show menu

Kỹ thuật trồng cây bầu hiệu quả cho quả to, sai trái

Thứ sáu, 05/05/2023 - 13:40

Kỹ thuật trồng cây bầu không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi kinh nghiệm nhất định. Cây bầu là một trong những loại cây trồng quen thuộc của người dân Việt Nam, có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trong ẩm thực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những cách trồng cây bầu hiệu quả để có được những quả bầu to, sai trái.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Nên trồng bầu vào tháng mấy?    

Trồng cây bầu vào tháng mấy, cây có thể cho trái quanh năm. Tuy nhiên Tháng 11 đến tháng 1 dương lịch được xem là thời điểm tốt nhất để trồng bầu. Trong kỹ thuật trồng cây bầu cần chọn thời điểm trồng bầu đúng vụ để cung cấp môi trường tốt nhất cho cây, giúp cây bầu cho quả to và sản lượng cao. 

Thời vụ trồng cây bầu là tháng mấy
Thời vụ trồng cây bầu là tháng mấy

2. Chuẩn bị trước khi trồng cây bầu    

Chuẩn bị trước khi trồng cây bầu là yếu tố quan trọng để đảm bảo cây có môi trường tốt nhất để phát triển. Dưới đây là một số việc cần thực hiện: 

2.1. Chọn giống bầu

Để trồng cây bầu, bạn cần chuẩn bị hạt bầu bằng cách ngâm trong nước từ 10 - 12 giờ. Sau đó ủ trong tro hay cát nóng từ 4 - 5 ngày để kích thích nảy mầm. Trong kỹ thuật trồng cây bầu, khi hạt đã nảy mầm, bạn có thể gieo trực tiếp vào đất hoặc trồng trong bầu đất. Sau đó hăm sóc đến khi cây bầu có 2 lá thật mới đem trồng. 

Nếu gieo trực tiếp vào đồng, người trồng nên đào hốc kích thước 50 x 50 x 30 cm, cách nhau 1m. Tiến hành bón phân chuồng hoặc phân cỏ hoai mục và khoảng 100g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi gieo từ 3 - 4 hạt bầu. 

Gieo hạt
Gieo hạt 

2.2. Chuẩn bị đất trồng

Với kỹ thuật trồng cây bầu, cây sẽ phát triển tốt nhất trên đất mùn hoặc đất phù sa. Những loại đất này có độ tơi xốp, phì nhiêu cao và độ pH trong khoảng 6-7. Tuy nhiên, bầu có thể được trồng trên nhiều loại đất khác. Nếu bạn trồng bầu ở nhà, có thể thêm vào đất trồng một chút vỏ trấu, xơ dừa và phân động vật để bổ sung dinh dưỡng cho đất.

2.3. Làm giàn cho bầu leo

Khi cây bầu đã phát triển đến chiều dài 1m, người trồng nên bắt đầu bó dây quanh gốc cây và đổ đất lên phần thân ở gần gốc cây. Khoảng cách giữa mỗi điểm bó dây và đổ đất là 1-2 đốt. Việc này giúp cây bầu có thể phát triển rễ tốt hơn, thu hút nhiều dinh dưỡng để phát triển quả. 

Sau 2 tháng thực hiện kỹ thuật trồng cây bầu, bạn có thể cho cây bầu leo lên giàn. Việc nương dây cho cây bầu leo trên giàn nên để dây ở thế tự nhiên, không uốn cong hay xoắn dây. Nên tạo giàn rộng để cây bầu có đủ diện tích phát triển. Khi cây bầu leo lên giàn và đổ hoa, thời gian thu hoạch thường là từ 75-90 ngày sau khi trồng.

Hướng dẫn làm giàn cho bầu leo
Hướng dẫn làm giàn cho bầu leo

3. Kỹ thuật trồng cây bầu trong thùng xốp cho quả to, sai trái    

Cách trồng cây bầu trong thùng xốp là một trong những phương pháp trồng cây bầu hiệu quả và tiết kiệm không gian đất đai. Dưới đây là thông tin chi tiết về cách trồng và chăm sóc cây bầu trong thùng xốp để có được quả bầu to, sai trái.

3.1. Trồng bằng hạt giống

Cách trồng cây bầu sao, khi trồng cây bầu bạn hãy chọn mua hạt giống ở những nơi uy tín và chất lượng. Trước khi gieo hạt, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm từ 3-6 giờ. Sau đó ráo nước và cuộn lại trong một chiếc khăn ẩm. Tiếp đó, để hạt bầu đã ngâm vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày hoặc cho đến khi thấy hạt nứt nanh, nảy mầm. 

Khi gieo hạt trong kỹ thuật trồng cây bầu, hãy đắp một lớp giá thể lên bề mặt của hạt để tạo độ ẩm cho hạt và cung cấp chỗ bám cho cây khi bắt đầu hình thành rễ. Có thể sử dụng xơ dừa, mùn cưa hay than bùn để làm giá thể. Gieo hạt ở độ sâu 2-3cm so với mặt đất, sau đó đắp một lớp giá thể lên trên. 

