show menu

Cách trồng cây mít thái nhanh ra quả, có trái quanh năm

Thứ sáu, 14/07/2023 - 15:52

Cách trồng cây mít Thái như thế nào để mang đến hiệu quả kinh tế cao là câu hỏi chung của nhiều hộ nông dân. Vì mít Thái là một loại cây cho năng suất cao và mang đến nhiều giá trị kinh tế nên rất nhiều hộ gia đình chuyển sang trồng mít để có thêm thu nhập. Nếu như bạn muốn thu hoạch được sản lượng lớn thì bà con cần phải biết được kỹ thuật trồng cây mít Thái đúng chuẩn.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Đặc điểm và điều kiện sinh trưởng của cây mít Thái

Trước khi tìm hiểu về cách trồng cây mít Thái, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của giống cây này. mít Thái là một loại cây ăn quả nhiệt đới, sinh trưởng tốt trong môi trường có nhiệt độ từ 21 đến 30 độ C. 

kỹ thuật trồng cây mít thái
Kỹ thuật trồng cây mít thái

Bộ rễ của cây mít sẽ ăn sâu xuống lòng đất cây có khả năng chịu hạn tốt (từ 2 đến 4 tháng). Cây mít Thái rất phù hợp với khí hậu ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.  Bạn có thể trồng mít trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám, đất đỏ bazan,... Để trồng được giống cây này, đất cần phải đảm bảo được độ thoát nước vì cây không chịu được ngập úng.

2. Chọn giống mít Thái

Việc chọn giống cây mít quyết định lớn đến cách trồng cây mít Thái. Dựa theo các chuyên gia làm vườn, bạn không nên dùng hạt vì dễ bị lai giống và lâu cho ra trái. Bà con nên ưu tiên trồng cây có đường kính gốc ghép từ 1 đến 1.5 cm, cành ghép cách vết ghép 20 - 30 cm.

Cách trồng cây mít Thái siêu sớm chính là chọn những loại cây khỏe mạnh, thuộc dòng F1 thuần chủng để cho năng suất cao. Bạn nên ưu tiên chọn những loại cây có bộ rễ phát triển mạnh, lá đã vào giai đoạn già thì vết ghép sẽ tốt hơn.

Cách chọn cây giống mít Thái
Cách chọn cây giống mít Thái

3. Thời vụ và khoảng cách trồng mít Thái

Việc lựa chọn thời vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách trồng cây mít Thái. Nếu như bạn chọn vào đúng thời vụ thì cây sẽ có điều kiện sinh trưởng tốt hơn đồng thời tăng tỷ lệ đậu quả và sống sót cho cây. 

Thời điểm thích hợp nhất để trồng mít Thái chính là vào mùa mưa. Ở miền Bắc thì cây sẽ được trồng vào tháng 3 hoặc tháng 4 dương lịch, còn miền nam sẽ rơi vào tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.

Khoảng cách trồng cây mít Thái: Trước khi trồng thì bạn cần đắp mô cao từ 50 - 70 cm. Vì mít Thái có khả năng cho ra trái khá sớm nên bạn có thể trồng theo mật độ như sau: khoảng cách 4 x 4 m hoặc 3.5 x 3.5 m. Sau khi bạn đã thu hoạch mít từ 5 đến 7 năm, người trồng có thể bỏ cây ở giữa để đảm bảo được sự thông thoáng, giúp trái dễ đậu hơn.

Vậy trồng mít Thái xen canh với cây gì để đảm bảo được năng suất? Theo kinh nghiệm của các chuyên gia khuyến nông thì các bạn có thể trồng xen canh với các loại rau màu. Điều này sẽ giúp cho gia đình của bạn có thêm được một nguồn thu nhập.

khoảng cách trồng cây mít thái
Khoảng cách trồng cây mít thái

4. Cách trồng cây mít Thái

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây mít Thái qua từng giai đoạn. Ở mỗi thời kỳ thì cây sẽ cần một lượng chất dinh dưỡng và cách chăm sóc khác nhau. Do đó nếu như bạn chưa có nhiều 

4.1. Làm đất và đào hố trồng

Một trong những bước quan trọng nhất trong cách trồng cây mít Thái chính là làm đất và đào hố trồng. Đối với đất thì cần phải có được độ bằng phẳng, xẻ mương có rãnh sâu từ 30 đến 40 cm để chống tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Bà con cần làm hốc có độ sâu 40 x 40 x 40cm đồng thời đắp mô cao 40 - 70cm.

