show menu

Hé lộ cách trồng cà tím trong chậu hiệu quả tại nhà

Thứ năm, 13/04/2023 - 15:54

Cà tím là một loại rau phổ biến và thích hợp với khí hậu nhiệt đới nước ta. Vì vậy trồng cà tím tại nhà là sở thích của rất nhiều người. Cùng tìm hiểu cách trồng cà tím trong chậu đơn giản qua bài viết dưới đây.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Vì sao lựa chọn trồng cà tím trong chậu tại nhà?

Nhiều người lựa chọn trồng cà tím trong chậu bởi vì quả cà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong quả cà tím chứa các vitamin như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6 và các loại khoáng chất như Magie, Kẽm, Sắt,... 

Người ta thường thu hoạch cà tím sau 60-70 ngày trồng. Nếu thu hoạch quá muộn sẽ làm cho quả quá chín, khi đó quả già và ăn không ngọt.

2. Chuẩn bị trước khi trồng cà tím tại nhà

Vậy chúng ta cần chuẩn bị gì trước khi trồng cà tím trong chậu? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây:

2.1 Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

Dụng cụ trồng

Trước khi trồng cà tím trong chậu, bạn cần chuẩn bị dụng cụ trồng như khay ươm, ly nhựa, hộp sữa, lon bia,... để làm bầu ươm. 

Đất trồng

  • Đất trồng cà tím phải tơi xốp, giàu mùn hữu cơ và sạch mầm bệnh. Bạn có thể tự trộn theo công thức: 30% đất thịt : 30% phân trùn quế : 20% mụn dừa : 15% trấu hun : 5% Trichoderma. 
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng đất sạch hữu cơ SFARM chuyên dùng cho rau, củ, quả, đất đã trộn phân trùn quế, phân gà, trấu hun, vôi,... 
Chuẩn bị đất trồng cà tím
Chuẩn bị đất trồng cà tím

2.2 Chọn giống và ươm mầm

Có hai cách trồng cà tím trong chậu cơ bản. Cách thứ nhất là tự gieo từ hạt giống và cách thứ hai là mua cây con về trồng. Nếu bạn mua cây giống thì nên chọn những cây cao, tán lá to, đọt non đang phát triển, màu sắc tươi tắn. Các bước ươm hạt sẽ tiến hành như sau:

  • Mua hạt giống chất lượng, có nhãn mác, bao bì là giống kháng bệnh, như vậy tỷ lệ cây khỏe sẽ cao hơn.
  • Ngâm hạt giống trong nước ấm với tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh khoảng 24 giờ để vỏ hạt cà mềm hơn từ đó tăng tỷ lệ nảy mầm.
  • Sau đó vớt hạt giống ra cho vào khăn vải ẩm khoảng 8h cho hạt nứt nanh thì mới đem gieo.
  • Cho đất đã chuẩn bị vào các khay ươm, hộp giấy, ly nhựa,...
  • Gieo hạt giống vào khay, mỗi hốc gieo 2 hạt, phủ một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt.
  • Tưới phun sương cho hạt khoảng 2 lần/ ngày.
  • Sau khoảng 3 tuần ươm, cây con có thể xuất vườn.
Ươm mầm cà tím đúng cách
Ươm mầm cà tím đúng cách

>>> Xem thêm: Bí quyết trong cách trồng cà chua nova siêu năng suất

3. Hướng dẫn cách trồng cà tím trong thùng xốp hoặc chậu

Cùng tìm hiểu các bước trồng cà tím trong chậu trong phần dưới đây:

Bước 1: Chọn cây con

  • Nhổ cây nhỏ đã mọc 6-7 lá thật, cao 7-8cm thân cây múp, khỏe mạnh để mang đi trồng.

