show menu

Cá bình tích nuôi chung với cá gì trong bể thủy sinh thì phù hợp?

Thứ sáu, 22/12/2023 - 09:15

Cá trân châu hay cá bình tích nuôi chung với cá gì không gây hấn với các giống khác có trong bể cũng là vấn đề nhiều anh em chơi cá cảnh quan tâm. Hãy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây, Người Nhà Nông sẽ chia sẻ các giống cá nuôi chung với bình tích đẹp, dễ nuôi mà không gây hấn với nhau nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Có nên nuôi chung cá bình tích với cá khác không?

Trước khi tham khảo xem cá bình tích nuôi chung với cá gì, trước tiên cần tìm hiểu xem có nên nuôi chúng với các loại cá khác hay không. Anh em hoàn toàn có thể nuôi chung cá bình tích với cá khác được.

Điều này là do cá bình tích có tập tính khá hiền, không chủ động gây hấn với các giống khác. Không chỉ vậy, nhu cầu thức ăn của chúng không quá cao nên không dẫn đến tình trạng tranh giành thức ăn.

cá bình tích nuôi chung với cá gì
Cá bình tích nuôi chung với cá gì được nhiều người quan tâm

Ngoài ra, cá bình tích có xu hướng sống theo đàn, chính vì thế khi nuôi một mình sẽ khiến chúng có cảm giác không được an toàn và chỉ thích lẩn trốn. Đặc biệt chúng ăn tạp nên có thể góp phần cân bằng lại hệ sinh thái trong bể bằng cách ăn thức ăn dư thừa do các con khác để lại.

Yêu cầu khi chọn cá nuôi chung với cá bình tích

Dù vốn có bản tính hiền lành nhưng không vì thế mà chọn bừa một giống cá để nuôi cùng với cá bình tích. Những loại cá nuôi cùng bình tích cũng cần hiền lành, đặc biệt không rỉa vây hay bắt nạt chúng.

Kích thước của bình tích thuộc dạng trung bình nên khi chọn cá nuôi cùng nên chọn những con có kích thước ngang bằng. Ngoài ra cũng cần chú ý đến mật độ cá trong bể cũng như điều kiện về độ pH, nhiệt độ tương đồng là tốt nhất.

Giải đáp: Cá bình tích nuôi chung với cá gì?

Vậy cá bình tính, hay còn gọi là cá trân châu nuôi chung với cá gì? Nhìn chung có nhiều loại cá có thể nuôi chung được với bình tích, tuy nhiên dưới đây là những giống cá đẹp, khỏe, dễ nuôi mà bạn nên tham khảo.

Cá mèo

Cá mèo là câu trả lời lý tưởng cho thắc mắc cá bình tích nuôi chung với cá gì. Giống cá này có vẻ ngoài khá giống mèo với phần đầu to tròn, miệng rộng và ria khá dài, chìa ra hai bên.

cá trân châu nuôi chung với cá gì
Cá mèo có ngoại hình lạ mắt

Không chỉ vậy, chúng còn khá dễ nuôi, vốn bản tính ăn tạp nên có thể ăn được các phần thức ăn dư thừa đồng thời làm sạch khu vực đáy bể cá. Đặc biệt, cá mèo rất hiền lành, không hề quan tâm đến sự xuất hiện của cá bình tích nên hoàn toàn có thể nuôi chung được.

Cá bảy màu

Cá bình tích nuôi chung với cá 7 màu cũng được nhiều anh em chơi cá cảnh lâu năm cũng như các chuyên gia khuyến khích. Không chỉ có bản tính hiền lành, cá bảy màu còn có chế độ ăn cũng như điều kiện chăm sóc gần như giống với cá bình tích. Hai loại này đều ăn tạp, ăn được cả ốc, cây thủy sinh và đẻ con.

cá bình tích nuôi chung với cá 7 màu
Cá bình tích nuôi chung với cá 7 màu khá hợp

Cá bảy màu còn hay được ví như hoa hậu của các loài cá cảnh bởi màu sắc rực rỡ cùng phần đuôi quạt rộng, uyển chuyển. Khi nuôi chung cùng cá bình tích chắc chắn bể cá nhà bạn sẽ trở nên sống động hơn bao giờ hết.

Cá mún

Cá mún là một loại sinh vật cảnh hiền lành và có thể nuôi chung với bất kỳ loại cá nào khác không riêng gì bình tích. Chúng thích nghi cực tốt trong bể có dung tích trung bình lớn và thích được nuôi theo đàn đông.

Cá mún với tính cách hiền lành
Cá mún với tính cách hiền lành

Cá mún có màu sắc tương tự ngọn đuốc, đỏ cam phần đầu và đen dần về phía đuôi khá nổi bật. Ngoài ra cũng có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, xanh, trắng… nhưng sẽ khó kiếm hơn. Điểm lưu ý duy nhất khi nuôi cá mún chính là phải kiểm soát được số lượng cá thể bởi chúng có tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh.

