show menu

Bật mí phương pháp nuôi cá diêu hồng hiệu quả cho mọi nhà

Thứ hai, 24/04/2023 - 10:24

Những phương pháp nuôi cá diêu hồng hiệu quả luôn là trăn trở của nhiều người nông dân thủy sinh. Việc có được cách nuôi loài cá diêu hồng hiệu quả giúp cho bà gia tăng hiệu quả kinh tế cũng như giảm công sức trong thời gian chăn nuôi. Hôm nay cùng nguoinhanong tìm hiểu các kỹ thuật nuôi cá diêu hồng hiện đại mang lại hiệu quả cao nhất nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Tổng quan về cá diêu hồng    

Trước khi tìm hiểu mô hình nuôi cá diêu hồng thì bạn nên biết cá diêu hồng hay còn gọi là cá điêu hồng. Đây là một loại cá lai giữa rô phi đen và rô phi vằn, thân có vẩy màu vàng đậm hoặc nhạt, hoặc màu đỏ hồng, và cũng có thể có những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn vẩy màu đen. Loại cá có giá trị dinh dưỡng cao và phát triển tốt trong các môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn. 

Đặc điểm sinh lý của cá diêu hồng
Đặc điểm sinh lý của cá diêu hồng

Cá Điêu Hồng là loài ăn tạp, chủ yếu ăn thực vật và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du trong nước. Trong ao nuôi, các loại thức ăn như cám gạo, bột sắn, bột ngô hay rau bèo được chế biến kết hợp với một phần bột cá và thức ăn viên tổng hợp để nuôi cá điêu hồng.

Cách chọn ao nuôi cá diêu hồng    

Khi muốn nuôi giống cá diêu hồng thì quan trọng nhất là bạn phải có ao nuôi phù hợp. Vậy những yêu cầu về ao nuôi giống cá này như thế nào? Dưới đây là những thông tin chi tiết khi bà con lựa chọn nuôi loài cá diêu hồng trong ao.

Nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng

Việc nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng được nhiều hộ dân lựa chọn. Các bạn có thể lựa chọn xây dựng bể xi măng để nuôi cá với hai dạng chìm hoặc nổi, tuy nhiên, tôi đề xuất lựa chọn bể xi măng dạng chìm vì đảm bảo nhiệt độ trong nước và có độ bền cao hơn. Hình dạng của bể có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật, với độ sâu từ 1-1,5m và nên được thiết kế với độ dốc về phía ống thoát nước.

Hệ thống thoát nước cần được xây dựng riêng biệt để dễ dàng cho việc vệ sinh và thay nước trong bể khi nuôi cá điêu hồng trong bể xi măng. Cần trang bị lưới cao xung quanh bể để tránh tình trạng cá bơi ra bên ngoài.Phía trên bể nên được trang bị tấm lưới hoặc tấm bạc để giữ nhiệt độ của nước ổn định.

Hướng dẫn chọn ao nuôi cá điêu hồng
Hướng dẫn chọn ao nuôi cá điêu hồng

Trước khi cấp nước để nuôi cá diêu hồng trong hồ xi măng, cần ngâm bể xi măng mới với phèn chua khoảng một tuần để làm sạch bể và loại bỏ những vết xi măng còn sót lại, sau đó xả nước và rửa bể nhiều lần trước khi ngâm nước sạch trong vài ngày. Cuối cùng, tháo cạn nước và rửa lại một lần nữa trước khi bơm nước và bón vôi. Nếu sử dụng bể cũ để nuôi cá, cần ngâm bể trong vài ngày, rửa sạch và bón vôi trước khi bơm nước vào bể.

Nuôi cá diêu hồng trong ao đất

Bên cạnh cách nuôi cá điêu hồng trong bể xi măng thì bạn có thể nuôi trong ao. Bà con cần đào ao nuôi cá với diện tích từ 300m2 trở lên và độ sâu khoảng 1-1,5m để cho cá có không gian bơi lội thoải mái. Trước khi nuôi cá, cần tìm kiếm địa điểm có nguồn nước sạch đầy đủ và ổn định cho ao nuôi. Bờ ao cần được làm sạch và loại bỏ cỏ dại, hang hốc để tránh sự phát triển của các loại côn trùng gây hại cho cá. 

