show menu

Hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh, đạt năng suất cao

Thứ ba, 09/05/2023 - 09:34

Nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những mô hình kinh doanh được nhiều hộ gia đình lựa chọn. Đây còn là loài thủy sản được ưa chuộng bởi vì chúng chứa được hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đồng thời mang về nhiều giá trị kinh tế. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng biết cách nuôi tôm đúng kỹ thuật. Hãy cùng tham khảo cách nuôi tôm qua bài viết sau để đảm bảo sức khỏe cho tôm nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng

Trước khi tìm hiểu về cách nuôi tôm thẻ chân trắng thì bạn cần phải biết được đặc điểm về môi trường sống và sự sinh trưởng của tôm. Khi bạn đã nắm rõ các thông tin này thì bạn mới có thể áp dụng được các phương pháp khoa học vào việc nuôi tôm.

Đặc điểm sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng

Đặc điểm sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng
Đặc điểm sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng

Sau đây là những đặc điểm sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng bạn cần biết:

  • Tôm thẻ chân trắng có bề ngoài màu xanh lam và màu xanh nhạt. Phần vỏ khá mỏng và phần cơ thể sẽ không có sọc, rãnh 2 bên hàm răng không dài. Tôm có răng 5 - 9/ 24.
  • Cơ thể chúng có cột sống rõ rệt, chân trước của chúng có phấn, tim màu đen. Đặc biệt thì tôm thẻ chân trắng không có chi trên, phần đuôi có rãnh ở phía trung tâm. Phần xương của chúng sẽ nằm giữa chân số 4 và chân số 5, hình chữ W đối với con trưởng thành.
  • Vì loại tôm này có độ thích nghi cao nên cách nuôi tôm thẻ chân trắng không quá khó khăn. Chúng có thể sinh trưởng trong môi trường nước mặn khoảng 0,5 - 35 độ mặn, nhiệt độ sinh trưởng từ 6 đến 40 độ C. Điểm đặc biệt chính là chúng có thể chịu được nhiệt độ cao đến 43.5 độ C, khó sống trong môi trường nhiệt độ kém.
  • Khi nhiệt độ của nước thấp hơn 9°c thì tôm sẽ nằm nghiêng. Để đạt được năng suất cao khi nuôi tôm thẻ chân trắng thì bạn cần phải biết các kỹ thuật cần thiết. 

Thức ăn của tôm

Tôm thẻ chân trắng là một loài động vật ăn tạp, chủ yếu ăn động vật phù du. Tôm mới lớn sẽ ăn thêm cả ấu trùng sinh vật đáy hồ. Khi tôm đã trưởng thành, thức ăn của chúng là động vật như giun, xác chết, côn trùng,...

nuôi tôm thẻ chân trắng
Thức ăn của tôm

Thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng còn là động vật giáp xác, tảo, thân mềm,... Khi bạn cho ăn những loại hạt nhân tạo, lượng protein thô sẽ đáp ứng được khoảng 25 đến 30% nhu cầu dinh dưỡng.

Chuẩn bị ao nuôi, cơ sở vật chất

Khi chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần có diện tích từ 1000 đến 3000 m2, phía dưới được bê tông hóa hoặc lót bạt, trang bị thêm hệ thống xi phông đáy. Khi nuôi tôm trong nhà và kính gió, cần tăng cường hệ thống sục khí ở đáy, chạy quạt nước để đảm bảo lượng oxy cung cấp đầy đủ.

Phần nhà bạt có thể được dựng bằng cọc gỗ hoặc bê tông, trong đó:

  • Nếu dựng bằng cọc gỗ: Cọc phải có đường kính 6 cm, dùng dây thép 2,4 mm buộc chặt thành khung để nâng giá lưới. Khoảng cách giữa hai cột với nhau là 1.2m. Trong quá trình thiết kế thì bạn cần tạo thêm cửa để dễ dàng quản lý và chăm sóc.
  • Nếu dụng bằng cọc bê tông: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng khi dựng cột bê tông thì cột phải có chiều dài từ 5 đến 6m, xung quanh là dây cáp bọc nhựa để tạo khung. Sau đó bạn tiến hành phủ bạt, chăng dây cáp lên trên để tránh trường hợp gió xô bạt.

Một lưu ý nhỏ chính là trước khi thả tôm cần có cách cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp, lượng bùn dưới đáy chỉ khoảng 5 đến 10cm. Nếu như trước đó bạn có phụ bạc ở đáy thì bạn cần phải bọc lớp bạt cũ, bón vôi theo liều lượng 15 - 17kg cho 100 m3 và phơi đáy từ 5 đến 7 ngày.

