show menu

Hướng dẫn phương pháp trồng nấm rơm cho năng suất cao

Thứ năm, 27/04/2023 - 15:48

Rất nhiều bà con nông dân quan tâm đến phương pháp trồng nấm rơm sao cho nấm khỏe, không sâu bệnh. Khi bạn đã có được cách trồng đúng kỹ thuật, chắc chắn nấm của nhà bạn sẽ phát triển nhanh chóng, đảm bảo được dinh dưỡng của cây. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bà con biết được quy trình và các điều cần biết khi trồng nấm rơm.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Thời vụ và địa điểm trồng nấm rơm

Để xác định được phương pháp trồng nấm rơm thì trước tiên chúng ta phải biết được thời vụ trồng nấm. Đối với thời tiết ở miền Nam thì bạn có thể trồng nấm quanh năm vì thời tiết luôn ấm nóng.

Nhưng đối với thời tiết miền Trung thì bạn chỉ có thể trồng nấm từ tháng 3 đến tháng 8. Riêng khu vực miền Bắc thì thời gian trồng nấm là 15/4 – 15/10 dương lịch là thích hợp nhất.

Trồng nấm rơm vào tháng mấy
Trồng nấm rơm vào tháng mấy

Dựa theo kỹ thuật trồng nấm rơm thì bạn nên để nấm ở các vị trí thoáng mát, hạn chế nhiễm mầm bệnh ở nấm. Địa điểm có thể đặt nấm rơm để trồng như ở vườn cây, xung quanh nhà, trên nền xi măng, trên kệ, trên bọc nylon,...

Bạn cần lưu ý một điều chính là nơi trồng nấm cần phải khô ráo, bằng phẳng, không bị ngập úng khi mùa mưa đến. Phương pháp trồng nấm rơm phụ thuộc nhiều vào địa hình trồng nên bạn hãy chọn một nơi thuận lợi cho việc tưới tiêu nhé!

2. Phương pháp trồng nấm rơm hiệu quả

Để có được một đợt nấm có sản lượng tốt, bạn cần biết được phương pháp và quy trình trồng nấm rơm. Bà con nông dân có thể tham khảo phương pháp trồng sau đây để tránh bỏ sót các bước:

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn có thể dùng các nguyên liệu khác nhau để trồng nấm rơm như bã mía, rơm, thân và lá của cây chuối, bông gòn. Tuy nhiên phương pháp trồng nấm rơm phổ biến nhất vẫn là chọn rơm rạ của lúa.

Chất nấm bằng lúa mùa hoặc lúa tẻ, lúa nếp đều có thể dùng được. Bạn cũng có thể dùng rơm đã tươi hoặc rạ khô để cho năng suất cao, tuy nhiên không được dùng những loại đã chuyển sang màu nâu đen.

2.2. Chọn giống

Chọn giống nấm để có một vụ mùa bội thu
Chọn giống nấm để có một vụ mùa bội thu

Tùy theo mô hình trồng nấm rơm mà bạn có thể chọn các giống nấm khác nhau. Chọn giống là một trong những bước quan trọng để quyết định sự thành bại trong việc trồng nấm.

Bạn nên chọn những giống nấm không quá già, không nhiễm bệnh, không quá non và có mùi thơm dễ chịu. Khi mang túi nấm lên ngửi phải có mùi đặc trưng của nấm, sợi nấm kín đáy thì đó là túi nấm chất lượng.

2.3. Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng phương pháp ủ rơm

Một điều quan trọng phương pháp trồng nấm rơm chính là bạn cần phải ủ rơm trước khi cho nấm vào. Thời gian ủ rơm sẽ dao động từ 10 đến 12 ngày.

Đầu tiên bạn cho rơm rạ chất thành đống, dài từ 4 đến 8m, rộng từ 1.5 đến 2m. Mỗi lớp rơm cần phải cao từ 20 đến 30cm, cần tưới nước và dùng chân dậm để phần rơm tơi đi, thấm điều nước. Bà con nên thực hiện làm như vậy liên tục cho đến khi đóng rơm có chiều cao từ 1.3 đến 1.5m.

