show menu

Hướng dẫn cách chọn dê giống chất lượng và tạo năng suất cao

Thứ ba, 11/04/2023 - 09:36

Nuôi dê là một trong những lựa chọn mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều người trong những năm gần đây. Vậy, cách chọn dê giống tốt và cho năng suất cao như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

1. Cách chọn dê giống tốt thông qua ngoại hình

Cách chọn dê giống đơn giản mà hiệu quả chính là thông qua ngoại hình. Với những người có kinh nghiệm, ngoại hình của dê chính là yếu tố quan trọng nhất để họ có thể chọn được giống dê tốt. 

Một số cách chọn dê giống đực chuyên thịt
Một số cách chọn dê giống đực chuyên thịt

1.1 Một số cách chọn dê đực giống

Để nắm được cách chọn dê giống đực chuyên thịt, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm về ngoại hình như sau:

  • Tinh hoàn: Hai tinh hoàn to đều nhau, khoẻ và săn chắc, bìu dái nổi rõ ràng.
  • Đầu: Đầu dê ngẩng cao là biểu hiện của tính đực mạnh mẽ, đầu nhỏ miệng rộng là dê tạp dễ ăn. Sừng dê hơi hướng phía sau, hai tai cụp xuống là dê có tính hiền. Nên chọn dê có hai hàm cân xứng, không đưa ra ngoài hoặc đưa vào trong quá nhiều so với hàm còn lại. 
  • Hình dáng: Dê đực làm giống phải có dáng cao to với khung xương lớn, lưng thẳng và cấu trúc xương lớn. Dê con được sinh ra phụ thuộc nhiều vào gen của dê bố. Do vậy, bạn hãy đảm bảo chọn được dê giống đực chất lượng. 
  • Lông: Lông không sần sùi, mướt mịn.
  • Chân: Bốn chân khỏe mạnh, cổ chân cần cân đối với thân và không được hướng ra ngoài quá nhiều. Lưu ý, tránh chọn dê có chân vòng kiềng. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo cách chọn dê đực giống lấy sữa với dựa vào những yếu tố sau:

  • Hình dáng: Thân hình cân đối, ngực nở, cổ to, đầu rộng; tứ chi cứng cáp, khỏe mạnh. Lưu ý, nên chọn dê có tinh hoàn to và đều. 
  • Lứa đẻ: Nên chọn dê đực giống lấy sữa là con một ở lứa thứ hai và lứa thứ tư. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên những con có khả năng thụ tinh mạnh vì dê đực đóng góp 50% đặc tính về khả năng tiết sữa của dê con.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phối trộn thức ăn cho heo, những lưu ý cần nắm

1.2 Chọn dê cái giống

Ngoài những cách chọn dê đực làm giống, bạn cũng cần quan tâm và nắm rõ cách chọn dê giống cái tốt. Dưới đây là những cách chọn dê cái chuyên lấy thịt mà bạn nên nắm rõ:

  • Bầu vú: Bầu vú là một trong những tiêu chí hàng đầu trong cách chọn dê giống sinh sản. Nên chọn dê có 4 bầu vú to đều nhau và nằm gọn gàng về phía trước. Bên cạnh đó, bầu vú cần lộ rõ tĩnh mạch và vân sữa với núm vú dài từ 4-6cm. 
  • Hình dáng: Mình rộng, lưng thẳng, bụng to vừa phải, có hông rộng. Nên chọn dê cái giống thịt có thân hình chữ nhật khi nhìn ngang. Thêm vào đó, hãy ưu tiên chọn dê cái có một hõm ở vùng xương chậu vì đây là giống dê tiêu hoá tốt. Lưu ý, tránh chọn dê có xương hông dốc và hẹp. 
  • Lông: Mịn và mềm mại, mọc ngắn sát da. 
  • Chân: Nên chọn dê cái có đôi chân cao ráo và chắc chắn. Điều này sẽ giúp các bầu vú không bị xệ xuống đất. Nhờ đó, dê con có thể bú sữa dễ dàng hơn. Dê cái làm giống tốt cần có khớp mắt cá thẳng để không gây ảnh hưởng đến bầu vú khi di chuyển. 
Cách chọn dê cái giống
Cách chọn dê cái giống

Với cách chọn dê giống cái chuyên lấy sữa qua đặc điểm hình dáng, chân và lông cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả sản xuất sữa dê. Tuy nhiên, để lựa chọn được những con dê cái giống tốt nhất, người chăn nuôi cần có kiến thức và kinh nghiệm trong việc đánh giá những đặc điểm như sau:

