show menu

Chia sẻ kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm đạt chuẩn chất lượng

Thứ tư, 10/05/2023 - 07:06

Kỹ thuật nuôi ốc hương đang trở thành một trong những thông tin được nhiều người quan tâm. Ốc Hương là loài thủy sản được ưa chuộng nuôi trồng nhằm mục đích kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách nuôi ốc hương thương phẩm đạt chuẩn chất lượng. Theo dõi để có kỹ thuật nuôi trồng đạt hiệu quả cao nhé.

mục lục Mục lục

mục lục

Đặc điểm sinh trưởng của ốc hương    

Ốc hương là một loài thủy sản phổ biến và có giá trị kinh tế cao. Để có thể nuôi ốc hương hiệu quả, ben cạnh việc nắm rõ các kỹ thuật nuôi ốc hương, người nuôi cần hiểu rõ về đặc điểm sinh trưởng của chúng.

kỹ thuật nuôi ốc hương
​Đặc điểm sinh trưởng của ốc hương

Cụ thể như sau:

  • Trong kỹ thuật nuôi ốc hương bạn cần nắm rõ ốc nên ở đáy cát có lớp bùn mềm trên mặt. Chủ yếu trưởng thành ở nền đáy cát, cát bùn hoặc cát có pha lẫn vỏ động vật thân mềm.
  • Độ mặn phù hợp để ốc hương phát triển là từ 25- 35‰, tuy nhiên chúng có thể thích nghi với độ mặn từ 15 - 45‰ nếu được thích ứng dần dần. Trường hợp độ mặn tăng hoặc giảm đột ngột, ốc hương có thể bị chết do bị sốc.
  • Nhiệt độ thích hợp khi nuôi ốc hương trong nhà phát triển là từ 26-280C. Chúng có thể chịu đựng nhiệt độ từ 12 - 350C. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ trên 350C kéo dài trong khoảng 24 giờ, ốc hương có thể bị chết.
  • Hàm lượng oxy hòa tan cần được duy trì ở mức từ 4 - 6 mg/l.
  • PH thích hợp để ốc hương sinh trưởng và phát triển là từ 6 - 9.

Chuẩn bị ao nuôi    

Trước khi bắt đầu quá trình nuôi ốc hương thương phẩm, việc chuẩn bị một môi trường nuôi thích hợp là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bước chuẩn bị ao nuôi trong kỹ thuật nuôi ốc hương sao cho phù hợp. 

Chọn vị trí ao nuôi

Ao nuôi có thể được đặt ở vùng hạ triều để dễ dàng điều chỉnh lượng nước vào và ra theo thủy triều. Nếu muốn xây dựng ao ở vùng trung hay cao triều, cần phải có hệ thống cấp và xả nước riêng biệt để đảm bảo việc điều tiết nước. 

Chọn vị trí ao nuôi
Chọn vị trí ao nuôi

Chất đáy thích hợp cho ao nuôi là cát hoặc cát có ít bùn. Nguồn nước thích hợp là nước biển với độ mặn từ 25-35 ‰ để tránh ảnh hưởng của nước ngọt từ sông suối. Diện tích ao từ 500-3000 m2 và tốt nhất là từ 1000-1500 m2. 

Độ sâu của ao nuôi trong kỹ thuật nuôi ốc hương nên đảm bảo từ 1,2-1,5m, ngoài ra cần có hệ thống điện lưới và giao thông thuận lợi. Đối với ao có đáy cát và lót bạt, bạn cần chọn địa điểm có độ kiềm cao và thuận lợi cho việc thay nước.

Chuẩn bị ao nuôi

Để nuôi ốc hương ở miền bắc hay các miền khác, trước hết cần thực hiện việc tháo cạn và vệ sinh lớp cát dưới đáy ao. Bạn có thể rửa cát bằng ống nước áp suất mạnh hoặc tháo hết cát bẩn trong ao. Hãy tu sửa lại bờ ao, cống, ống thoát để đảm bảo độ bền và giữ nước tốt. Nếu ao của bạn có đáy cát lót bạt, hãy kiểm tra lại bạt lót và tu sửa kịp thời. 

Ngoài ra, việc bón vôi Ca(OH)2 cũng là cách hiệu quả để giảm thiểu các vi khuẩn và tăng độ kiềm trong ao nuôi. Tuy nhiên, hãy nhớ tuân thủ liều lượng từ 300-400kg/ha và phơi đáy ao trong 5-7 ngày trong kỹ thuật nuôi ốc hương.

Chuẩn bị ao nuôi
Chuẩn bị ao nuôi

Sau đó, hãy đổ lớp cát dày từ 20-30 cm lên bề mặt ao và san phẳng đáy ao để tạo môi trường sống thuận lợi cho ốc. Đồng thời hãy rào lưới ruồi quanh bờ ao với chiều cao 40-60cm so với mặt nước và kích thước mắt lưới 2a=1,5mm. Nước cấp vào ao cần thông qua túi lọc với độ sâu đạt từ 1,2-1,5m.

Để cải thiện môi trường nước, hãy kiểm tra các yếu tố môi trường như độ kiềm, độ PH, nồng độ oxy và khí độc. Hãy lắp đặt dàn quạt nước trong ao để giúp lưu thông nước tốt hơn. 

Kỹ thuật nuôi ốc hương    

Mô hình nuôi ốc hương nước ngọt là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về tài liệu nuôi ốc hương hiệu quả nhất. 