Cá sọc ngựa

Với kích thước nhỏ, cá sọc ngựa thích hoạt động và bơi cực nhanh. Màu sắc phổ biến nhất của chúng chính là sọc dạ quang dạng bạc xanh dương. Màu dạ quang này chính là sản phẩm của lai tạo và biến đổi gen, dù trong bóng tối chúng vẫn phát sáng cực đẹp.

Nên nuôi cá sọc ngựa trong bể lớn
Nên nuôi cá sọc ngựa trong bể lớn

Giống cá này nên được nuôi theo đàn và bể có sục tạo cảm giác dòng chảy nhẹ nhàng nên khá phù hợp nuôi chung với bình tích. Khi nuôi với cá thể ít chúng có tật xấu chính là rỉa vây các con khác nhưng khi nuôi thành đàn sẽ không bị như vậy. 

Cá tetra

Khi nhắc đến cái tên tetra chắc hẳn nhiều người con thấy lạ lẫm, tuy nhiên giống cá lừng danh neon chính là một nhánh của tetra. Khi chưa biết cá bình tích nuôi chung với cá gì bạn có thể tham khảo các giống tetra. 

Có nhiều giống cá tetra khác nhau
Có nhiều giống cá tetra khác nhau

Chúng có màu sắc sặc sỡ từ ánh neon xanh đỏ hay vàng, đen… cực lạ mắt nên được nhiều người săn lùng. Chúng cũng thích sống theo đàn và có tính cách hiền lành, thích bể có nhiều cây thủy sinh và ánh sáng không quá gắt. Một số giống tetra phổ biến như sóc đầu đỏ, cá neon, cá cánh buồm, cá nana, cá ember tetra…

Cá thần tiên

Cá thần tiên rất dễ nhận biết và xuất hiện khá nhiều trên các loại sách báo, truyền hình với ngoại hình tam giác quen thuộc kết hợp với bộ vây dài uyển chuyển. Điều kiện sống của chúng được đánh giá là tương đồng so với cá bình tích, điểm khác biệt duy nhất có thể kể đến chính là chúng ưa nước ấm hơn một chút.

Cá thần tiên có tính cách hơi hung dữ
Cá thần tiên có tính cách hơi hung dữ

Trái ngược với cá mèo, cá mún hay sọc ngựa… cá thần tiên không hề hiền lành như tên gọi cũng như ngoại hình. Chúng có xu hướng bảo vệ lãnh thổ và tranh giành thức ăn cực cao nên sẽ có phần hung dữ. 

Để khắc phục điểm này và nuôi chung với cá bình tích chỉ cần chọn bể có thể thích lớn khoảng 80 lít trở lên. Ngoài ra cũng cần trồng thêm các loại cây thủy sinh, đồ chơi để cá bình tích có thể ẩn náu và trốn chạy.

Cá kim tơ vàng

Kim tơ vàng cũng là một cái tên đáng cân nhắc khi băn khoăn chưa biết cá bình tích nuôi chung với cá gì. Chúng có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam với kích thước nhỏ xinh, hiền lành. 

Cá kim tơ vàng thích sống với dòng nước chảy mạnh
Cá kim tơ vàng thích sống với dòng nước chảy mạnh

Cũng bởi kích thước nhỏ bé nên chúng không làm phiền cũng như tạo cảm giác nguy hiểm đến cá bình tích và các loại khác. Dù vậy chúng cũng có khả năng bơi lội tương đối tốt nên có thể tự bảo vệ bản thân khỏi các giống cá khác.

Khi chọn nuôi cá kim tơ vàng cần nuôi theo đàn với số lượng ít nhất là 6 - 7 con trở lên. Ngoài ra cũng cần điều chỉnh tốc độ chảy của dòng nước mạnh hơn bình thường với mục đích mô phỏng được môi trường sống trong điều kiện tự nhiên của chúng.

Cá chuột

Cá chuột tuy không phải loài cá đẹp như cá bảy màu hay thần tiên nhưng chúng được yêu thích bởi vẻ đẹp độc đáo. Điểm đặc biệt nhất của chúng chính là phần miệng có các râu dài như cụ già. Cùng với đó chúng rất hiền lành, có xu hướng sống ở dưới đáy bể. 

Cá chuột thuộc giống cá tầng đáy
Cá chuột thuộc giống cá tầng đáy

Nhiều chuyên gia khuyên nên nuôi một đàn cá chuột nhỏ để chúng có thể dọn dẹp bể bằng cách tìm kiếm thức ăn ở đáy bể mà không làm phiền đến bất kỳ loài nào. Một đàn cá chuột chỉ cần khoảng 3 - 4 con, không cần chăm sóc quá nhiều nhưng cần bổ sung thức ăn riêng dành cho cá tầng đáy để chúng có thể hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng.

Cá phượng hoàng

Ngoài cá bình tích nuôi chung với cá 7 màu ra, cá phượng hoàng cũng là cái tên đáng để thử. Trong trường hợp bể có dung tích nhỏ, cá phượng hoàng sẽ có xu hướng bảo vệ lãnh thổ cực mạnh mẽ. Tuy vậy nếu ở trong bể lớn chúng lại hiền lành và không gây hấn với bất kỳ loài nào khác.