  • Hình dáng: Hình dáng của dê cái giống chuyên lấy sữa cần phải đầy đặn, tỉ lệ cân đối, có khuôn mặt nhỏ và đầu to, cổ vừa phải và thon, ngực sâu và nở, đường nét mềm mại và uyển chuyển. Những đặc điểm này cho thấy con dê có gen di truyền tốt, đủ khả năng sản xuất sữa và khả năng nuôi con tốt.
  • Chân: Chân của dê cái giống chuyên lấy sữa cần phải thẳng, chắc, không có bất kỳ sự cong vẹo nào. 
  • Lông: Lông cần phải mịn, óng ánh, dày và đều màu. 

2. Một số loại dê giống chất lượng cao

Để hiểu và biết cách chọn dê giống tốt, người chăn nuôi cũng cần phân biệt được những loại dê phổ biến tại Việt Nam. 

2.1 Dê cỏ

Dê cỏ hay dê địa phương là dòng dê nội có nguồn gốc ở nước ta. Đây cũng là loài dê thịt phổ biến nhất trên toàn Việt Nam. Dê cỏ sơ sinh có trọng lượng chỉ khoảng từ 1,7-1,9kg nhưng khi trưởng thành có thể nặng tới 30-35kg. Mặc dù dê cỏ không có nhiều thịt như dê Boer hay dê Bách Thảo nhưng dòng này sinh sản nhanh, nuôi con giỏi và ít bệnh tật. 

Dê có địa phương có khả năng sinh sản nhanh
Dê có địa phương có khả năng sinh sản nhanh

Một số đặc điểm sẽ giúp cho cách chọn dê giống tốt hơn là:

  • Đầu tom; tai nhỏ, ngắn và dựng đứng; lông màu trắng hoặc đen; cặp sừng ngắn. Bên cạnh đó, cũng có dê cỏ lông trắng khoang đen với cổ bờm và râu cằm. Nhìn chung, dê cỏ không đồng nhất về màu sắc lông. 
  • Vóc dáng nhỏ, tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ lệ thịt xẻ đạt khoảng 40-44%, tỷ lệ thịt tinh khoảng từ 28-30%. 
  • Dê địa phương ăn nhiều cỏ, lá và cành non của nhiều loại cây, đặc biệt là các cây họ đậu, củ quả và hạt ngũ cốc. Bên cạnh đó, dê cỏ cũng ăn phụ phẩm nông nghiệp như cỏ trồng; lá mít, chuối, dâm bụt, rơm, thân ngô, khoai lang, bí đỏ,...

>> Xem thêm: Cách nhận biết trứng gà có trống, hướng dẫn soi trứng gà đúng cách

2.2 Dê Boer

Dê Boer được nhập vào Việt Nam từ năm 2002. Dê Boer có thể phát triển mạnh mẽ ở Nam Phi. Tên của dê Boer có nghĩa là "người nông dân" được bắt nguồn từ Hà Lan. Đây là giống dê chuyên lấy thịt vì chúng có trọng lượng cơ thể cao. Những con dê đực Boer được chăm sóc tốt có thể đạt trọng lượng từ 100-160kg/ con, con cái trong độ tuổi trưởng thành cũng nặng từ 90-100kg/con. 

Dê Boer có trọng lượng cơ thể cao
Dê Boer có trọng lượng cơ thể cao

Boer là giống dê mắn đẻ. Người chăn nuôi có thể phối giống khi dê khoảng từ 5-7 tháng tuổi. Chu kỳ động đực của dê kéo dài từ 18-21 ngày. Trung bình một con dê cái có thể đẻ được từ 2-3 con một lứa. 

2.3 Dê Bách Thảo

Bách Thảo được lai từ dê cỏ và một số dòng dê nhập khẩu. Do vậy, dê Bách Thảo có thể chịu đựng tốt dưới khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Khi được chăm tốt, dê đực trong tuổi trưởng thành có thể nặng tới 75-80kg/ con, con cái thì nặng từ 40-45kg/con. Dê Bách Thảo có tỷ lệ thịt tinh đạt 30-35% và tỷ lệ thịt xẻ đạt 40-45%. 

