show menu

Hướng dẫn cách làm đất trồng dưa leo cho cây phát triển tốt

Thứ hai, 10/04/2023 - 10:18

Cách làm đất trồng dưa leo là một quy trình quyết định nhiều đến sản lượng và chất lượng của dưa. Dưa leo khá dễ trồng, phù hợp với chân ruộng tơi xốp nên trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương cũng như là sinh kế bền vững của những người nông dân. Để giúp bà con ở các vùng miền trồng dưa leo đạt năng suất cao, nguoinhanong sẽ hướng dẫn bà con cách làm đất trồng cho mùa màng bội thu.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Cách trộn đất trồng dưa leo chuẩn chỉnh

Bước đầu tiên của cách làm đất trồng dưa leo chính là trộn đất. Trộn đất trồng đạt chuẩn là yếu tố quan trọng để cây có thể phát triển tươi tốt. 

kỹ thuật làm đất trồng dưa leo
Kỹ thuật làm đất trồng dưa leo

Khi tiến hành trộn đất, người trồng cần hiểu rõ đặc tính sinh trưởng của cây dưa leo cũng như đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.

Vậy trộn đất trồng như thế nào là đúng cách? Sau đây là cách làm đất trồng dưa leo đạt chuẩn cho bà con nông dân tham khảo.  

1.1. Xử lý, cải tạo đất trước khi gieo trồng

Trước khi học cách trộn đất trồng dưa leo thì chúng ta phải xử lý và cải tạo đất. Bà con cần lưu ý phần đất sử dụng để trồng dưa chuột không là loại sử dụng cho các cây họ bầu, bí trước đó 2 vụ. 

Xử lý đất trồng đóng vai trò rất quan trọng, chúng ảnh hưởng đến việc cây dưa chuột có được đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hay không. Phương pháp này còn giúp đất loại bỏ các loại vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho cây.

1.2. Rải vôi

Cày đất cho tơi xốp, sau đó tiến hành dọn sạch rác và tàn dư của thực vật. Sau đó rải vô từ 0,8 – 1kg bột/10m2 đất từ 7 – 10 ngày trước khi trồng. Rải vôi là một bước xử lý đất trồng dưa leo quan trọng. 

>> Xem thêm: Giải đáp từ chuyên gia: Bón vôi cho đất nhằm mục đích gì?

1.3. Bón lót cung cấp dưỡng chất đất trồng dưa leo

Sau khi xử lý đất trồng cây dưa leo ở giai đoạn đầu, bạn nên tiến hành bón lót để bổ sung dinh dưỡng cho đất như phân chuồng đã hoai mục hoặc các loại phân khác như phân hữu cơ, phân gà, phân trùn quế,...

Hướng dẫn xử lý đất trồng dưa leo
Hướng dẫn xử lý đất trồng dưa leo

1.4. Xử lý nấm bệnh tồn dư trong đất

Việc xử lý mầm bệnh tồn dư trong đất trồng dưa chuột rất ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Để xử lý nấm bệnh, bạn có thể sử dụng BS07 – Trichoderma hòa chung với nước và tưới trực tiếp vào gốc cây sau khi xuống giống hoặc trộn chung với phân chuồng, phân NPK để bón lót.

1.5. Điều chỉnh độ pH đất trồng dưa chuột thích hợp

Cách làm đất trồng dưa leo chính là điều chỉnh độ pH của đất. Đội pH tiêu chuẩn cần đạt của đất là từ 6 – 6,5. Trong trường hợp độ pH của đất dưới mức tối thiểu thì cần bón vôi với liều lượng từ 30 – 50 kg. 

Vôi cần được rải đều trên bề mặt đất và kết hợp cùng cày bừa. Trong trường hợp độ pH của đất vượt mức tối đa thì nên tiến hành bón thêm các chất hữu cơ, lưu huỳnh dạng bột hay chelate sắt.

Khi thực hiện kỹ thuật làm đất trồng dưa leo đúng chuẩn sẽ mang đến cho người làm vườn một vụ mùa bội thu. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý ghi nhớ và theo dõi những ngày bón thúc định kỳ để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra đất và cây trồng để có thể kịp thời chữa trị các loại nấm bệnh hoặc sâu nhé.

Cách làm đất trồng dưa chuột trong chậu
Cách làm đất trồng dưa chuột trong chậu

2. Cách làm đất trồng dưa leo trong chậu tại nhà

Cách làm đất trồng dưa leo trong chậu tại nhà khá đơn giản mà bất cứ ai cũng thực hiện được. Nhưng làm thế nào để cây trồng ra năng suất hiệu quả? Việc làm đất ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cây trồng sau này, sau đây là hướng dẫn chi tiết cách làm để bạn tham khảo.

2.1. Chọn đất trồng dưa leo phù hợp

Bộ rễ của dưa leo khá yếu nên việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng kém đi. Chính vì vậy, bạn cần làm đất thật kỹ, đặc biệt nên lựa chọn đất trồng dưa leo có độ pH từ 5,5 – 6,5.

Nếu tự trộn đất trồng dưa tại nhà, bạn có thể trộn chung đất với trấu, gỗ mùn, phân hữu cơ hoặc phân động vật để cung cấp dinh dưỡng cho đất. Cách làm đất trồng dưa chuột trong chậu tại nhà chính là chọn đất có cơ giới nhẹ hoặc đất chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ.

Cách trồng dưa chuột ở ban công
Cách trồng dưa chuột ở ban công

2.2. Xử lý đất trồng dưa leo trong chậu

Bước tiếp theo của cách làm đất trồng dưa leo trong chậu chính là xử lý đất. Bạn cần xới đất thật tơi xốp và làm sạch cỏ dại có trong đất. Điều này đảm bảo sự phát triển cho loại cây có rễ yếu như dưa leo. 

Đặc biệt, kỹ thuật trồng dưa leo bò đất trong chậu phải đảm bảo được quá trình thoát nước tốt, tránh tình trạng ngập úng, gây thối rễ cho cây dưa leo.Trước khi trồng cây dưa leo từ 7 – 10 ngày, bạn nên bón vôi bột, phân hữu cơ, phân chuồng và pha trộn phân đạm, lân, kali để bón vào đất, sau đó xới đều để phân ngấm đều vào đất. 

>> Xem thêm: Bệnh Panama trên chuối là gì? Cách phòng chống vàng lá chuối

3. Lưu ý trong cách làm đất trồng dưa leo

Có thể thấy rằng khi làm đất trồng dưa leo khá dễ dàng nhưng không phải ai cũng thành công. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo nền đất tơi xốp:

  • Nên xử lý đất kỹ trước khi gieo hạt, đặc biệt nên xử lý nấm bệnh trong đất để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Cách đất trồng dưa chuột cây sai trĩu quả
Cách đất trồng dưa chuột cây sai trĩu quả
  • Nên bón phân cho đất với lượng vừa phải, không nên bón quá nhiều hoặc quá ít, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng.
  • Nên chọn đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
  • Khi trồng dưa leo trong chậu, cần chú ý đến quá trình thoát nước, tránh để cây ngập úng.

4. Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách làm đất trồng dưa leo chi tiết nhất để bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin mà NGƯỜI NHÀ NÔNG chia sẻ trong bài viết giúp bạn biết cách xử lý đất trồng cũng như trồng dưa leo đạt năng suất cao. Chúc bạn có được một vụ mùa bội thu nhé!

>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh thối trái sầu riêng và cách xử lý hiệu quả