Đối với đất đã có độ dốc khoảng 5% thì bà con không cần đắp mô, chỉ cần đào hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. Riêng đối với đất có độ dốc 7%, bà con vẫn làm hốc có kích thước như cũ nhưng cần sâu 60 cm.

4.2. Bón lót

Khi thực hiện cách trồng cây mít Thái, bà con cần bón phân vào hốc trồng cây. Bà con trộn vào mỗi hốc 1 - 3 kg phân hữu cơ Better HG01 3-2-2, 0.5 kg vôi bột. Khi bạn đào hố thì nên để riêng lớp đất trên mặt hố sang một bên, còn đất ở phía dưới tách ra một bên.

Làm đất, bón lót trước khi trồng mít Thái
Làm đất, bón lót trước khi trồng mít Thái

Bà con bón lót cho mỗi hốc khoảng 1 kg phân hữu cơ Komix, 10 đến 12 kg phân chuồng đã ủ hoai, 150 đến 250 g phân Super lân. Mọi người có thể trộn thêm 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để nâng cao độ pH của đất, đồng thời phòng trừ kiến và mối.

5. Cách chăm sóc cây mít Thái mới trồng

Vậy cách chăm sóc cây mít Thái mới trồng như thế nào để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật? Đối với những bà con chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng mít thì có thể tham khảo cách chăm sóc cây sau đây:

5.1. Chăm sóc định kỳ

Trong sách định kỳ là những công việc cần phải làm khi thực hiện cách trồng cây mít Thái. Bà con cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa khô, trong giai đoạn trái đang lớn và sắp chín. 

Mọi người có thể chủ động phòng trừ cỏ dại bằng cách phủ gốc bằng phân cây xanh, rác, cỏ,... xới phá váng sau mỗi cơn mưa lớn. Các bạn cần làm cỏ vụ mùa xuân vào tháng 1-2 và vụ thu vào tháng 8 - 9; một năm xới gốc từ 2 đến 3 lần; làm sạch toàn bộ khu vực cây trồng sau mỗi mùa thu hoạch.

Hướng dẫn bón phân cho cây mít Thái
Hướng dẫn bón phân cho cây mít Thái

5.2. Kỹ thuật bón phân cho cây mít Thái

Bón phân là một trong những kỹ thuật quan trọng trong cách trồng cây mít Thái. Việc bón phân đúng cách và sử dụng đúng loại phân sẽ giúp cho cây tăng được sức đề kháng và khả năng đậu quả, hạn chế sâu bệnh. Cách bón như sau:

  • Cây 1 năm tuổi: Bón phân chuồng hoai pha theo tỷ lệ 1 phần phân : 3 phần nước, tưới từ 10 - 15 lít/ cây hoặc dùng đạm urê 1% để tưới cho cây vào mỗi tháng.
  • Cây từ 2 đến 3 năm tuổi: Trộn theo công thức: 1.5 kg vôi bột; 0,3 – 0,5 kg kali; 0,5 kg urê; 0,5 – 1 kg lân; 30 – 50 kg phân chuồng hoa cho mỗi cây. Bạn nên chia ra thành bốn lần bón: bắt đầu ra hoa, khi trái đậu 1 tháng, khi trái dậu 2.5 tháng và sau khi thu hoạch.
  • Cây hơn 4 năm tuổi: Tăng lượng phân từ 0.5 - 1kg/ cây. Cách trồng cây mít Thái trong thời gian trái đạt trọng lượng tối đa chính là dùng Kali sulphate (K2SO4) bón vào gốc để màu trái đẹp hơn, chín tập trung và mùi vị thơm ngon hơn.

Cách bón phân: Bà con tới dùng cuốc đào rãnh xung quanh theo đường kính của tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Nếu như bạn bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít sẽ càng cho chất lượng trái càng cao.

5.3. Tưới nước, cắt tỉa, tạo hình cho cây

Một trong những thao tác quan trọng trong cách trồng cây mít Thái chính là tưới nước, cắt tỉa lá và tạo hình cho cây. Các công việc này không chỉ giúp cho cây phát triển tốt hơn mà còn giúp cho khu vực trồng cây thông thoáng.