3.2. Kỹ thuật trồng cây bầu bằng cây con

Việc làm đất để trồng bầu cần sử dụng đất tơi xốp để cây có thể phát triển tốt. Bạn nên cào xới đất để đảm bảo độ thông thoáng cho cây. Sau đó, hãy làm các hốc đất để trồng cây.

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật trồng cây bầu, bạn cần trồng từ 3-4 cây bầu con đã nứt mầm và có khoảng 2-3 lá trong mỗi hốc đất. Sau đó, vun đất lên trên để che phủ gốc cây. Nên vun đất lên đến nửa thân bầu, rồi ấn nhẹ để cây được đứng chắc chắn.

trồng bầu bằng cây con
trồng bầu bằng cây con

4. Lưu ý khi chăm sóc cây bầu     

Để cây bầu phát triển tốt và ra nhiều quả, dưới đây là những lưu ý về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bầu:

  • Tưới nước: Bầu là loại cây cần nhiều nước, nên cần tưới nước cho cây thường xuyên, ít nhất 2 lần trong ngày. Khi cây ra hoa và quả, nên tăng lượng nước tưới mỗi lần lên gấp đôi để cây có đủ độ ẩm để phát triển.
  • Phân bón: Sau khoảng 60 ngày trồng, bầu đã bắt đầu leo giàn. Lúc này, cần bón phân đạm và phân NPK xung quanh gốc cây, bón phân cho cây mỗi tuần một lần cho đến khi thấy có quả bầu to bằng 2 đốt ngón tay.
  • Vun đất: Trong kỹ thuật trồng cây bầu, khi bầu dài khoảng 1m, nên vun nhiều đất lên gốc cây để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, cần khoanh dây vòng gốc, cách 2 đốt thân cây bầu thì lấy đất chặn lên trên để cây có nhiều rễ và hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Khi thấy sâu bọ gây hại như ruồi đục lá, rầy mềm hay bọ rầy dưa trên lá và thân bầu, nên phun thuốc ngay cho cây. Cần phun thuốc để phòng ngừa việc sản sinh virus và nấm cây khiến cây héo dần và chết đi.
  • Làm giàn: Trồng bầu khoảng 1-2 tháng thì bắt đầu làm giàn cho cây leo lên. Dùng các dây thép mỏng nối với nhau và cao khoảng 2-3m. Sau đó nối ngọn bầu với giàn leo.
  • Bấm ngọn, tỉa cành và lá già: Kỹ thuật trồng cây bầu sau khi cây ra quả, cần cắt tỉa các cành lá già và sau thu hoạch bầu thì hãy bấm ngọn và tỉa cành. Điều này để bầu có thể ra quả ở những dây nhánh khác.
  • Thu hoạch: Bầu đã có thể thu hoạch được khoảng 70 ngày sau khi trồng. Bầu sẽ dài từ 15-50cm sau khi cây ra hoa tầm 10-15 ngày tùy vào giống. 
Thu hoạch quả bầu
Thu hoạch quả bầu

5. Giải đáp một số thắc mắc khi trồng bầu    

Khi trồng cây bầu, nhiều người thường gặp phải một số thắc mắc trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và các giải đáp cụ thể trong kỹ thuật trồng cây bầu:

5.1. Trồng bầu bao lâu có trái

Thời điểm tốt để trồng cây bầu là từ tháng 11 đến hết tháng 12 vì thời tiết lúc này mát mẻ và không có nhiều mưa, giúp cây nảy mầm và phát triển nhanh chóng. Sau khoảng 75 ngày thực hiện kỹ thuật trồng cây bầu, cây bầu sẽ cho quả.

5.2. Vì sao bầu không đậu trái

Cây bầu không đậu trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Thiếu nước: Cây bầu cần nước đủ để phát triển và sinh sản. Nếu thiếu nước, cây bầu sẽ không đủ năng lượng để tạo ra quả bầu.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trong kỹ thuật trồng cây bầu, cây cần các chất dinh dưỡng như Phospho, Kali, Nitơ và các khoáng chất để phát triển và sản xuất trái. Nếu đất trồng không đủ dinh dưỡng hoặc cây không được bón phân đầy đủ, sẽ dẫn đến cây không đậu trái.
  • Sâu bệnh và côn trùng phá hoại: Các sâu bệnh và côn trùng có thể tấn công cây bầu, làm hư hại hoa và quả, gây mất mát sản lượng.
  • Thời tiết khắc nghiệt: Thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, mưa lớn, lạnh giá hay gió mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây bầu và dẫn đến tình trạng không đậu trái.
  • Chọn giống cây bầu không phù hợp: Nếu giống cây bầu không phù hợp với điều kiện đất và thời tiết của khu vực trồng, cây sẽ khó phát triển và không đậu trái.

6. Lời kết

Bài viết trên là thông tin về kỹ thuật trồng cây bầu để có được quả to, sai trái. Bằng cách áp dụng các kỹ thuật trên, chúng ta có thể tạo ra những trái bầu đẹp, to, ngọt và thơm ngon từ đó tăng giá trị kinh tế cho cây trồng.  Người Nhà Nông chúc các bạn thành công trong việc trồng bầu và thu hoạch được những quả như ý muốn.