show menu

Nguyên nhân cá bình tích bụng to nhưng không đẻ và mẹo khắc phục

Thứ năm, 21/12/2023 - 14:20

Tại sao cá trân châu hay cá bình tích bụng to nhưng không đẻ? Có cách nào khắc phục tình trạng này hay không? Hãy cùng Người Nhà Nông tìm hiểu toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Vì sao cá bình tích bụng to nhưng không đẻ?

Tương tự như các loại cá khác, cá bình tích bụng to nhưng không đẻ cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân do chính chuyên gia bật mí anh em chơi cá cảnh nên tham khảo.

Cá bình tích mang bầu lâu

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng cá bình tích bụng bự. Loài cá này có khả năng sinh sản khá tốt, sau chu kỳ khoảng 30 - 40 ngày hoặc lâu hơn sẽ có thể đẻ với số lượng cá thể cao. Cũng chính bởi vậy khi mang bầu bụng chúng sẽ phình to lên trông thấy.

cá bình tích bụng to nhưng không đẻ
Cá bình tích bụng bự có thể do mang bầu

Để phân biệt cá bình tích mang bầu chỉ cần nhìn vào phần bụng dưới và hậu môn của chúng. Trong trường hợp thấy xuất hiện nhiều đốm đen, đỏ li ti chứng tỏ chúng đang có bầu.

Cá bình tích bị táo bón

Ngoài trường hợp bầu lâu, cá bình tích bụng to cũng có thể bị táo bón. Khi mắc chứng táo bón lượng chất thải sẽ giảm đáng kể hoặc thậm chí không có. Ngoài ra, nếu quan sát kỹ sẽ thấy chất thải của chúng khá cứng và dài.

cá bình tích bụng bự
Ăn quá nhiều khiến bụng cá to vì táo bón

Cá bình tích bụng to nhưng không đẻ do táo bón cũng là một nguyên nhân dẫn đến vấn đề cá chết hàng loạt. Bởi khi hệ tiêu quá gặp vấn đề sẽ khiến cá bị ì ạch, khó thở, gây áp lực lên các cơ quan khác.

Cá hấp thụ quá nhiều thức ăn

Để cho cá hấp thụ quá nhiều thức ăn là sai lầm của hầu hết những ai nuôi cá cũng từng mắc phải. Tương tự như cá bảy màu, cá bình tích cũng có thể ăn không kiểm soát, không hề thấy no. Và nếu cho ăn nhiều quá mà cá chưa ăn kịp sẽ có thể làm giảm lượng oxy và độ pH có trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của loại sinh vật cảnh này.

Cá trân châu bị bệnh

Cá bình tích bụng bự lâu ngày ảnh hưởng cả đến khả năng bơi lội rất có thể chúng đã bị nhiễm bệnh. Căn bệnh dẫn đến tình trạng này đa phần là bệnh xù vảy. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây ra, cá khi mắc bệnh bụng sẽ phình to, vảy toàn thân bị xù.

Cá bình tích bụng to khó đẻ có cần tách riêng không?

Trong trường hợp cá bình tích bụng to do bị bệnh cần cách ly ngay lập tức. Bởi xù vảy là căn bệnh có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng. Ngoài ra khi mắc bệnh này có thể khiến cá chết hàng loạt.

Nên tách riêng khi cá bị bệnh
Nên tách riêng khi cá bị bệnh

Hoặc nếu cá bầu lâu không đẻ để sống chung cùng một bể cũng có thể dẫn đến tình trạng bị hiệu ứng cánh bướm. Những con cá khác cũng có thể có xu hướng bầu lâu hoặc thậm chí khó đẻ.

Bật mí cách chữa trị cá bình tích bụng bự do bị bệnh

Cá bình tích bụng to nhưng không đẻ có nhiều mẹo chữa trị khác nhau, tuy nhiên đa phần được chia thành hai trường hợp chính là cá bị bệnh và không bị bệnh. Nếu cá không bị bệnh mà chỉ bị táo bón hay do ăn quá nhiều hãy điều chỉnh lại chế độ ăn, tăng cường chất xơ. Hoặc nếu nguyên nhân do bầu lâu không cần lo lắng vì điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Đặc biệt, nếu phát hiện cá bị xù vảy cần cách ly ngay lập tức. Ngoài ra cho chúng tắm nước muối loãng được pha với tỷ lệ 5 thìa muối với 4 lít nước sạch. Trong trường hợp tình trạng bệnh vẫn kéo dài nên sử dụng kết hợp kèm kháng sinh trong 7 - 10 ngày sẽ có kết quả.

Lời kết

Nguyên nhân khiến cá bình tích bụng to nhưng không đẻ nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Qua những chia sẻ của Người Nhà Nông trong bài viết vừa rồi, mong rằng anh em chơi cá cảnh sẽ có phương án chữa trị kịp thời nếu cá nhà mình bị bệnh nhé!

Chủ đề Chủ đề:

Cá bình tích