show menu

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt thành công

Thứ ba, 09/05/2023 - 10:42

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt trong những năm gần đây được bà con ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao. Loại tôm này có khả năng chịu được độ mặn trong khoảng rộng, thời gian nuôi ngắn nên mô hình nuôi tôm này ngày càng được phổ biến. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước ngọt thành công.

mục lục Mục lục

mục lục

Nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt được không?

Khi mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt xuất hiện đã gây ra nhiều tranh cãi. Dựa theo các nghiên cứu khoa học, tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có thể chịu nồng độ muối thấp, hay còn gọi là môi trường nước ngọt.

Vào năm 2019, PSG. TS Kim Văn Vạn đã thành công trong thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt ở Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nuôi nuôi tôm thẻ nước ngọt hoàn toàn khả quan, tỷ lệ sống sót của tôm sau khi được thuần hóa đều đạt trên 94% qua 3 đợt thực nghiệm.

nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
Nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt được không?

Sau 4 tháng nuôi, đã cho về hiệu quả kinh tế đạt gần 88 triệu/ ha (khoảng 165.000 đồng/ ký và 70 con/ kg). Từ đó có thể kết luận rằng việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt hoàn toàn có thể thực hiện, có tỷ lệ tăng trưởng tốt. Nghiên cứu còn cho thấy độ mặn của ao nuôi không ảnh hưởng quá nhiều để tỷ lệ sống sót của tôm. Mô hình nuôi tôm này hoàn toàn có thể phát triển trong điều kiện nước ngọt.

Ưu điểm khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt

Nếu xét về giá trị kinh tế, mô hình này sẽ nhỏ hơn so với mô hình nuôi nước lợ nhưng vẫn mang về nguồn thu nhập cao, giúp ổn định đời sống của nhân dân. Điều này còn giúp tăng sản lượng tôm xuất khẩu ra nước ngoài.

Đối với mùa mưa thì lưu lượng nước sông đổ ra biển rất cao. Từ đó những vùng nuôi tôm có độ mặn sẽ xuống thấp nhưng tôm có tính chống chọi cao nên bạn không cần quá lo lắng về độ mặn của nước.

Cách nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt thành công chính là tập trung vào việc cung cấp đủ khoáng chất thiết yếu cho tôm tăng trưởng. Độ mặn cao là môi trường gây ra các bệnh như IHHNV, hội chứng Taura,... Khi độ mặn thấp thì các vi khuẩn này sẽ không có đủ điều kiện để phát triển, hạn chế nhiều bệnh ở tôm.

Rủi ro trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt

Rủi ro trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
Rủi ro trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt

Song song với những lợi ích kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt mang lại thì mô hình này vẫn có một vài rủi ro nhất định. Một số người dân đã đổi từ mô hình trồng lúa sang đào giếng để lấy nước ngầm nuôi tôm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mạch nước ngầm bên dưới.

Đặc biệt khi vào mùa khô, các vùng bị xâm nhập mặn sẽ thiếu đi nguồn nước ngọt dự trữ từ mạch nước ngầm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Lượng nước thải từ việc nuôi tôm mang tính tự phát đã thải trực tiếp ra sông, ngòi, phá hủy nặng nề hệ sinh thái của khu vực.

Mặc dù loại tôm này có khả năng chống chịu tốt nhưng bà con vẫn cần biết kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt để đảm bảo lợi nhuận. Vì lợi ích trước mắt, nhiều người nông dân đã tự ý nuôi tôm, không có kế hoạch và kiến thức nên làm tổn hại lớn về kinh tế.

Cách nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ nước ngọt như thế nào đúng nhất là điều được nhiều người quan tâm. Nếu như đây là lần đầu tiên bạn thả tôm thẻ chân trắng thì bạn có thể tham khảo cách nuôi tôm dưới đây:

Chọn ao nuôi tôm thẻ

Chọn ao nuôi tôm thẻ
Chọn ao nuôi tôm thẻ

Để chọn ao nuôi tôm thẻ thì bạn cần chọn những ao có chất nước trong, không bị độc hại. Đặc tính của tôm chính là không thiếu được của oxi, khi lột xác sẽ nằm xuống đáy ao nên bạn cần chọn ao có nguồn nước dồi dào, ít bùn lắng, dễ dàng cấp nước.

Khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt thì bạn nên lựa chọn những ao gần nguồn nước để dễ dàng thay nước mới. Bạn có thể tăng lượng oxy cung cấp vào ao bằng cách dùng các máy móc thiết bị để hỗ trợ.

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ chính là nếu như ao quá màu mỡ, tôm hay nổi đầu, không có nguồn nước hay nguồn điện thì không nên chọn nuôi tôm. Trước khi thả tôm bạn nên xử lý ao bằng cách rút cả nước, để cho đáy ao được phơi nắng, dọn sạch bùn và cỏ khu vực xung quanh để diệt trừ các vi sinh vật gây hại cho tôm.

Gây màu nước

Bước tiếp theo khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt chính là kể từ 7 đến 10 ngày dọn sạch ao thì cho nước vào. Bạn cần lắp thêm một tấm lưới lọc ở đầu nguồn cấp nước để ngăn chặn sinh vật lạ vào ao.

Gây màu nước nuôi tôm
Gây màu nước nuôi tôm

Khi tôm còn nhỏ thì khả năng tìm kiếm thức ăn của chúng khá kém, chủ yếu là ăn công trùng thủy sinh hoặc động vật phù du. Vì vậy thức ăn tự nhiên trong ao số lượng nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống và tốc độ phát triển của tôm.

Sau khi đã dọn sạch ao thì bạn bón từ 0.3 đến 0,45 kg phân chuồng đã ủ chua vào ao, hoặc bón 0,2- 0,4g phân lân/m3 vào nước để nuôi sống sinh vật phù du. Lúc này nước sẽ chuyển sang màu xanh vàng hoặc xanh nâu. 

Khi bạn nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt, tùy theo tình hình chất nước mà cân chỉnh phân bón phù hợp. Nếu như dùng ao nước ngọt để nuôi tôm thì cần phải chỉnh độ mặn của chất nước đạt tới tỷ trọng là 1,001 đến khi tôm trưởng thành. Điều chỉnh bằng cách đổ 11g nước biển 17%o cho mỗi m3 nước. 

Bước quan trọng khi nuôi tôm chính là phải gây màu nước cho ao, nếu nước quá đục tôm sẽ không sống nổi. Bạn có thể ưu tiên sử dụng phân vi sinh khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt. Khi nước trong đến khoảng 40 cm trên mặt nước là được.

Chọn giống tôm

Chọn giống tôm
Chọn giống tôm

Để nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt đạt được hiệu quả cao thì việc chọn giống tôm đóng vai trò rất quan trọng. Khi chọn giống tôm thì bạn cần phải chú ý đến việc các tiêu chí sau đây:

  • Phát hiện bệnh: Bạn cần sử dụng những phương pháp để kiểm tra chất lượng sức khỏe ở những con tôm giống, tốt nhất là dùng phản ứng khuếch đại gen – PCR, hoặc sử dụng các máy chuyên phát hiện bệnh như bột kit, PCR Pockit Xpress, Pockit Micro,...
  • Kích thước tôm: Bạn nên chọn những con tôm có kích thước đều nhau, không quá to cũng không quá nhỏ. Khi chọn tôm có kích thước đồng đều thì việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt cũng dễ dàng quan sát sự phát triển, quản lý tôm.
  • Vận chuyển tôm: Nếu như địa điểm nuôi tôm ở xa khu vực thả tôm thì bạn cần phải đảm bảo các yếu tố về môi trường của tôm như không quá bí, không quá nóng, không quá lạnh,... nhiệt độ tốt nhất chính là bằng nhiệt độ ao.

