show menu

Kinh nghiệm trồng thanh long bằng hạt sai trĩu quả

Thứ bảy, 22/04/2023 - 12:44

Thanh long là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích vì loại quả này chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người có mong muốn tự trồng thanh long tại nhà. Vậy cách trồng cây thanh long từ hạt có khó không? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu các phương pháp trồng thanh long bằng hạt.

 

mục lục Mục lục

mục lục

Trồng hạt thanh long có ra trái được không?

Có rất nhiều người thắc mắc rằng trồng hạt thanh long có ra trái được không. Bà con có thể trồng cây từ hạt thanh long nhưng phải mất một thời gian rất dài để cây cho ra trái. Ngoài ra, nếu trồng thanh long bằng hạt sẽ làm giảm năng suất. 

Hướng dẫn các bước trồng thanh long bằng hạt 

Làm thế nào để trồng thanh long bằng hạt đúng cách và mang lại hiệu quả cao? Tham khảo phần dưới đây để hiểu rõ về cách trồng thanh long từ hạt nhé.

Bước 1: Lấy hạt từ thanh long

Bước đầu tiên khi trồng thanh long bằng hạt đó là tách hạt từ quả thanh long. Bạn bổ quả thanh long và nạo hết ruột rồi cho vào một cái đĩa. Sau đó, gạt những miếng thanh long để tách được hạt của chúng và rửa sạch. Bạn cần khéo léo ở công đoạn này để tránh làm hư tổn hạt. Chọn ra những hạt tốt nhất để làm hạt giống, như vậy sẽ giúp cây phát triển rất tốt và đạt năng suất cao.

Lấy hạt từ trái thanh long và ươm mầm
Lấy hạt từ trái thanh long và ươm mầm

Bước 2: Ươm mầm thanh long

Bước tiếp theo khi trồng thanh long bằng hạt đó là ươm mầm cho hạt giống thanh long. Rải đều hạt giống lên một miếng giấy hoặc bông thấm nước. Sau đó, bạn cuộn giấy lại và đặt vào túi ni lông, đóng kín lại rồi để chúng ở dưới đèn chuyên dụng hoặc đặt ở cửa sổ để lấy ánh sáng. 

Sau khoảng hai tuần thì hạt thanh long bắt đầu nảy mầm. Đây là giai đoạn mà bạn cần phải cung cấp đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm để kích thích cây non đâm chồi. Nếu đến tuần thứ 3 mà bạn vẫn chưa thấy nảy mầm thì có thể do chất lượng của hạt hoặc thiếu ánh sáng, độ ẩm chưa đủ. Sau hơn một tháng thì những nhánh lá đầu tiên sẽ nhú lên, xung quanh lá có các vảy lông tơ nhỏ và dài.

Bước 3: Chuyển môi trường cho cây

Sau 6 tuần thì cây non có chiều cao từ 7-10 cm. Lúc này, bạn nên chuyển chúng sang chậu lớn hơn để cây có không gian phát triển. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên trồng quá nhiều cây trong cùng một chậu. Nếu trồng cây mật độ quá dày sẽ làm giảm chất lượng phát triển của cây con. 

Hãy tưới nước cho cây từ 3-7 lần/ ngày và cho cây thỏa sức đón ánh nắng trực tiếp. Mặc dù cây thanh long chịu hạn giỏi nhưng nếu thiếu nước kéo dài thì cây sẽ mất sức và làm giảm khả năng phát triển.

Sau khoảng 20 tuần, cây sẽ có chiều cao khoảng 50-70cm. Thanh long là cây thân leo nên bạn cần dùng những chiếc cột để cố định thân thanh long. Bên cạnh đó, bạn cần bón nhiều phân hữu cơ để kích thích cây phát triển. 

Chuyển môi trường cho cây phát triển
Chuyển môi trường cho cây phát triển

Từ tháng thứ 5 trở đi, cây sẽ phát triển và có kích thước lớn hơn. Bạn cần chuyển sang chậu lớn hơn hoặc trồng trong vườn để bộ rễ bám sâu xuống đất hút chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên dựng lại các cột đỡ lớn hơn để đỡ cây. Khi cây thanh long được khoảng 1 năm thì bắt đầu đơm hoa. Hoa thanh long nở rất nhiều và đẹp, có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu và rủ xuống hai bên. 

Thời gian từ khi có những nụ hoa chớm xuất hiện đến khi hoa nở đẹp là khoảng 15-20 ngày. Khi hoa nở đến lúc trái chín là khoảng 27-35 ngày. Cây sai trĩu quả, quả ngọt đến đâu sẽ phụ thuộc lớn vào giống và đặc biệt là ánh sáng được hấp thụ.

Một số lưu ý khi trồng hạt thanh long

Chăm sóc thanh long trồng từ hạt và chờ ngày hái quả
Chăm sóc thanh long trồng từ hạt và chờ ngày hái quả

Cách trồng thanh long bằng hạt cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, bà con vẫn cần lưu ý một số điều trong quá trình trồng thanh long từ hạt. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần dưới đây.

  • Cây thanh long thuộc dạng cây thân leo, khi trưởng thành thì có trọng lượng rất nặng. Vì vậy, bạn nên làm giá đỡ thật chắc chắn để cây phát triển tốt mà không bị đổ. Đây là cách trồng hạt thanh long đơn giản nhất mà bạn nên biết. 
  • Bọ xít, ruồi vàng và kiến đục khoét là những con vật làm giảm giá trị và thẩm mỹ của trái thanh long. Do đó, bạn nên để ý bắt sâu bọ và tỉa cành thường xuyên để cho chúng phát triển một cách tốt nhất.
  • Một số bệnh hay gặp ở cây thanh long mà bạn nên biết đó là bệnh thối đầu cành và bệnh đốm nâu trên cành. Khi bị bệnh, các ngọn và cành của thanh long sẽ chuyển màu vàng rồi thối. Vì vậy, bà con chú ý phòng bệnh và cắt tỉa những cành héo úa già để chúng không lây lan ra toàn cây.

Như vậy, qua bài viết trên của Người Nhà Nông đã giúp bạn hiểu rõ cách trồng thanh long bằng hạt. Hy vọng với những phương pháp mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn có được vườn thanh long sai trĩu quả. Chúc bà con có một mùa thanh long bội thu.

 

Chủ đề Chủ đề:

Thanh Long