Nếu ao đã trải bạt đáy thì bạn cần phải trải bạt mới. Sau khi đã hoàn thành việc trải bạt mới, bạn bơm nước vào ao khoảng 1.2 - 1.4 m.

Xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng

Một trong những công đoạn quan trọng chính là bạn cần xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng trước khi thả tôm vào nuôi. Đầu tiên bạn sẽ lấy nước từ kênh cung cấp chung, để ngầm ở đáy ao và lắng khoảng 2 ngày rồi bơm sang ao xử lý.

Xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng
Xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng

Ở đâu nguồn nước sẽ được xử lý bằng PAC (Poly Aluminum Chloride) nồng độ 5ppm và thuốc tím có nồng độ 4 - 5 ppm. Sau đó nước sẽ còn xử lý bằng TCCA có nồng độ 5 ppm và  Chlorine 15 ppm trước khi sang ao nuôi chính thức.

Giai đoạn xử lý nước khi nuôi tôm thẻ chân trắng, nước sẽ được bổ sung thêm các khoáng chất, kiềm và điều chỉnh lại độ pH. Khi bạn kiểm tra nước đã đạt tiêu chuẩn thì sẽ được bơm vào ao nuôi.

Hướng dẫn thả giống tôm thẻ

Bước tiếp theo trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng chính là thả giống. Sau đây là những tiêu chí chọn con giống bạn nên biết trước khi thả giống:

  • Bạn nên lựa chọn giống tôm đều nhau và cùng một chiều dài, khoảng 1cm, thả với mật độ 15000 con/ha.
  • Khi bạn chọn tôm giống bạn cần phải biết được nguồn gốc xuất xứ của tôm bố mẹ. Tôm bố mẹ cần phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết thì con giống mới đạt được chất lượng cao.
  • Con giống cần được cơ quan thú y cấp giấy phép đạt tiêu chuẩn, khỏe mạnh, xét nghiệm âm tính đối với các bệnh trong danh mục bắt buộc của cơ quan chuyên môn. Cơ sở mua giống phải là cơ sở sản xuất theo quy định của ngành thủy sản.

Ngoài ra, khi nuôi tôm thẻ chân trắng bạn cũng cần quan tâm một số lưu ý quan trọng. Điều này giúp con giống của bạn sẽ khỏe mạnh, không bị chết hàng loạt.

Một số lưu ý quan trọng khi thả giống tôm thẻ
Một số lưu ý quan trọng khi thả giống tôm thẻ

Sau đây là những điều bạn nên quan tâm khi thả giống tôm thẻ:

  • Thời gian thả tôm quyết định rất quan trọng trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng. Thời tiết mát mẻ và đẹp nhất để thả tôm chính là tháng 9 - 11 dương lịch, rơi vào khoảng tháng 8 - 10 âm lịch, để thu hoạch trước tết, bán được với giá cao.
  • Nếu như bạn nuôi đa cấp thì mật độ trung bình sẽ là 80 con/ m2. Nếu như bạn được một cách thì mật độ thả sẽ là 80-120 con/m2.
  • Trước 1 đêm thả tôm, bạn cần mở quạt nước ở độ mạnh để tăng thêm lượng oxy cho ao. Tôm thẻ sau khi đã được chọn thì bạn bỏ vào một cái thùng lớn, bỏ một lượng nước ao vào thùng, để trong 1 giờ để tôm thích nghi dần.
  • Khi bạn thấy tôm đã lấy lại được sức và quấy để tạo dòng nước trong thùng, phần tôm yếu sẽ được gom lại ở giữa thùng. Bạn sẽ siphon để loại bớt những con tôm yếu ra ngoài, tôm khỏe mạnh cần bơi ngược dòng nước rồi thả xuống ao.
  • Một trong những tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng hay gặp chính là tôm bị chết non. Trước khi thả bạn cần ngâm tôm khoảng 100.000 – 500.000 con trong 1 giờ đồng hồ với Bomaga 3 – 5ml. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tôm chết non hoặc bị chết bất ngờ. Bạn nên thả tôm đầu hướng gió vào thời tiết mát mẻ để tôm có tỉ lệ sống cao hơn.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Khi nuôi tôm thẻ chân trắng, nắm rõ một số bí quyết và kỹ thuật nuôi sẽ giúp tôm thẻ khỏe mạnh hơn, khi thu hoạch sẽ có thành phẩm chất lượng nhất. Vậy đâu là những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bạn cần quan tâm?