Thả giống tôm

Khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt bạn cần lưu ý thả đúng kỹ thuật để tăng tỉ lệ sống cho tôm. Bạn chỉ nên thả vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm, tránh việc tôm bị sốc nhiệt, thả vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán.

Cách thả giống tôm
Cách thả giống tôm

Có 2 cách thả tôm như sau:

  • Cách 1: Đem bọc tôm mới về thả vào ao với từ 10 đến 15 phút để cân bằng nhiệt độ rồi mở bọc tôm cho tôm ra ngoài ao từ từ. Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này trong trường hợp độ mặn của nước bên ngoài và trong bọc tôm chênh lệch không quá 5%. Một mẹo nhỏ chính là bạn có thể làm cầu gần mực nước để mở bọc tôm dễ dàng hơn.
  • Cách 2: Phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước và ao chênh nhau 5%. Bà con cần chuẩn bị một thau lớn, dung tích khoảng 20 lít và một chiếc máy sục khí. Đổ vào khoảng 10000 con/ thau, sục khí từ 10 - 15 phút thì nghiêng thao để tôm bơi vào ao.

Bạn cần lưu ý đến mật độ thả tôm thẻ chân trắng:

  • Đối với mật độ quản canh sẽ khoảng từ 5 đến 10 con giống/ m2.
  • Đối với mật độ thâm canh sẽ có khoảng 25 đến 40 con tôm giống/ m2.

Quản lý ao nuôi và chăm sóc tôm

Quản lý ao nuôi và chăm sóc tôm
Quản lý ao nuôi và chăm sóc tôm

Giai đoạn quản lý ao nuôi và chăm sóc tôm đóng vai trò quyết định khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt. Do đó trong giai đoạn này bạn phải chú trọng các lưu ý sau:

  • Bữa ăn: Mỗi ngày tôm ăn 5 bữa, mỗi bữa phải đủ các dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, để tôm phát triển.
  • Thức ăn: Thường xuyên điều chỉnh lượng thức ăn để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho tôm. Bạn nên quan sát lượng thức ăn để điều chỉnh lại xem mức độ hiện giờ đang ăn là nhiều hay ít.
  • Gây màu nước: Lên định kỳ bóng vi sinh thường xuyên để cân bằng màu nước, không để nước quá trong hay quá đục.
  • Kiểm soát nước: Khi nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt bạn cần phải cân bằng độ pH hàng ngày trong nước. Bên cạnh đó những yếu tố như vi khuẩn, tảo, độ mặn, độ ngọt, nồng độ oxy,... đều phải được kiểm định hàng ngày. Mỗi tuần bạn thay nước 30%/ lần để đảm bảo chất lượng tôm.
  • Bảo vệ tôm: Tôm dễ bị tấn công bởi những sinh vật khác như cá, cua,... Do đó bạn nên sử dụng lưới để vây quanh tôm.

Khi bạn nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt việc dùng quạt nước, sẽ còn phụ thuộc vào tuổi của tôm:

  • Trong năm tuần đầu thì bạn chỉ quạt 1 giờ/ ngày để tạo oxy.
  • Từ 6 – 8 tuần kế tiếp, bạn tăng thời gian lên khoảng 3 giờ/ ngày
  • Từ 9 – 12 tuần kế tiếp,bạn tăng thời gian lên khoảng 6 giờ/ ngày
  • Từ 13 – 15 tuần kế tiếp, bạn tăng thời gian lên khoảng 9 giờ/ ngày
  • Sau tuần thứ 15 thì bạn có thể thu hoạch bật 11 giờ/ ngày

Kết luận

Thông qua bài viết trên, Người Nhà Nông đã chia sẻ với bạn cách nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt dành cho nhiều hộ nông dân và gia đình. Mỗi giai đoạn khác nhau tôm sẽ cần một nhu cầu về hàm lượng chất dinh dưỡng và Oxi khác nhau. Do đó bạn hãy quan sát tôm mỗi ngày để viết được cơ thể của chúng đang cần gì nhé!