Cá phượng hoàng cũng có ngoại hình đẹp mắt
Cá phượng hoàng cũng có ngoại hình đẹp mắt

Một ưu điểm phải kể của cá phượng hoàng chính là màu sắc khá nổi bật. Chẳng hạn bể 80 lít chỉ cần nuôi 2 - 3 con phượng hoàng cũng đủ nổi bật và tạo được nét riêng. Và cá phượng hoàng có kích thước nhỏ hơn cá bình tích nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi nuôi chung nhé.

Cá pleco

Pleco cũng là một giống sống ở tầng đáy phù hợp nuôi chung với cá bình tích. Nhiều người nuôi chúng với mục đích xử lý rêu hại cứng đầu trong bể thủy sinh. Bởi lẽ chúng ăn tạp lại có tốc độ tiêu diệt rêu tóc, rêu đuôi chó hay rêu nhớt… cực kỳ nhanh chóng, hiệu quả.

Cá pleco ăn tạp
Cá pleco ăn tạp

Tuy nhiên cá pleco có thể phát triển khá lớn, kích thước khi trưởng thành trung bình khoảng 10cm. Nhiều trường hợp ghi nhận còn có giống pleco 20cm, tuy nhiên không nên mua giống này nếu nuôi chung cùng bình tích. Đối với các giống khác như bình tích chúng khá hiền lành, riêng không nên nuôi chung cá đực pleco với nhau bởi rất dễ gây hấn.

Cá cầu vồng xanh

Có nhiều giống cá cầu vồng khác nhau, tuy nhiên cầu vồng xanh là giống có kích thước gần như nhỏ nhất, khá tương đồng với bình tích. Chúng có màu sắc khá lạ mắt, huyền ảo và được pha trộn giữa xanh dương, đỏ, đen kết hợp chung với bộ vảy ánh bạc nổi bật.

Cá cầu vồng xanh có kích thước tương đối nhỏ
Cá cầu vồng xanh có kích thước tương đối nhỏ

Cá cầu vồng có phần thân dẹt mỏng hình thoi và miệng nhỏ. Chính vì thế nên nhu cầu thức ăn của chúng không cao cũng như không bao giờ chủ động gây hấn, ăn những con cá khác. Vì vậy nếu còn chưa biết cá bình tích nuôi chung với cá gì có thể thử cá cầu vồng xanh. 

Đây cũng là một giống sống theo đàn, chính vì đó nên nuôi khoảng 5 - 6 con một lúc để chúng cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Ngoài giống cầu vồng xanh này nếu có điều kiện chơi bể thể tích lớn hơn, bạn có thể tham khảo thêm các giống cá cầu vồng khác như vàng, đỏ… cũng rất đẹp.

Cá sặc gấm

Với tính cách thú vị tương tự cá betta, cá sặc gấm cũng được ưa chuộng. Kích thước của chúng thuộc dạng trung bình cùng các họa tiết trên thân cực kỳ sặc sỡ, bắt mắt. Chúng có tính cách tương đối hiền lành, tuy nhiên đối với các con đực cùng loài chúng có thể sẵn sàng gây hấn bất kỳ lúc nào.

Cá sặc gấm có ngoại hình cực bắt mắt
Cá sặc gấm có ngoại hình cực bắt mắt

Nếu bạn muốn bổ sung một chút gia vị đặc biệt tô điểm cho bể cá nhà bạn hãy tham khảo cá sặc gấm. Có lúc chúng bơi cực nhanh như đang trốn chạy nhưng cũng có khi điềm tĩnh đến lạ thường.

Cá kiếm

Là cái tên cuối cùng trong danh sách cá bình tích nuôi chung với cá gì, cá kiếm cũng là cái tên không thể bỏ lỡ. Xét về kích thước, điều kiện chăm sóc hay tập tính thích hoạt động chúng đều giống với cá bình tích nên có thể nuôi chung dễ dàng.

Cá kiếm cũng là giống cá cảnh được ưa chuộng
Cá kiếm cũng là giống cá cảnh được ưa chuộng

Đúng như tên gọi, cá kiếm có phần đuôi dài, thẳng và nhọn ở rìa y hệt một thanh kiếm. Không chỉ vậy chúng còn có nhiều màu sắc khác nhau, nổi bật nhất phải kể đến đỏ cam, vàng cam, xanh ánh bạc…

Kết luận

Cá bình tích là một giống cá cảnh đẹp và dễ chăm sóc nên được nhiều người ưa chuộng. Mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi của Người Nhà Nông, bạn sẽ có thêm nhiều gợi ý xoay quanh vấn đề cá bình tích nuôi chung với cá gì vừa dễ nuôi, vừa đẹp lại không gây hấn với nhau nhé!

Chủ đề Chủ đề:

Cá bình tích