show menu

Nấm hương kỵ gì? Những lưu ý tối kỵ khi ăn nấm hương bạn nên biết

Thứ tư, 13/12/2023 - 08:00

Nấm hương là một siêu thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý nấm hương kỵ gì, có những lưu ý nào khi chế biến để không gặp nguy hiểm. Để giải đáp được những băn khoăn này, hãy cùng Người Nhà Nông làm rõ ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Giải đáp: Nấm hương kỵ gì?

Nấm hương kỵ gì là điều băn khoăn của khá nhiều người, đặc biệt là chị em nội trợ. Theo nghiên cứu của Đông y, nấm hương hay nấm đông cô vốn có tính hàn mát nên cần chú ý khi kết hợp với một số thực phẩm. Dưới đây là những thứ tối kỵ, không nên kết hợp cùng nấm đông cô.

Uống rượu

Nấm hương có nhiều thành phần tốt như đạm, axit amin… nhưng lại khá mát, ngọt nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên khi bổ sung quá nhiều trong thời gian ngắn có thể bị lạnh bụng, thậm chí khó tiêu.

nấm hương kỵ gì
Nấm hương không nên kết hợp cùng rượu bia

Gần đây, có nhiều thông tin ghi nhận những trường hợp ăn nấm cùng với rượu bị ngộ độc gây ra tình trạng co giật, nôn mửa… khiến không ít người lo lắng. Thực chất, theo nghiên cứu khoa học, nguyên nhân của hiện tượng này là do nấm không đạt chuẩn, nhiễm hóa chất hoặc do để quá lâu, nhiễm độc từ trước. Và khi có chất xúc tác là rượu sẽ khiến quá trình ngộ độc xảy ra nhanh, mạnh hơn.

Đồ uống, món ăn lạnh

Vốn dĩ có tính hàn, vậy nấm hương không nên ăn với gì? Những món ăn, đồ uống lạnh cực tối kỵ khi ăn cùng nấm hương bởi sẽ gây ra hiện tượng lạnh bụng, khó tiêu, thậm chí có thể tiêu chảy kéo dài. Đây là sai lầm của không ít người khi sử dụng nấm hương.

Một số thực phẩm xung khắc khác với nấm hương

Ngoài rượu hay các đồ ăn lạnh, nấm hương kỵ gì nữa hay không? Về bản chất, khi dùng nấm hương chỉ cần không kết hợp với những thực phẩm mang tính hàn cao hoặc kém chất lượng.

nấm đông cô kỵ với gì
Không nên nấu chung củ cải với nấm đông cô

Một số thực phẩm xung khắc cần để ý khi dùng chung cùng nấm hương như:

  • Củ cải trắng: Trong củ cải trắng chứa nhiều enzim có lợi nhưng khi kết hợp chung với hoạt chất sinh học trong nấm hương có thể gây kích ứng da. Ngoài ra trong nấm có morpholine khá nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, vì thế những ai có cơ địa da nhạy cảm cần chú ý. 

  • Ốc: Khi hỏi nấm đông cô kỵ với gì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua ốc. Bởi ốc cũng mang tính hàn nên khi kết hợp sẽ khó tránh đầy bụng, tiêu chảy.

  • Trứng vịt, đồ biển: Đây cũng là 2 dòng thực phẩm có tính hàn điển hình nên trong đông y không khuyến khích kết hợp cùng nấm hương.

Ai nên kỵ ăn nấm hương?

Vẫn biết là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho người sức khỏe yếu muốn bồi bổ nhưng vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng nấm hương. Nếu không chú ý sẽ có thể gây ngộ độc.

Một số người không nên ăn nấm hương
Một số người không nên ăn nấm hương

Một số đối tượng kỵ nấm đông cô như:

  • Nghiện rượu bia: Rượu bia là thực phẩm tối kỵ không nên dùng chung với nấm hương, chính vì vậy người nghiện đồ uống này cũng cần chú ý. Nếu cố tình bổ sung nấm hương, nguy cơ bị ngộ độc rượu sẽ cao hơn bình thường.