Chọn giống và thả giống 

Khi muốn nuôi ốc, bạn nên lựa chọn giống từ các cơ sở sản xuất uy tín và được chính phủ cấp phép. Kích cỡ giống tối thiểu nên đạt 20.000 con/kg. Giống nên được vận chuyển bằng túi nilon bơm oxy và được bảo quản ở nhiệt độ 25-26°C trong thùng xốp có nắp đậy kín.

Trong giai đoạn nuôi 1-2 tháng, hãy giữ mật độ 500-700 con/m2 (tính theo diện tích vây lưới). Sau đó, khi ốc lớn hơn thì mật độ cần giảm xuống còn 200-300 con/m2.

Chọn giống và thả giống
Chọn giống và thả giống

Trong kỹ thuật nuôi ốc hương, bạn có thể thả nuôi ốc quanh năm. Tuy nhiên nên tránh mùa mưa nhiều. Khi thả ốc giống, nên thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. 

Trước khi thả, người nuôi cần thuần hóa ốc giống để chúng thích nghi với môi trường ao nuôi về nhiệt độ và độ mặn. Sau đó, hãy rải ốc đều khắp ao để đảm bảo chúng có đủ không gian để phát triển.

Thức ăn cho ốc hương

Ốc hương nuôi như thế nào cũng cần chú trọng về thức ăn. Ốc hương có khả năng ăn các loại động vật như tôm, cá và động vật thân mềm có vỏ 2 mảnh từ giai đoạn chúng còn sống ở đáy biển. Ốc có khả năng nhận biết mùi tanh và tìm kiếm thức ăn nhanh chóng bằng cách sử dụng xúc tu.

Kỹ thuật nuôi ốc hương cần chú ý đến thức ăn. Ốc hương ưa thích ăn động vật thân mềm có vỏ 2 mảnh, cá, và các loại giáp xác như cua, ghẹ, tôm,... Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, chúng cần ăn thức ăn tươi, không nên nuôi ốc hương bằng thức ăn công nghiệp.

Phương pháp cho ăn

Để nuôi ốc hiệu quả, việc xác định lượng thức ăn cho ăn hằng ngày là rất quan trọng, để đảm bảo không thừa cũng không thiếu. Lượng thức ăn được tính theo từng tháng với tỷ lệ khác nhau cho mỗi tháng. Cụ thể từ 15 - 20% khối lượng ốc nuôi cho tháng đầu tiên và giảm dần xuống 5 - 7% cho từng tháng tiếp theo.

Cách cho ốc hương ăn
Cách cho ốc hương ăn

Khi điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày trong kỹ thuật nuôi ốc hương, bạn cần tính đến số lượng ốc ban đầu, khối lượng trung bình của ốc và tỉ lệ sống của chúng. Nên cho ăn 1-2 lần/ngày, buổi sáng hoặc chiều tùy vào nguồn cung cấp thức ăn.

Thức ăn có thể chuẩn bị bằng cách cắt nhỏ cá, cua, ghẹ đập vỡ vỏ để phù hợp với kích cỡ ốc nuôi. Sau đó, rải đều thức ăn trong ao. Sau khoảng 2 giờ cho ăn, bạn nên lặn xuống đáy để kiểm tra mức độ tiêu thụ thức ăn của ốc. 

Trong quá trình thực hiện cách nuôi ốc hương biển, nếu thức ăn đã được ăn hết thì nên tăng 5-10% lượng thức ăn ngày sau đó. Trường hợp còn dư 5-10% thức ăn thì không thay đổi. Nếu còn dư hơn 15% thì nên giảm 10-20% lượng thức ăn cho ngày tiếp theo.

Quản lý môi trường ao nuôi

Khi thực hiện kỹ thuật nuôi ốc hương trong ao đất, nên tránh sử dụng thức ăn tươi sống để tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Biện pháp quản lý môi trường ao nuôi
Biện pháp quản lý môi trường ao nuôi

Các biện pháp cần thực hiện bao gồm: 

  • Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn, kiểm tra và vớt bỏ thức ăn thừa, các chất bẩn như xương, đầu cá, vỏ cua, ghẹ…
  • Thay nước định kỳ và bơm thay nước hàng ngày để đảm bảo môi trường ao luôn sạch. 
  • Nếu không thể thay nước được cần giảm lượng thức ăn. Bơm thêm nước mới, tăng cường quạt nước và sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường. 
  • Cần kiểm soát lượng tảo trong ao, tăng cường quạt nước vào thời điểm nóng. 
  • Kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, độ kiềm, khí độc, chà rửa lưới và dọn sạch đáy ao trước khi cho ăn.

Thu hoạch    

Sau khi áp dụng kỹ thuật nuôi ốc hương từ 5- 7 tháng và ốc đạt được kích cỡ từ 90-150 con trên mỗi kilogram thì có thể thu hoạch. Bạn nên vận chuyển ốc về nơi sơ chế. Nếu không sơ chế ngay thì bạn nên để ốc trong thùng chứa, che phủ bằng bao nilon và giữ ở nhiệt độ thấp. 

Lời kết

Bài viết trên là những thông tin Người Nhà Nông chia sẻ về kỹ thuật nuôi ốc hương. Việc áp dụng đúng những phương pháp này không chỉ giúp nâng cao giá trị kinh tế mà còn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Hãy thực hiện ngay để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước nhé.