show menu

Bí quyết trồng thanh long ruột đỏ “siêu năng suất” cho bà con

Thứ bảy, 22/04/2023 - 11:00

Nhiều vườn cây, nông trại lựa chọn trồng thanh long ruột đỏ vì giống quả này cho trái đều và hiệu quả kinh tế vượt trội. Thanh long ruột đỏ là trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên chúng rất được người tiêu dùng yêu thích. Để giúp bà con có một mùa vụ năng suất thì Người Nhà Nông chia sẻ tới bạn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ hiệu quả.

mục lục Mục lục

mục lục

Chuẩn bị gì trước khi trồng thanh long ruột đỏ?    

Trước khi thực hiện các kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ, người nông dân cần chuẩn bị giống cây, trụ và phân bón cụ thể như sau:

Cây thanh long giống

Người trồng lựa chọn những hom có chiều dài từ 35 - 40cm, đáp ứng đủ các tiêu chí như cành thẳng, to và tuyệt đối không bị sâu bệnh. Đồng thời, để cây đạt năng suất cao thì bạn nên lựa chọn hom từ 6 tháng trở lên.

Đối với đáy hom dài từ 4 - 5cm, bạn hãy cắt bỏ phần thịt bên ngoài và chỉ giữ lại phần lõi. Công đoạn này giúp cây thanh long tránh được nguy cơ thối hom giống. Sau khi thực hiện xong, bà con cần cho phần đáy hom vào dung dịch thuốc trừ nấm rồi mới đem trồng. 

Chọn thanh long giống
Chọn thanh long giống

Làm trụ

Khi trồng thanh long ruột đỏ, người trồng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để làm trụ. Các cây trụ để canh tác loại cây này thường có đường kính từ 25cm trở lên, chiều dài trong khoảng từ 2.5 - 3m. Bạn có thể chôn trụ sâu từ 50 đến 80cm là hợp lý. 

Một kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ mà bà con không nên bỏ qua đó là việc hạ thấp trụ. Thông thường, bạn hạ trụ xuống để quá trình chôn sau khi hoàn thành sẽ có chiều cao dưới 2m. Từ đó, việc chăm sóc cây thanh long sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, đây còn là cách giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho quá trình làm trụ.

Làm đất và bón lót

Trong quá trình làm đất trồng thanh long ruột đỏ, bạn cần quan tâm đến công đoạn quan trọng là bón lót. Để bón lót hiệu quả, người trồng có thể sử dụng phân hữu cơ 3 con gà hoặc phân hữu cơ Organic 1, với lượng từ 2 đến 3kg/cây/lần. 

Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp bón vôi bột nhằm khử trùng đất trồng và loại bỏ nhiều mầm bệnh gây hại.

Chia sẻ cách trồng thanh long ruột đỏ hiệu quả cao    

Lưu ý cách trồng thanh long ruột đỏ
Lưu ý cách trồng thanh long ruột đỏ

Trong cách trồng thanh long ruột đỏ luôn có những tiêu chuẩn cần phải đảm bảo để cây chóng ra hoa, kết trái. Các bước thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Đặt từ 3 đến 4 hom cây giống xung quanh trụ.
  • Mỗi hom cần có khoảng cách 5cm để tránh tình trạng gốc bị thối do đất quá ẩm.
  • Đặt phần phẳng của hom giống vào phần mé trụ để giúp quá trình ra rễ của cây nhanh chóng bám vào trụ.
  • Buộc chặt hom giống vào trụ để tránh tình trạng bị lung lay do gió khi mới trồng. Điều này cũng giúp đảm bảo sự chắc chắn và tránh tác động của yếu tố bên ngoài trong khi rễ chưa phát triển.
  • Sau khi đặt hom, bạn cần chú ý để duy trì độ ẩm cần thiết cho đất trồng.

Cách chăm sóc thanh long sau trồng    

Sau khi thực hiện đúng theo cách trồng thanh long ruột đỏ, người nông dân cần quan tâm đến cách chăm sóc để cây đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bón phân

Việc cung cấp dinh dưỡng cho thanh long ruột đỏ bằng phương pháp bón thúc rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển của cây. Để thực hiện công đoạn này đúng cách, bạn cần chú ý các đợt bón thúc như sau:

  • Bón thúc lần 1: Bạn nên thực hiện sau 2 tuần đầu, sử dụng phân NPK 20-20-15 với liều lượng 0.4 – 0.5 kg/ cây/ lần.
  • Bón thúc lần 2: Bạn có thể dùng phân NPK 15-15-15+TE hoặc NPK 17-7-17 sau khoảng 5 tháng trồng. Liều lượng sử dụng cho lần bón này là 0.6 – 0.7kg/ cây/ lần.