Cách ủ rơm trồng nấm rơm chính là dùng lá chuối, nilon ủ chung quanh để giữ nhiệt cho rơm. Sau khi ủ được vài ngày, nhiệt độ đống rơm sẽ lên cao khoảng 60 đến 70 độ C. Nhiệt độ này sẽ làm việc chết các mầm bệnh có trong rơm rạ, giúp cho cây nấm dễ dàng phát triển và hấp thu dưỡng chất.

Hướng dẫn cách ủ rơm trồng nấm rơm
Hướng dẫn cách ủ rơm trồng nấm rơm

Theo kinh nghiệm từ của chuyên gia về phương pháp trồng nấm rơm, sau khi ủ từ 10 đến 12 ngày, rơm sẽ xẹp xuống. Lúc này, rơm cao khoảng 0.8 - 1m. Đây là biểu hiện của việc rơm đã đạt tiêu chí sử dụng. Bạn sẽ tiến hành đến việc xếp mô và rắc meo nấm.

Bà con cần bỏ lớp rơm ngoài mặt ủ, dùng rơm bên trong để mang đi xếp thành mô. Rơm khi ủ mang chất thành từng bó với chiều dài từ 45 - 50cm, đường kính từ 15 - 20cm. Bà con rải meo cách mép luống từ 5 đến 7 cm, tiếp tục cho đến lớp rơm thứ 2, thứ 3,... Lưu ý rằng nếu chỉ ủ 3 lớp thì nên rải rơm khô dày từ 4 đến 5 thì cần vuốt cho mặt ngoài mô gọn, láng, tưới nước đè dè dặt.

3. Cách chăm sóc nấm rơm

Cách chăm sóc nấm rơm đúng đắn là một trong những bước quan trọng khi bạn thực hiện phương pháp trồng nấm rơm. Hiểu một cách đơn giản thì chỉ khi bạn chăm sóc đúng cách thì nó mới có thể phát triển toàn diện.

3.1. Chăm sóc khi cấy nấm

Sau khi meo được cấy, từ 9 đến 13 ngày sau sẽ phát triển thành quả thể. Trong ba ngày đầu tiên thì bạn không cần tưới nước.

Giai đoạn từ 4 đến 8 ngày, bạn kiểm tra nhiệt độ mô thường xuyên. Nếu như nhiệt độ từ 35 đến 38 độ C là nhiệt độ lý tưởng để nấm phát triển.

Nếu như trời lạnh dưới 25 độ thì phải phủ 1 lớp nilon lên trên mô nấm để giữ ấm. Khi đậy mô nấm, cần đặt bọc nilon các mô tối thiểu 20 cm, tránh trường hợp bị hấp hơi.

Dựa theo phương pháp trồng nấm rơm từ các chuyên gia, kể từ ngày thứ tám đến ngày thứ 9 bạn sẽ thấy được các màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang trắng trong. Lúc này bạn cần phải tưới nước nhẹ nhàng lên các mô để đón nấm. 

Thời gian từ ngày 9 đến 13, mô nấm sẽ xuất hiện các đốm như hạt gạo. Tuy nhiên đây chính là dấu hiệu phát triển khá bình thường nên bà con không cần quá lo lắng mà hãy tưới nước để giữ ẩm, tránh làm đứt sợi nấm.

Chăm sóc nấm đúng kỹ thuật
Chăm sóc nấm đúng kỹ thuật

3.2. Điều chỉnh nhiệt độ khi đậy mô

Điều quan trọng khi bạn thực hiện các phương pháp trồng nấm rơm chính là cần phải kiểm tra nhiệt độ của mô thường xuyên. Nếu như bạn thấy nhiệt độ đang tăng thì rơm ủ đang thiếu nước, cần dùng ngay thùng vòi sen để tưới cho mô nấm.

