi chim cút tại nhà đơn giản và hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã nắm rõ được cách chăm sóc chim cút cho năng suất cao. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi website của Người Nhà Nông mỗi ngày để nhận thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé. 

>> Xem thêm: TOP 5+ cách nuôi heo nái đạt hiệu quả cao cho người chăn nuôi

>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc heo nái nuôi con hiệu quả tại nhà

>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị cho hiệu quả kinh tế vượt trội