Tưới nước:  Nếu như bạn thấy thời tiết quá khô hạn thì bạn cần phải tưới nước từ 2 đến 3 lần/ ngày trong tháng đầu. Khi cây mít đã quen với môi trường thì bạn có thể tăng lên tưới từ 4 đến 5 lần/ ngày.

Tỉa cành, tạo hình cho cây mít Thái
Tỉa cành, tạo hình cho cây mít Thái

Giai đoạn từ năm thứ hai trở về sau, bà con ưu tiên tưới cây và giai đoạn mới bón phân hoặc vào những tháng khô hạn. mít Thái là một loại cây không thích ẩm ướt và sợ uống vào mùa mưa nên bạn cần phải kiểm tra hệ thống cống rảnh thường xuyên và có kế hoạch chống úng từ đầu.

Tỉa cành: Tỉa cành là cách trồng cây mít Thái giúp cho khu vực trồng cây trở nên thông thoáng hơn, tăng tính thẩm mỹ và tăng năng suất đậu quả. Bà con tiến hành tỉa cành cho những cây đã cao hơn một mét. Đối với những cây còn nhỏ thì nên tỉa cành tạo tán từ 2 đến 3 lần/ năm. Cách tỉa cành như sau:

  • Cắt bỏ đi những cành cấp 2, cấp 3,... để tạo sự thông thoáng
  • Cắt bỏ những cành quá sát mặt đất (khoảng cách 40cm trở xuống)
  • Ưu tiên giữ lại cảnh cấp 1 cách gốc 40 cm trở lên. 

Tỉa trái: Bên cạnh việc tỉa cành thì bạn cũng nên chú trọng tỉa trái trong quá trình thực hiện cách trồng cây mít Thái. Bà con cần loại bỏ những trái sâu bệnh, trái xấu. Cách tỉa như sau:

  • Đối với cây 1 năm tuổi thì chỉ nên bỏ chừa 1 trái/ lứa
  • Đối với cây 2 năm tuổi, để lại 2 trái/ lứa, sẽ thua hoạch được 4 trái/ năm
  • Đối với cây ba năm tuổi, để lại 3 trái/ lứa, thu hoặc được 6 trái/ năm

6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mít Thái

Nếu như bạn đã quan tâm đến cách trồng cây mít Thái thì chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ thông tin về phương pháp phòng trừ sâu bệnh ở cây. Sau đây là danh sách những loại bệnh thường gặp và cách phòng trừ:

Phòng trừ sâu bệnh trên cây mít Thái
Phòng trừ sâu bệnh trên cây mít Thái
  • Sâu đục thân, đục cành: Sâu tiến hóa thành trùng, đẻ trứng lên lá non rồi đục vào thân cây. Các phòng trừ chính là xịt thuốc trừ sâu như Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC, Cyperan 5 EC, 10 EC,... vào giai đoạn cây ra lá non.
  • Ruồi đục quả: Loài Dacus sp đẻ trứng vào trái già, gây thối trái. Bà con cần dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Sau đó bao bọc trái lại, xịt thuốc chuyên diệt ruồi như Decis 25 ec, trebon 10 Nd.
  • Rầy, rệp: Chúng thường hút nhựa của đọt non, lá non, làm cây chậm lớn, trái bị dị hình. Cách trồng cây mít Thái để diệt rầy, rệp chính là dùng các loại thuốc như  Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, để điều trị.

7. Thu hoạch

Cây mít Thái trồng bao lâu có trái? Nếu tính thời gian từ lúc ra hoa đến lúc thu hoạch sẽ rơi vào khoảng 5 tháng. Khi trái mít già thì phần gai sẽ căng nở, chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhạt, có mủ lỏng, dùng tay vỗ vào kêu bồm bộp. Nếu như bạn muốn vận chuyển đi xa thì nên ưu tiên thu hoạch mít lúc già.

Thu hoạch trái mít Thái
Thu hoạch trái mít Thái

8. Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ với bạn toàn bộ những thông tin về cách trồng cây mít Thái được các chuyên gia khuyến nông khuyến khích áp dụng. Có rất nhiều hộ gia đình sau khi áp dụng kỹ thuật trên đã mang về kết quả tích cực khi trồng cây. Nguoinhanong hy vọng rằng với những thông tin trên, bà con sẽ có thêm các mẹo hữu ích khi chăm sóc vườn cây nhé!