Để chuẩn bị cho quá trình nuôi cá, cần tát cạn nước trong ao và diệt các loại cá tạp và cá dữ, nạo vét bùn dưới đáy ao. Sau đó, bón khoảng 7-10kg bột vôi cho mỗi 100m2 mặt ao. Phơi đáy ao trong vòng 4-7 ngày rồi mới cho nước sạch vào ao. 

Cần sử dụng lưới lọc để loại bỏ cá tạp và cá dữ trong nguồn nước đổ vào ao khi nuôi cá điêu hồng trong ao đất. Trước khi thả cá, cần bón phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng 20-30kg cho mỗi 100 mét vuông ao nuôi để gây màu nước ao.

Xử lý ao trước khi nuôi cá
Xử lý ao trước khi nuôi cá

Chọn và thả cá giống    

Sau khi đã có ao hoặc bể để nuôi cá thì tiếp theo bà con cần lựa chọn được giống cá khỏe mạnh để chăm sóc. Việc lựa chọn giống cá là một bước rất quan trọng trong việc nuôi cá diêu hồng sinh sản này vì yếu tố này quyết định hơn 40% tỷ lệ thành công của quá trình nuôi. Để tìm được một giống cá tốt, có thể lưu ý các tiêu chí sau đây:

  • Con cá phải khỏe mạnh, có vây hoàn chỉnh, không bị xây xát da và bị bệnh.
  • Khi thả xuống nước, con cá phải bơi lội nhanh nhẹn và phản ứng tốt.
  • Tìm mua giống cá ở các cơ sở uy tín, chất lượng và đã được hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá trong một thời gian dài.

Trước khi tiến hành thả và nuôi cá điêu hồng trong vèo vào ao, cần phải đảm bảo nguồn nước trong ao có màu xanh ngọc. Đồng thời, việc tắm cá bằng nước muối pha loãng có nồng độ 2-3% trong khoảng thời gian từ 10-15 phút là rất quan trọng để tiêu diệt các ký sinh trùng và mầm bệnh. Sau đó, cần nhúng cả bao cá vào ao để cá quen nước trong vòng 15 phút trước khi thả chúng ra.

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng     

Khi đã lựa chọn được giống cá điêu hồng khỏe mạnh thì bạn cần phải nắm rõ các kỹ thuật nuôi cá hiệu quả. Việc này áp dụng cả với những kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể bạt nên bà con hãy theo dõi nhé!

Mật độ nuôi cá diêu hồng

Khoảng cuối tháng 5 đến tháng 6 hàng năm là thời điểm thích hợp để bắt đầu thả cá điêu hồng. Lúc này, thời tiết khá mát mẻ và phù hợp cho việc thả cá. Mật độ thả nuôi nên được điều chỉnh từ 3-5 con/m2 tùy vào chất lượng của ao nuôi cũng như việc cung cấp thức ăn cho cá trong quá trình nuôi. Đây cùng là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong ao hiệu quả.

Mật độ nuôi phù hợp để cá phát triển
Mật độ nuôi phù hợp để cá phát triển

Quản lý thức ăn

Vậy nuôi cá diêu hồng cho ăn gì? Loài cá sử dụng thức ăn tổng hợp dạng viên nổi, còn cá nhỏ sử dụng thức ăn bột mịn. Sau khi cá nuôi được 1 tháng trở lên, cá sẽ dùng thức ăn viên kèm theo bèo cảm, rau xanh, bột sẵn và phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương.

Lượng thức ăn ban đầu là 10% trọng lượng cơ thể và khi cá đạt trọng lượng 50g/con, tỷ lệ giảm xuống còn 5%. Khi cá đạt trọng lượng 100g/con trở lên, cá được cho ăn 2-3% trọng lượng cá trong ao. Việc nuôi cá diêu hồng trong ao thường được cho ăn 2 lần/ngày vào sáng từ 6-7h và chiều từ 17-18h.

Đối với cá cỡ 5-10cm, thức ăn tổng hợp sử dụng phải có hàm lượng đạm >30%. Trong khi đó, cá cỡ >100g/con thì sử dụng thức ăn có độ đạm 20-22%. Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, định kỳ 15 ngày, người nuôi sẽ bổ sung phân chuồng ủ hoại hoặc phân cút với liều lượng 15kg/100m2.

Quản lý môi trường

Bên cạnh quản lý nguồn thức ăn thì môi trường nuôi cá diêu hồng cũng phải được đảm bảo. Nếu không rất dễ bà con sẽ làm cá chết hàng loạt và có nguy cơ mất trắng. Một vài những gợi ý cho bà con để giúp đảm bảo môi trường sống của cá diêu hồng.

