show menu

Kỹ thuật trồng rau mùi mang lại năng suất cao cho bà con

Thứ năm, 20/04/2023 - 18:03

Kỹ thuật trồng rau mùi khá dễ dàng, có thể trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, giâm cành, lấy rễ... Tuy nhiên thời gian để hạt giống rau mùi nảy mầm rất lâu, quá trình chăm sóc cũng yêu cầu cao. Vì vậy, bạn hãy áp dụng cách trồng đơn giản dưới đây để thu hoạch rau nhanh hơn, phòng chống bệnh tốt hơn nhé.

 

mục lục Mục lục

mục lục

1. Công dụng của rau mùi với sức khỏe con người    

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật trồng rau mùi, hãy cùng chúng tôi xem qua công dụng của loại rau này là gì. Rau mùi, còn được gọi là ngò rí, ngò suôn, hồ tuy, mùi tui, mùi ta, ngổ, nguyên tuy, hương tuy. Đây là một loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). 

Công dụng của rau mùi trong đời sống
Công dụng của rau mùi trong đời sống

Do có nhiều dinh dưỡng, đây là một loại thực phẩm bổ ích và được nhiều người tìm hiểu kỹ thuật trồng rau mùi để phục vụ các bữa ăn. Thêm vào đó, rau mùi còn có tác dụng giúp củng cố trí nhớ, phòng ngừa bệnh tiểu đường, làm hạ đường huyết, hạn chế tình trạng máu nhiễm mỡ và chống oxy hóa. Khắc phục các vấn đề tiêu hóa, chăm sóc mắt và giúp xương chắc khỏe cho mọi lứa tuổi.

2. Chuẩn bị gì trước khi trồng rau mùi 

Trước khi áp dụng kỹ thuật trồng rau mùi, chúng ta cần chuẩn bị những gì? Bạn cần có đất, dụng cụ trồng và hạt giống hoặc cành rau mùi.     

2.1 Đất và dụng cụ trồng

Trong cách trồng ngò rí, bạn cần chuẩn bị một thùng xốp có lỗ thoát nước hoặc khay trồng rau để tăng tính thẩm mỹ cho khu vườn. Đồng thời, bạn hãy chọn đất tơi xốp giàu dinh dưỡng để bổ sung chất khoáng cho cây. 

Chuẩn bị đất trồng rau mùi
Chuẩn bị đất trồng rau mùi

Có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách sử dụng phân hữu cơ đã qua xử lý hoặc phối trộn đất với tỉ lệ đất trồng cây sạch: phân hữu cơ - giá thể trấu hun - giá thể mụn dừa. Nếu muốn thuận tiện cho việc chăm sóc và áp dụng kỹ thuật trồng rau mùi, bạn nên để khoảng 5-7cm đất trống dưới miệng thùng xốp hoặc khay trồng rau.

2.2 Hạt giống hoặc cành rau mùi

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại rau mùi khác nhau như ngò Bạc Liêu, ngò hạt lớn Pháp… Tuy nhiên, để có được giống cây ưng ý và chất lượng tốt, bạn hãy mua tại những cửa hàng uy tín, có tỉ lệ nảy mầm cao.

Sau khi mua hạt giống, ngâm trong nước ấm với tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh trong vòng 2 - 5 giờ. Tiếp theo đó, bạn rửa sạch hạt giống và ủ khăn ấm đến khi hạt có dấu hiệu nảy mầm là có thể gieo hạt ngay.

Chuẩn bị hạt giống rau mùi
Chuẩn bị hạt giống rau mùi

3. Kỹ thuật trồng rau mùi trồng rau mùi nhanh nảy mầm    

Dưới đây chính là kỹ thuật trồng rau mùi nhanh nảy mầm ngay tại nhà. Các bước thực hiện trồng rau vô cùng đơn giản, mời bạn tham khảo.

3.1 Hướng dẫn cách trồng rau mùi bằng hạt đơn giản

Để biết cách trồng rau mùi bằng hạt, đầu tiên bạn tưới nước đủ để đất trồng có độ ẩm nhất định. Tiếp theo, bạn có thể tiến hành cách trồng rau ngò rí gieo hạt theo hai cách: 

Cách 1: Rạch từng hàng thẳng với khoảng cách hàng 5cm và rắc đều hạt giống rau mùi xuống đất.

