show menu

Bật mí cách trồng gừng năng suất cao cho bà con

Thứ hai, 10/04/2023 - 11:45

Cách trồng gừng như thế nào để đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết trồng gừng để đem lại nguồn thu lớn. Mời bạn đọc tham khảo.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Trồng gừng vào tháng mấy hiệu quả nhất?

Gừng là loại cây thân cỏ và sống lâu năm. Gừng có thể được sử dụng làm gia vị khi chế biến thực phẩm để giúp đồ ăn đặm vị hơn. Ngoài ra, lá gừng và gừng còn được ứng dụng để làm thuốc và tạo ra một số sản phẩm làm đẹp. Vậy cách trồng gừng như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất?

Kỹ thuật trồng gừng lấy củ hiệu quả cao
Kỹ thuật trồng gừng lấy củ hiệu quả cao

Để cây gừng phát triển tốt nhất thì thời điểm trồng gừng rất quan trọng. Thời điểm thích hợp nhất để trồng gừng là lúc thời tiết ấm áp từ đầu mùa xuân, từ tháng 1 đến tháng 2 hoặc cuối xuân, thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 thì cây gừng sẽ phát triển dễ dàng hơn.

2. Trồng gừng mấy tháng thì thu hoạch?

Trồng gừng mấy tháng thu hoạch? Theo kinh nghiệm lâu năm của các bác nông dân, gừng thường mất từ 8 đến 10 tháng để thân cây phát triển toàn diện và cho củ lớn nhất. Vì vậy, thời điểm thích hợp để thu hoạch gừng sẽ rơi vào tháng 10 đến tháng 12.

Tuy nhiên, cũng tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng của từng người mà thời gian thu hoạch gừng sẽ khác nhau. Gừng có thể thu hoạch từ 4 tháng trồng trở đi. Với trường hợp gừng làm giống thì phải từ 9 tháng trở lên. 

Các bạn có thể dùng quốc để thu hoạch gừng. Tuy nhiên, trong quá trình đào bới cần phải cẩn thận, nhẹ nhàng tránh làm củ gừng xây xát. Nếu đào không may vào thịt, gừng sẽ khó bảo quản và làm giá trị sản phẩm bị giảm. Sau khi đào, bạn cần rũ sạch đất, chia gừng thành từng khóm và cất bảo quản. 

Nên trồng gừng vào tháng nào?
Nên trồng gừng vào tháng nào?

Củ gừng cần được bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát. Các củ được chọn làm giống được bảo quản trong thùng hoặc có thể trải đều trên sàn nhà. Trên vỏ mỗi củ nên rắc một lớp lớp đất khô và mịn, dày từ 1-2 cm. Ngoài ra, để tránh côn trùng xâm hại và bảo quản được lâu hơn bạn có thể sử dụng một số hóa chất đặc hiệu. Vậy cách trồng gừng đúng kỹ thuật sẽ như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi tiếp nội dung dưới đây. 

>> Xem thêm: Cách trồng chanh trong chậu và một số lưu ý bạn nên biết

3. Cách trồng gừng

Trồng gừng đúng kỹ thuật sẽ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh và phòng chống được các côn trùng gây bệnh. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng, các bạn hãy tham khảo nhé!

3.1. Kỹ thuật làm đất trồng gừng

Gừng không kén đất. Bạn có thể trồng cây gừng ở đất thịt, đất cát,..miễn sao duy trì được độ ẩm cho cây. Tuy nhiên, với mỗi loại đất, cây sẽ cho năng suất khác nhau.

Đất trồng gừng cần được vệ sinh và dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất 20cm và cần bừa cẩn thận cho đất tơi xốp. Sau khi bừa, cần tiến hành bón phân và chế phẩm sinh học để bổ sung thêm dưỡng chất cho đất. Bạn có thể trồng 2 hàng/ luống, luống cao từ 10 - 20cm, mặt luống rộng 40 - 50cm. Sau đó, bạn cần san phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước. 

Kỹ thuật làm đất trồng gừng
Kỹ thuật làm đất trồng gừng

3.2. Gây giống gừng trước mùa vụ

Để gừng có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì việc lựa chọn giống gừng rất quan trọng. Khi trồng gừng với số lượng lớn, bà con thường không có sẵn giống và phải mua gừng giống từ một số địa phương khác. Điều này dẫn đến việc giống gừng không được đảm bảo về mặt chất lượng, bà con rất dễ mua phải giống non, chưa đủ điều kiện chuẩn làm giống. 

Một số đặc điểm giúp bạn nhận biết được gừng già để làm giống được đó là: Củ gừng khi bẻ ra, phần lõi bên trong sẽ có màu vàng đậm. Phần eo phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng sẽ thắt lại (đây là dấu hiệu gừng già tự nhiên). Nếu lựa chọn giống gừng không kỹ, không may chọn phải giống non hoặc giống nhiễm bệnh thì cây gừng sẽ khó phát triển được. Thậm chí, bệnh hại có thể tàn phá vụ mùa đó.