Dựa theo phương pháp trồng nấm rơm, nếu bạn kiểm tra nhiệt độ mô thấy nấm lạnh, bạn cần ngưng tưới nước, dỡ các mô và mái che nắng,... Điều này sẽ giúp cho mau hấp thu được nhiều nước hơn. Trong mùa mưa thì bạn cần dùng màng phủ nilon để đẩy phía bên trên mô, giúp nấm giữ ấm và tăng được nhiệt độ bên trong. 

3.3. Đảo rơm

Khi đã chắc mô được từ 5 đến 8 ngày, theo hướng dẫn trồng nấm rơm, bạn cần xóc cho mô tơi, dỡ phần áo ra, đậy cho mô ấm. Bạn nên đảo áo mô để tránh phần nấm ăn lan ra bên ngoài, không tạo được nấm.

4. Phòng và trị bệnh khi trồng nấm rơm

Phòng trị bênh cho cây nấm rơm
Phòng trị bênh cho cây nấm rơm

Phòng và trị bệnh là một bước cần thiết trong phương pháp trồng nấm rơm. Việc này sẽ giúp cho bạn chủ động trong việc bảo vệ nấm và đảm bảo năng suất khi thu hoạch.

Hiện nay các loại bệnh do virus rất phổ biến ở nấm. Biểu hiện của loại bệnh này chính là nấm mũi nhỏ, phần cuống dài, không thể phát triển được phần quả. 

Đối với các bệnh do virus gây ra sẽ không có thuốc để đặc trị. Phương pháp trồng nấm rơm tốt nhất chính là bạn chỉ có thể chủ động phòng chống bằng cách đốt khử trùng, dùng nhiệt độ cao để xử lý khu vực nuôi và trồng nấm.

5. Thu hoạch nấm rơm

Sau khi bạn đã chăm sóc nấm rơm thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình thu hoạch nấm. Nếu như bạn muốn thu hoạch những đợt nấm đạt năng suất thì bạn cần phải chú ý đến hai tiêu chí sau đây:

5.1. Thời điểm hái

Khi bạn đã ủ rơm từ 10 đến 14 ngày thì bà con đã có thể thu hoạch. Thời gian sẽ phụ thuộc tùy vào loại meo bạn dùng và cách ủ của bạn.

Dựa theo phương pháp trồng nấm rơm từ các chuyên gia nông nghiệp, nấm sẽ ra một đợt từ ngày 12 đến ngày 15; sau đó từ 7 đến 8 ngày sẽ cho ra đợt 2. Lúc này bạn có thể thu hái trong thời gian từ 3 đến 4 ngày để kết thúc được một vụ trồng nấm.

Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý đến thời điểm hái: Hái mỗi ngày 2 lần. Trong đó lần 1 sẽ trước 6 giờ sáng và lần 2 rơi vào khoảng 14 đến 15 giờ chiều.

Thu hoạch nấm rơm chuẩn
Thu hoạch nấm rơm chuẩn

5.2. Chọn nấm đủ tiêu chuẩn

Một điều quan trọng khi thực hiện phương pháp trồng nấm rơm chính là cần phải lựa chọn những loại nấm đủ tiêu chuẩn mới thu hoạch. Nấm rơm sẽ có xu hướng dính vào nhau và phát triển liên tục nên cần phải tách những cây còn búp, hơi nhọn đầu ra.

Bạn nhẹ nhàng xoay nhẹ cây nấm, tách những cây đã phát triển, phần đầu to tròn, bao phủ cả thân cây. Bạn không nên để chân nấm còn sót lại trên mô vì chân nấm dễ thối rữa, ảnh hưởng đến các nụ nấm bên cạnh. Khi bạn hái xong thì bạn cần phải đậy kỹ mô lại.

6. Kết luận

Bài viết trên đã giúp cho bạn biết được phương pháp trồng nấm rơm hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay. Người nhà nông hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể chủ động hơn trong quá trình chăm sóc khu vườn nấm của mình. Chúc bạn có được một vụ mùa bội thu nhé!

Chủ đề Chủ đề:

Nấm