Cách 2: Cách trồng rau ngò rí bằng hạt tiếp theo đó là trực tiếp gieo hạt giống đều khắp mà không cần tạo rãnh. 

Hãy gieo hạt giống rau vừa phải, không quá dày hoặc thưa. Sau khi gieo hạt, bạn rải một lớp đất mỏng phủ lên bề mặt hạt giống mới gieo và tưới nước đều. Bạn có thể sử dụng cách gieo trồng rau mùi - che phủ hạt giống trong 5-7 ngày bằng rơm rạ, trấu hun hoặc sử dụng lưới che nắng.

Hướng dẫn trồng rau mùi tại nhà
Hướng dẫn trồng rau mùi tại nhà

Điều này trong kỹ thuật trồng rau mùi có tác dụng giúp giữ độ ẩm và kích thích sự nảy mầm. Nếu sử dụng rơm rạ, mụn dừa, trấu hun, hãy đảm bảo chúng được xử lý sạch và không có vi khuẩn gây hại trước khi sử dụng.

3.2 Chia sẻ cách trồng rau mùi bằng gốc 

Ngoài cách trồng bằng hạt, bạn cũng có thể áp dụng cách trồng ngò rí bằng gốc, cách trồng rau mùi bằng cành đều được. Cách thực hiện cụ thể gồm 5 bước sau.

Bước 1: Ngâm thân cành

Trong kỹ thuật trồng rau mùi này, hãy sử dụng một mớ rau mùi có sẵn và tách nhánh cành sao cho thân dài vừa đủ, khoảng 7-10cm thân và có một vài lá khỏe mạnh ở đỉnh. Sau đó, tiến hành ngâm phần thân cành này vào một cốc nước lạnh.

Bước 2: Chuẩn bị chậu đất trồng

Để tạo độ thông thoáng thoát nước tốt, bạn có thể đổ một lớp sỏi xuống đáy chậu để trồng rau mùi từ gốc. Trộn hỗn hợp cát, rêu bùn cùng với đá lại với nhau. Và sau đó đổ đầy chậu hoặc khay với 10-12 cm hỗn hợp đất.

Lưu ý rằng trong cách trồng rau mùi, khi trộn hỗn hợp đất, bạn cần tạo ra một hỗn hợp đồng đều để giúp cho cây phát triển tốt hơn.

Cách trồng rau mùi bằng rễ
Cách trồng rau mùi bằng rễ

Bước 3: Trồng cành mùi vào chậu

Đặt những cành giâm đã ngâm vào hỗn hợp đất được chuẩn bị trong chậu. Đảm bảo rằng vết cắt cành trong kỹ thuật trồng rau mùi phải cách mặt đất khoảng 2 cm. Tiếp theo, bạn đẩy đất xung quanh cây nhẹ nhàng để giữ cho cây ổn định.

Bước 4: Tạo độ ẩm

Tưới nước vừa đủ để giữ đất ẩm, tránh để cây bị ngập nước. Hãy tưới nước cho cây rau mùi của bạn một tuần một lần. Chú ý, bạn nên đặt chậu hoặc khay ở nơi có ánh sáng gián tiếp.

Bước 5: Chuyển sang chậu trồng cây con khi đã ra rễ

Khi cây có rễ và nhánh mới bắt đầu nảy, hãy chuyển chúng sang chậu mới có phân bón để trồng tiếp. Để trồng rau mùi ta, cần để cách nhau khoảng 15-20 cm và tưới nước khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Đừng quên trong kỹ thuật trồng rau mùi này, bạn phải đặt chậu hoặc khay cây ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

4. Chăm sóc sau trồng rau mùi tại nhà    

Sau khi đã nắm rõ các bước chuẩn bị và kỹ thuật trồng rau mùi bên trên, mời bạn cùng tham khảo thêm cách chăm sóc, giúp rau phát triển nhanh chóng. 