Dê Bách Thảo sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội
Dê Bách Thảo sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội

Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng và cách chọn giống dê Bách Thảo, mời bạn tham khảo:

  • Dê Bách Thảo có lông đen khoảng 60% cơ thể, còn lại là đốm trắng hoặc đốm đen. Bên cạnh đó, cũng có những con có màu trắng đốm nâu và màu vàng nhưng ta ít khi thấy hơn cả. 
  • Lông dê Bách Thảo sáng và mượt, có hai dải lông song song màu trắng trên mặt và bốn chân. 
  • Sống mũi thô, tai to cụp xuống, trán lồi, có hoặc không có sừng. Sừng chếch về phía sau, ra hai bên. Nhiều con dê có hai mấu thịt ở cổ còn được gọi là hoa tai. 
  • Dê Bách Thảo có thể được nuôi chăn thả hoặc nhốt chuồng. Thức ăn của dê là cỏ trồng, cây bụi hoặc các loại lá cây mít, chuối, rơm, mía, chuối,...

>> Xem thêm: 3 cách phân biệt gà con trống mái chính xác nhất mọi người nên biết

2.4 Dê Boer lai

Dê Boer lai là giống dê F1 được phối từ dê Boer thuần chủng và dê Bách Thảo. Trong khi dê Boer có trọng lượng cơ thể tương đối cao thì dê Bách Thảo lại có khả năng thích nghi tốt với khí hậu tại Việt Nam. Chính vì vậy, dê Boer lai mang lại năng suất cao và kinh tế ổn định cho người nuôi. Nếu biết cách chọn dê giống thuần từ Boer và Bách Thảo, dê con lai sẽ nhận được nhiều đặc điểm nổi trội.

Dê Boer lai tạo năng suất lớn
Dê Boer lai tạo năng suất lớn

3. Lưu ý cần biết trong cách chọn dê giống 

Để nâng cao hiệu quả của các cách chọn dê giống, bạn có thể tham khảo một số lưu ý mà bất cứ ai bắt đầu chăn nuôi dê thịt hoặc nuôi dê sữa cần phải biết dưới đây. 

3.1 Chọn dê sinh sản dựa trên tiêu chí nào?

Nhìn chung, trong cách chọn dê giống, có một số tiêu chí quan trọng cần cân nhắc như:

  • Tiêu chuẩn giống: Lựa chọn dê sinh sản cần dựa trên tiêu chuẩn giống, bao gồm sức khỏe, kích thước, màu sắc, tốc độ tăng trưởng, năng suất sản xuất sữa, thịt hoặc lông.
  • Khả năng sinh sản: Nên chăn nuôi dê sinh sản có khả năng đẻ nhiều con và ít gặp vấn đề về vô sinh hoặc yếu sinh lý.
  • Khả năng chịu đựng và sức bền: Dê sinh sản cần có khả năng chịu đựng và sức bền tốt, tức là có khả năng chống lại các bệnh tật, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và khả năng ăn uống tốt.
  • Điều kiện kinh tế: Cách chọn dê giống hợp lý cũng phải dựa trên điều kiện kinh tế của gia đình hoặc doanh nghiệp, phải tính toán được chi phí đầu tư, chi phí nuôi dưỡng, lợi nhuận, v.v.
Hướng dẫn cách chọn dê giống qua các tiêu chí
Hướng dẫn cách chọn dê giống qua các tiêu chí

Tóm lại, cách chọn dê giống hiệu quả cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, đặc biệt là tiêu chuẩn giống, khả năng sinh sản, khả năng chịu đựng và sức bền, cùng với điều kiện kinh tế của gia đình hoặc doanh nghiệp.

3.2 Phân biệt dê nuôi trại và dê gom như thế nào?

Ngoài những cách chọn dê giống, bạn cũng cần biết cách phân biệt dê nuôi trại và dê thu gom:

  • Do quãng đường vận chuyển xa nên dê thu gom thường có lông và chân bẩn. Các con dê thu gom bị chuyển qua nhiều vùng sẽ dễ bị bệnh đau mắt hoặc viêm mũi. 
  • Đối với dê ở trại, bạn sẽ thấy dê được chăn nuôi hiệu quả và giữ vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, hãy đánh giá khẩu phần ăn của dê qua máng để nắm bắt được chất lượng thịt. 
Cách chọn dê giống qua phân biệt dê nuôi trại và thu gom
Cách chọn dê giống qua phân biệt dê nuôi trại và thu gom

Qua bài viết trên, Người Nhà Nông tin chắc rằng bạn đã nắm rõ cách chọn dê giống cũng như thông tin về các loại dê chất lượng. Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, bạn có thể ghé thăm website của chúng tôi hàng tuần nhé!