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi bạn nên biết: 

  • Cách nuôi tôm thẻ hiệu quả chính là bạn cần phải kiểm tra định kỳ nước ao nuôi tôm để đảm bảo tôm vẫn khỏe. Nếu như nước trong ao bị cạn thì bạn cần phải bổ sung tầm 10 đến 30%/ ngày, giữ độ mặn tầm 10 - 25%, độ trong của nước từ 40 - 60 cm.
  • Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng chính là cần phải cho tôm ăn đúng liều lượng, không cho ăn thức ăn thừa. Mỗi giai đoạn tôm sẽ cần một lượng thức ăn khác nhau nên bạn cần phải quan sát để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
  • Trong tháng đầu tiên thì bạn chỉ cho ăn 3 lần/ ngày, rải xung quanh bờ ao. Trong ngày đầu tiên, với số lượng 100000 con giống thì bạn cần cho ăn khoảng 2kg thức ăn.
  • Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng kể từ ngày 20 trở đi, mỗi một ngày bạn cho thêm 0.5 kg cho 100000 con giống. Đến tháng tiếp theo, thức ăn tôm chiếm khoảng 5.8% khối lượng thân giảm còn 2.1, còn với số lượng tôm thẻ sẽ nhiều hơn 60 con/ 1 ký. Lúc này số lần cho tôm ăn là 4 lần/ ngày, rải đều trên ao.

Quản lý bệnh ở tôm

Một trong những điều quan trọng khi nuôi tôm thẻ chân trắng chính là biết cách quản lý bệnh ở tôm. Để có thể làm tốt trong công tác quản lý bệnh thì bạn cần phải viết các dấu hiệu phát bệnh ở tôm.

Những dấu hiệu bệnh ở tôm thẻ chân trắng
Những dấu hiệu bệnh ở tôm thẻ chân trắng

Cụ thể, những dẩu hiệu bệnh ở tôm là:

  • Phần đuôi: Nếu như tôi mắc bệnh thì phần đuôi sẽ cụp xuống, không xòe ra. Khi bạn dùng tay bóp nhẹ phần góc đuôi tôm thì đuôi mới xòe.
  • Phần vỏ thân: Khi tôm bệnh, màu cỏ vỏ sẽ chuyển sang màu xám hoặc sậm hơn so với màu sắc thông thường. Vỏ không có độ bóng, giòn, có về mòn, nếu quan sát kỹ sẽ thấy được chất lạ đóng trên vỏ hoặc thân của tôm.
  • Phần mang: Khi nuôi tôm thẻ chân trắng bạn cần phải chú ý đến mang tôm, nếu chúng chuyển sang màu nâu, cam, đỏ,... có mùi hôi thì đây là dấu hiệu tôm đang bị bệnh phù nước.
  • Phần ruột: Đối với những con tôm bị mắc bệnh chúng sẽ ăn ít hơn bình thường, nếu quá nặng sẽ bỏ ăn. Lúc này quan sát phần ruột tôm bạn sẽ thấy phần ruột bị rỗng, không có thức ăn.
  • Chân bơi, đuôi tôm, chân bò: Bạn nên kiểm tra xem có vết xước, vết rách, hay vết bẩn nào bám ở vị trí đó hay không.
  • Gan và lá lách tôm: Bạn có thể nhìn xem kích cỡ lá lách và gan có thay đổi không, đối với những con tôm bị mắc bệnh thì màu sắc sẽ sậm hơn so với bình thường.

Thu hoạch

Sau khi đã kết thúc quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng thì bạn sẽ tiến hành thu hoạch tôm. Bạn nên lựa chọn thời điểm vào ban đêm vì nhiệt độ thấp, tôm sẽ không bị sốc nhiệt. Nếu như trong trường hợp phải thu hoạch vào sáng sớm, bạn nên lắp một lều nhỏ để bảo vệ tôm khỏi tác động từ ánh nắng mặt trời.

Thu hoạch tôm
Thu hoạch tôm

Trước 4 đến 8h thu hoạch, bà con cần tháo cạn 30% lượng nước trong ao, sau đó dùng lưới kéo tôm theo từng diện tích. Cách này được đánh giá là cách thu hoạch tôm hiệu quả nhất, giúp tôm ít bị dập vỏ, đạt chất lượng và nước không bị đục.

Tuy nhiên đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng quảng canh, người nuôi có thể lợi dụng vào tập tính bơi ngược của tôm để thu hoạch tôm. Phương pháp này chỉ áp dụng trong ao nuôi có diện tích rộng, đáy gồ ghề.

Kết luận

Thông qua bài viết trên, Người Nhà Nông đã bật mí cho bạn cách nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả. Trong quá trình nuôi tôm, bạn hãy kiểm tra thường xuyên để đảm bảo các con giống đều khỏe mạnh, đạt chất lượng. Chúc bạn có được một vụ tôm thật đạt nhé!