Bước 2: Tiến hành trồng cây

  • Chậu dùng để trồng cây cà tím cũng tương tự như chậu trồng dưa leo, cà chua. Cà tím cần một khoảng không chậu lớn vì đây là cây rễ chùm.
  • Đục nhiều lỗ ở đáy làm cho nước được thoát dễ dàng hơn. 
  • Sau đó cho đất vào trong chậu hoặc thùng xốp
  • Làm hốc sâu 8 đến 12cm và đặt cây trồng con xuống dưới đất sao cho mặt bầu đất phải bằng với mặt líp. Bạn lưu ý rằng, nếu đặt quá sâu thì cây phát triển kém hoặc quá cạn thì cây dễ bị đổ ngã.
Cần trồng cà tím trong chậu ở độ sâu thích hợp
Cần trồng cà tím trong chậu ở độ sâu thích hợp

>>> Xem thêm: Bật mí cách trồng cà chua bi lùn cho hiệu quả kinh tế cao

4. Chăm sóc cà tím sau khi trồng đúng cách

Sau các bước trồng cà tím trong chậu thì bạn cần tiến hành chăm sóc để cây phát triển tốt nhất. Dưới đây là các bước chăm sóc cây cà tím tại nhà.

4.1 Tưới nước, tỉa cành, cắm cọc

Tưới nước sẽ giúp cung cấp đủ nước cho cây trồng. Tùy thuộc vào dạng đất, cách tưới và thời vụ, bạn có thể tưới nhiều lần khác nhau trong tuần. Trong quá trình tưới cây phải quan sát kỹ độ ẩm của đất, thừa hay thiếu nước có thể làm cho cây bị hạn chế chất dinh dưỡng, từ khó khó ra hoa, quả.

4.2 Bón phân

Tùy vào từng loại đất và thời vụ trồng khác nhau mà bạn dùng các loại phân bón với hàm lượng khác nhau. Khi thực hiện bón thúc thì thực hiện các lần cách nhau từ 13-17 ngày bón phân 1 lần. 

Ngoài ra, bạn nên kết hợp bón phân và nhổ cỏ, vun gốc, lấp phân để cây có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Bạn nên sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học, vì chúng ta đang hướng đến môi trường xanh-sạch-đẹp. 

Bón phân giúp cà tím phát triển tốt hơn
Bón phân giúp cà tím phát triển tốt hơn

4.3 Phòng sâu bệnh

Bạn nên kiểm tra thường xuyên cà tím xem có bị sâu bệnh không để có cách phòng chống kịp thời. Các loại sâu bệnh phổ biến có thể kể đến như sâu ăn lá, sâu xám, bệnh đỏ,...

Bạn nên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học tự chế từ gừng, tỏi, ớt đến đi giã sau đó cho vào bình phun xịt. Với cách làm này sẽ đảm bảo đầu ra là nông sản an toàn. Ngoài ra, mỗi buổi sáng nên dành khoảng 15 phút ra vườn để bắt tìm sâu trên lá.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng cà chua bạch tuộc, phòng bệnh hiệu quả

5. Lưu ý khi trồng cà tím trong chậu

Trồng cà tím tại nhà không quá khó nhưng bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Thời điểm thích hợp nhất để trồng cà tím là mùa hè và nên tránh gieo hạt vào mùa đông. Nếu bạn gieo hạt vào mùa đông thì nên chuẩn bị đèn sưởi, điều này sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
  • Bạn muốn tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh các bước thì có thể mua cây con được ươm sẵn tại các cửa hàng nông sản.
  • Cách trồng cây cà tím xen lẫn với hoa vạn thọ sẽ giúp cây của bạn đỡ sâu bệnh hơn rất nhiều.
Nên trồng cà tím trong chậu với hoa vạn thọ
Nên trồng cà tím trong chậu với hoa vạn thọ

Hy vọng với những hướng dẫn trên đây của Người Nhà Nông đã giúp bạn hiểu được cách trồng cà tím trong chậu hiệu quả. Chúc bạn thành công với những chậu cà tím trĩu quả nhé.