  • Cơ thể tính hàn: Những người hay bị lạnh trong người cũng không nên ăn nấm hương vì sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

  • Hệ tiêu hóa kém: Không riêng gì nấm hương mà ai có hệ tiêu hóa kém cũng không nên ăn nhiều nấm. Bởi nếu không chọn được nấm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng sẽ dễ nhiễm khuẩn đường ruột.

Những điều tuyệt đối cấm kỵ khi chế biến nấm hương

Nhìn chung, ngoài việc biết được nấm hương kỵ gì cũng cần chú ý trong khâu sơ chế cũng như chế biến loại siêu thực phẩm này. Bởi khi chế biến nấm đông cô không ít người mắc phải một số sai lầm sau đây.

Rửa nấm quá kỹ

Hiện nay, nấm đều được trồng trong môi trường khép kín, nhà kính sạch sẽ nên việc rửa kỹ là điều không thực sự cần thiết. Thậm chí nhiều nghiên cứu còn cho thấy nếu rửa quá kỹ có thể mất đi một số chất có lợi.

nấm hương không nên ăn với gì
Chỉ nên rửa qua nấm đông cô

Không chỉ vậy, nấm hương với cấu tạo xốp nên dễ thấm nước, hương vị nấm cũng từ đó mà nhạt dần, mất đi độ ngon vốn có. Vì vậy trước khi chế biến chỉ cần rửa qua với một lần nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó cắt chân nấm là được.

Dùng quá nhiều dầu ăn khi đun

Không chỉ dễ hút nước, nấm đông cô còn cực dễ hút dầu. Chính vì thế khi chế biến nấm bạn không nên cho quá nhiều dầu ăn, bởi khi đó chất béo sẽ ức chế và khiến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị cản trở. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến người dùng vị trào ngược, đầy hơi.

Bỏ nước ngâm nấm

Riêng với nấm hương khô, trước khi chế biến cần ngâm cho nở hoàn toàn, và đa phần mọi người đều nghĩ nước ngâm nấm bẩn nên đổ bỏ. Tuy nhiên, đây lại chính là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng của nấm hương. Chính vì thế bạn nên tận dụng nước ngâm này để nấu canh hay nước nấu món hầm, không chỉ giúp gia tăng hương vị mà còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể.

Dùng nồi nhôm để chế biến 

Nồi nhôm bản chất là hợp chất nhôm được gia công khá sơ sài nên chưa triệt được toàn bộ chất gây hại. Chính vì thế khi nấu loại nông sản này trên nồi nhôm, nấm sẽ chuyển sang màu thâm đen vừa mất tính thẩm mỹ lại không có lợi cho sức khỏe.

Không đun sôi kỹ

Nấu nấm với lửa to sẽ giúp giữ trọn hương vị
Nấu nấm với lửa to sẽ giúp giữ trọn hương vị

Nhiều người nghĩ rằng nấm chỉ cần chín tái ăn sẽ ngon, giòn và còn nhiều chất dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên trên thực tế, các loại nấm nói chung và nấm hương nói riêng cần được đun sôi khoảng 5 - 7 phút mới có thể chín hoàn toàn. 

Nếu ăn nấm chưa chín kỹ sẽ dễ bị khó tiêu cũng như tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi. Không chỉ vậy, chế biến nấm với nhiệt độ thấp sẽ giảm đi hương vị, màu sắc của nấm.

Lời kết

Vừa rồi là những chia sẻ của Người Nhà Nông về việc nấm hương kỵ gì, cùng với đó là những lưu ý khi chế biến cũng như những đối tượng cần kỵ loại siêu thực phẩm này. Có thể thấy, việc bổ sung nấm hương vào thực đơn hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức thú vị liên quan đến việc sử dụng nấm hương nhé!

Chủ đề Chủ đề:

Nấm