Ngoài ra, người nông dân cần thực hiện bón thúc đều đặn cho mỗi mùa vụ. Đồng thời, bạn hãy cân nhắc sử dụng thêm các loại phân bón lá để kích thích cây ra hoa và cải thiện chất lượng quả.

Cắt tỉa và tạo hình thanh long

Một kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ đạt năng suất cao mà bạn không nên bỏ qua đó là cắt tỉa cành. Việc cắt tỉa và tạo hình cho tán cây có nhiều lợi ích cho quá trình phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. 

Cắt tỉa tạo hình cho cây
Cắt tỉa tạo hình cho cây

Nó đảm bảo độ thông thoáng và giúp tán cây sinh trưởng nhiều hơn, giúp quá trình ra quả đồng đều và đạt chất lượng cao hơn. Đối với mỗi cây, bạn chỉ để lại một cành chính tính từ mặt đất cho đến điểm cao nhất của tán. 

Trong quá trình phát triển, bạn buộc chặt cành vào trụ để cây phát triển theo tư thế đã uốn. Đồng thời, việc làm này sẽ giúp rễ cây bám chặt vào trụ và không bị gãy do tác động của điều kiện thời tiết. 

Thêm vào đó, ở phần điểm cao nhất của trụ, người trồng cần tiến hành cắt tỉa cành thành hình tròn để cây phân bố đều khắp quanh trụ. Việc cắt tỉa các cành sâu bệnh và cành già cũng cần chú ý để cây khỏe mạnh, cho quả to đều và đạt năng suất cao hơn.

Tưới nước 

Việc tưới nước cho cây thanh long là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình trồng thanh long ruột đỏ. Đặc biệt, vào thời điểm mùa khô, khi quả đang lớn, hay sắp chín thì việc cung cấp đủ nước là điều rất quan trọng. Điều này giúp duy trì độ ẩm phù hợp và đảm bảo cây lớn lên mạnh khỏe, cho hiệu quả kinh tế lớn.

Làm cỏ

Thêm một lưu ý mà người trồng cần quan tâm trong kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ đó là làm sạch cỏ trong vườn. Bạn hãy phủ gốc bằng cỏ, cắt tỉa cây và thu dọn rác sẽ làm giảm tình trạng cỏ dại phát triển tràn lan. 

Đồng thời, bạn cần xới đất trồng sau mỗi vụ và xới gốc khoảng 2-3 lần mỗi năm là hợp lý. Điều này giúp cây phát triển tốt và hạn chế cỏ mọc xung quanh gốc thanh long.

Chăm sóc và phòng tránh sâu bệnh
Chăm sóc và phòng tránh sâu bệnh

Cách phòng sâu bệnh cho thanh long    

Với cách trồng thanh long ruột đỏ như trên, bà con cũng cần lưu ý những loại côn trùng gây hại. Khi cây mắc bệnh, bạn cần tìm biện pháp phòng ngừa và xử lý ngay khi phát hiện. Một số bệnh thường gặp ở cây thanh long ruột đỏ như sau:

  • Kiến: Vì thanh long có vị ngọt nên thường bị kiến tấn công và gây thiệt hại năng suất. Do đó, bạn cần phun thuốc phòng trừ đầy đủ hoặc sử dụng bẫy dẫn dụ kiến ra khỏi khu vực trồng để không ảnh hưởng đến quả.
  • Ruồi đục trái: Phòng bệnh ruồi đục bằng cách sử dụng bả mối hoặc bọc quả lại sau khi thụ phấn từ khoảng 10 ngày.
  • Thán thư: Đây là loại bệnh khiến cành và quả thanh long ruột đỏ bị thối và hay xuất hiện các vệt thâm đen. Việc sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng giúp phòng trừ và loại bỏ sâu bệnh này khỏi cây trồng.
  • Nám cành: Tình trạng này cũng thường xảy ra ở cây thanh long ruột đỏ. Đây là bệnh dễ phòng và điều trị bằng cách sử dụng loại thuốc gốc đồng.

Như vậy, Người Nhà Nông đã gợi ý cho bạn cách trồng thanh long ruột đỏ dễ dàng mà lại đạt hiệu quả cao. Bạn hãy thực hiện đúng theo quy trình và kỹ thuật mà chúng tôi gợi ý trên đây để có một vụ mùa bội thu với mức lợi “siêu lớn” nhé. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về các kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ thì hãy tham khảo những bài viết bên dưới nhé.

Chủ đề Chủ đề:

Thanh Long