>> Xem thêm: Cách bón phân cho cây chanh giúp tăng năng suất vượt trội 

3.3. Cách trồng gừng ươm hom giống gừng

Ươm hom giống là một trong những bước quan trọng trong cách trồng gừng bằng củ. Quá trình ươm hom giống sau: 

  • Dùng dao cắt bỏ hom, cắt nhẵn, mỗi hom ít nhất 3 - 4 mắt. Sau đó, chấm tro bếp để hãm nhựa chảy ra ngoài.
  • Sau 4 - 6 tiếng cắt hom cần xếp đều trên các khay, phía dưới lót bao và bên trên phủ bao ẩm.
  • Sau 2 - 3 ngày, dùng rơm rác mục sạch để phủ kín, tưới ẩm và che kín, để khoảng 1 - 2 tuần.
  • Sau khoảng 15 ngày, các hom bắt đầu nhú mắt và bạn có thể đem giống đi trồng (hom bánh tẻ sẽ mọc nhanh hơn hom già).
Kỹ thuật trồng gừng lấy củ
Kỹ thuật trồng gừng lấy củ

3.4. Cách trồng và chăm sóc gừng

Nếu trồng bằng nhánh chưa nảy mầm thì cần tưới nước để tạo độ ẩm cho giống. Sau khoảng 20 ngày, củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non.

3.5. Cung cấp đủ nước

Nước là điều kiện cần thiết và là nguồn sống của mọi loài sinh vật. Cách trồng gừng hiệu quả cần phải cung cấp đủ nước cho cây. Vì gừng là loại cây ưa ẩm nên lúc nào cũng phải duy trì độ ẩm để giúp cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, nếu cây đang trong tình trạng thối củ thì cần cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

3.6. Dọn cỏ dại, vun gốc

Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng đúng cách , việc dọn cỏ dại là việc làm rất cần thiết. Nếu cỏ dại mọc quá nhiều và um tùm sẽ lấy hết dưỡng chất từ phân bón làm cây gừng không thể phát triển mạnh mẽ. Bạn cần tiến hành phun thuốc diệt cỏ dại định kỳ 25 - 30 ngày sau khi trồng, kết hợp bón phân và vun gốc cho cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng

Ngoài ra, diện tích canh tác cần bảo quản tốt và không để các con vật xâm phạm và cắn phá. Tuyệt đối không được dẫm đạp lên cây trồng, không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo chất lượng củ gừng tốt nhất.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng bí đỏ lấy ngọn chuẩn, đạt năng suất cao

3.7. Sử dụng phân bón

Tùy thuộc vào từng loại đất và tình trạng của cây để bón lượng phân phù hợp. Thông thường với 1 ha, bạn cần bón lót từ 4 - 5 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG 01 (có thể kết hợp với phân chuồng). Ngoài ra, cần bón thúc 100 - 120kg Better NPK 16-12-8-11+TE vào khoảng thời gian 25 - 30, 90 - 100 và 150 - 160 ngày sau khi trồng. 

3.8. Phòng trừ sâu bệnh gây hại

Một số sâu bệnh thường gặp phổ biến khi trồng gừng đó là:

  • Sâu hại: Thường xuất hiện vào mùa mưa. Sâu đục thân đục vào bên trong và ăn hết thân cây. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, năng suất của cây sẽ bị giảm đáng kể.
  • Bệnh hại: Bệnh cháy lá, bệnh thối củ.

4. Cách trồng gừng trong chậu tại nhà

Cách trồng gừng đơn giản tại nhà bạn đã biết chưa? Đừng vội, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn ngay đây!

Kỹ thuật trồng gừng trong chậu
Kỹ thuật trồng gừng trong chậu

4.1. Trồng cây gừng trong chậu cần vật dụng gì?

Vật dụng cần có để trồng gừng tại nhà đó là: giống gừng, đất, chậu, dao, thau và bình tưới nước. Sẽ tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng nhiều hay ít để bạn lựa chọn vật dụng có kích thước cho phù hợp nhé!

4.2. Kỹ thuật trồng gừng trong chậu

Dưới đây là quy trình trồng gừng trong chậu đơn giản tại nhà, bạn hãy tham khảo nhé!

  • Bước 1: Chuẩn bị giống gừng. Bạn cần lựa chọn giống tốt và đạt chuẩn (sau 9 tháng và không bị sâu bệnh)
  • Bước 2: Trồng gừng giống vào chậu. Cho đất trồng vào chậu và lấy tay nén để đất chặt hơn. Sau đó ấn gừng giống vào, cách bề mặt đất từ 2,5 - 3 cm.
  • Bước 3: Tưới nước. Tưới nước 2 - 3 lần/ ngày để duy trì độ ẩm cho đất. Lượng nước tưới vừa phải, không được lạm dụng tưới quá nhiều tránh tình trạng làm gừng bị thối củ. 

Đây là cách trồng gừng đơn giản tại nhà, vừa dễ thực hiện mà lại đem hiệu quả cao. Đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh cho gia đình khi sử dụng chế biến thức ăn. 

Người nhà nông vừa cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về cách trồng gừng. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có tay kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng đúng cách để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hãy theo dõi và đồng hành cùng Người nhà nông để cập nhập những kiến thức hay nhất về trồng trọt nhé.