  • Việc thay nước trong ao nuôi cá nên được thực hiện thường xuyên với liều lượng khoảng 10% - 20% dung tích nước trong ao. Sau khi thay nước, cần bón vôi với liều lượng khoảng 10g/m3 ao nhằm ổn định môi trường ao nuôi và giúp cá phát triển tốt.
  • Khi có mưa lớn, cần theo dõi độ pH của nước và áp dụng biện pháp bón vôi thích hợp. Nếu pH thấp (6,5), nên bón với liều lượng 15g/m3 nước. Đây là chú ý quan trọng trong cách nuôi cá diêu hồng.
  • Cần theo dõi hoạt động bơi lội của cá và nếu vào buổi sáng đến 9 giờ mà thấy cá vẫn nổi đầu, cần thêm hoặc thay nước để giải quyết tình trạng này.
Theo dõi hoạt động của cá
Theo dõi hoạt động của cá

Một số bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cách nuôi cá diêu hồng tại nhà thì đòi hỏi người chăn nuôi phải chú ý thường xuyên. Như vậy mới có thể đảm bảo được sức khỏe và chất lượng của lứa cá thành phẩm. Tuy nhiên, khi chăm sóc thì không tránh khỏi trường hợp cá bị nhiễm bệnh. Dưới đây là một bài bệnh lý là giống cá này hay mắc phải:

  • Bệnh do ký sinh trùng: Bệnh này xuất hiện do một vài những ký sinh như: trùng mặt trời, sán đơn chủ. Khi cá diêu hồng mắc bệnh sẽ có những triệu chứng nổi mẩn, mệt mỏi, bơi chậm lờ đờ. Tình trạng cá sụt cân nhanh có thể thấy rõ khi mắc bệnh này. Khi cá bị bệnh do khí sinh trùng bạn có thể dùng phèn xanh hoặc muối để chữa trị nhé!
  • Bệnh xuất huyết: Bệnh này do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellafarda gây ra. Lúc này cá bị xuất huyết toàn thân, sưng hậu môn, bụng tròn lên, có dịch màu vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá bị sưng và lồi ra. Để phòng trị bệnh, nên thường xuyên sử dụng vôi để khử trùng nước và khử trùng khu vực cho cá ăn.
  • Cá trương bụng do thức ăn: Ở các ao nuôi cá, thường xảy ra tình trạng cá không tiêu hoá được thức ăn do ăn các loại thức ăn tự chế không đảm bảo chất lượng và không được nấu chín. Khi đó, bụng cá trương to và ruột chứa nhiều hơi, dẫn đến tình trạng cá bơi lờ đờ và chết rải rác. Để phòng trị tình trạng này, cần kiểm tra chất lượng và thành phần của thức ăn và điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu tình trạng nặng, thường xuyên cần thay đổi loại thức ăn. Nên bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn, chẳng hạn như các loại probiotic.
Thu hoạch cá diêu hồng
Thu hoạch cá diêu hồng

Thu hoạch cá    

Vậy nuôi cá điêu hồng bao lâu thu hoạch? Thời gian nuôi cá diêu hồng thường là từ 4 - 6 tháng là bà con sẽ được thu hoạch. Thông thường bà con sẽ thu hoạch toàn bộ hoặc có thể tỉa thành nhiều lần nếu cảm thấy những con cá chưa đủ số cân mong muốn. Khi thu hoạch bạn nên thực hiện nhanh chóng đồng thời có phương pháp bảo quản cá thích hợp để đảm bảo độ tươi của cá.

Một lưu ý nếu bạn thu hoạch cá diêu hồng vào mùa nước lớn thì nên có những dụng cụ như máy bơm khỏe để tránh tình trạng cá ra ngoài. Bên cạnh đó, những lúc này bà con nên thu hoạch hết một lượt để tránh thất thoát.

Lời kết

Vừa rồi là toán bộ thông tin về việc nuôi cá diêu hồng được Người Nhà Nông bật mí. Hy vọng rằng qua bài viết này bà con đã có thêm kinh nghiệm để nuôi loài cá này thành công. Đừng quên theo dõi Người Nhà Nông để cập nhật nhiều thông tin thú vị hơn trong nông nghiệp nhé!