4.1 Đảm bảo ánh sáng

Để rau mùi phát triển tốt, trong cách trồng rau mùi ta bạn cần đặt chậu cây ở nơi có đủ ánh sáng, tránh ánh nắng trực tiếp vào giữa ngày. Nếu cây không có đủ ánh sáng, nó sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh hại và thường bị vông, còi cọc. Chú ý tránh đặt cây ở nơi bóng râm hoặc thiếu ánh sáng.

Chăm sóc cây rau mùi
Chăm sóc cây rau mùi

4.2 Tưới đủ nước cho rau mùi

Khi áp dụng kỹ thuật trồng rau mùi ta bằng hạt, cần tưới đều và nhẹ nhàng ngày 2 lần để giúp cây nảy mầm và sống sót. Sau khi cây đã phát triển khỏe mạnh, bạn nên tưới 1 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, không tưới quá nhiều vào buổi tối để tránh bị nấm bệnh và nên tưới đều khắp cây bằng bình tưới vòi sen hoặc phun mưa. 

4.3 Bón phân cho rau mùi

Không giống như những loại cây khác, rau mùi là loại rau gia vị thân bụi nhỏ, do đó bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật trồng rau mùi - bón phân bằng các loại phân bón hữu cơ. Cụ thể như phân đạm cá, rong biển, phân bánh dầu dạng nước định kỳ 2 tuần/lần. Đối với bước này, bạn nên thực hiện khoảng 7-10 ngày sau khi gieo hạt.

4.4 Tỉa cây và nhổ cỏ dại

Để cây rau mùi phát triển ổn định, có năng suất cao, bạn hãy thường xuyên loại bỏ cỏ xung quanh cây để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Trong giai đoạn sau khi gieo trồng được 7-10 ngày, nếu thấy rau mọc quá dày bạn cần tỉa bớt và giữ khoảng cách 1cm giữa mỗi cây để cây có đủ không gian để sinh trưởng, phát triển.

5. Một số bệnh thường gặp ở rau mùi và cách xử lý    

Trong nội dung cuối cùng này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về một số loại bệnh thường gặp ở rau mùi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ biện pháp xử lý chi tiết ngay dưới đây.

5.1 Bệnh thối nhũn

Ngoài việc hiểu rõ các kỹ thuật trồng rau mùi, bạn cũng cần biết một số bệnh mà loại cây này gặp phải. Bệnh thối nhũn do nấm Rhizoctonia sp gây hại, tấn công phần tiếp giáp với thân gần mặt đất. Để phòng ngừa bệnh sâu hại này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như Physan 20SL, Poner 40 TB… 

5.2 Bệnh héo xanh

Bệnh héo xanh là một căn bệnh phổ biến gây hại trong cách trồng rau mùi tại nhà nếu không được kiểm soát sớm có thể làm chết cây. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh này khi áp dụng kỹ thuật trồng rau mùi, bạn hãy sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chứa thành phần Oxytetracycline hoặc Copper Oxychloride để xử lý cây trước khi trồng. 

Một số bệnh thường gặp trên cây rau mùi
Một số bệnh thường gặp trên cây rau mùi

5.3 Sâu xám, nhện, sâu xanh

Những côn trùng như nhện, sâu xanh hay sâu xám gây hại cho cây bằng cách phá hoại lá, làm cho chúng biến dạng và mất khả năng quang hợp. Vì vậy, khi phát hiện sâu bệnh, cần phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu như dịch tỏi, Neem Chito, Bio - B, dầu khoáng SK Enspray 99EC… để phun đều cho cây.

6. Thu hoạch rau mùi và để giống cho vụ sau    

Sau khi nắm bắt và áp dụng thành công kỹ thuật trồng rau mùi khoảng 30-40 ngày sau bạn có thể thu hoạch các cây rau mùi thơm ngon. Bạn nên thu hoạch theo từng đợt, chia cắt và sử dụng dần hoặc để lại các cây khỏe và cách nhau khoảng 20cm nếu bạn muốn để lại giống.

7. Kết luận 

Toàn bộ thông tin bài viết trên đây của Người Nhà Nông đã cung cấp đầy đủ thông tin về kỹ thuật trồng rau mùi. Bên cạnh đó còn có cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng loại rau này. Chúc bạn thành công với đam mê trồng rau tại nhà của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.