Thứ hai, 11/12/2023 - 08:29
Nấm ngọc tẩm vốn được ưa chuộng trong nhiều bữa ăn bởi vị ngọt, giòn tự nhiên. Tuy nhiên công dụng tuyệt vời cũng như cách chọn loại nấm này không phải ai cũng biết. Hãy cùng Người Nhà Nông khám phá ngay loại nấm có vị cua cũng như bật mí một vài món ăn hấp dẫn được chế biến từ nấm này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nấm ngọc tẩm hay còn được biết đến với cái tên nấm vị cua bởi lẽ có hương vị cua khá riêng. Để hiểu rõ hơn về loại nấm này, dưới đây là tổng hợp đặc điểm, phân loại cũng như lợi ích khi sử dụng bạn có thể tham khảo.
Loại nấm này thường mọc theo chùm, mỗi chùm sẽ có khoảng 10 - 20 cây tùy lượng phôi nấm. Khi non, chóp mũ nấm có hình cầu, sau khoảng vài ngày sẽ thành hình tán ô. Đường kính khá nhỏ chỉ khoảng 2 - 7cm, phần chính giữa có dạng vân như đá, phần thịt trong trắng mềm, ẩm.
Phần cuống nấm thẳng, chỉ dài khoảng 10 - 13cm, sợi nấm non sẽ chuyển dần từ trắng qua vàng nếu già nhưng cũng không quá dai. Chính vì vậy loại nấm này hợp để xào, ăn lẩu vì có độ giòn dai nhất định.
Nấm vị cua được chia thành 2 loại chính phụ thuộc vào màu sắc chính là nâu và trắng. Tuy nhiên, nhiều người ưa chuộng nấm vị cua nâu hơn bởi đậm vị cũng như giòn hơn loại màu trắng. Tuy nhiên, giá thành của 2 loại này cũng không chênh lệch, thậm chí còn được bán chung.
Không chỉ có hương vị ngon, nấm ngọc tẩm còn chứa cả kho tàng dinh dưỡng với nhiều lợi ích khác nhau. Dưới đây là một vài lợi ích điển hình vừa tăng cường sức khỏe, vừa có thể điều trị bệnh khi sử dụng thường xuyên loại nấm này bạn nên biết.
Đối với người cao tuổi hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng khiến trí nhớ giảm sút nên bổ sung nhiều nấm ngọc tẩm trong chế độ ăn. Bởi lẽ, theo các nghiên cứu y khoa cũng đã chỉ rõ loại nấm này là 1 trong 5 siêu thực phẩm tăng cường trí nhớ nên bổ sung thường xuyên.
Ngoài ra, loại nấm này có lượng calo khá thấp nên không đáng lo ngại với ai đang trong chế độ ăn kiêng. Đặc biệt nếu đang trong độ tuổi phát triển cũng nên bổ sung nấm vị cua nâu để tăng khả năng tư duy, tập trung.
Không riêng gì nấm ngọc tẩm mà các loại nấm khác đều có khả năng kích thích tăng sức đề kháng cũng như miễn dịch hiệu quả hơn. Theo một nghiên cứu tại Viện Y Thảo dược Washington, loại nông sản này giúp tăng sản sinh tế bào máu trắng tránh khả năng nhiễm trùng.
Ngoài ra, thành phần chính của nấm ngọc tẩm có lượng protein khá cao, ngoài axit béo không bão hòa còn có lượng ergosterol cùng fungisterol hỗ trợ chuyển hóa vitamin D. Điều này giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cũng như điều trị một số bệnh phổ biến khi giao mùa như cảm cúm, sốt.
Với loạt dưỡng chất tập trung chủ yếu ở phần đầu chóp, nấm ngọc tẩm còn có nhiều lợi ích với gan. Lợi ích chủ yếu có thể kể tới chính là phục hồi và sản sinh những tế bào gan mới, tránh rối loạn chức năng gan.
Không chỉ vậy còn có thể thúc đẩy các cơ quan khác như tiêu hóa, thận tăng cường hoạt động nhằm giảm áp lực lên gan. Những bệnh nhân mắc các bệnh về gan như xơ gan, u gan cổ chướng, men gan cao, ung thư có thể tăng cường thêm loại nấm này vào mỗi bữa ăn.
Nếu cơ thể thường xuyên mệt mỏi, có tình trạng sụt cân bạn có thể cân nhắc dùng nấm vị cua để bồi bổ sức khỏe. Ngoài nhiều vitamin ra, nấm còn khá dễ ăn, không có mùi khó chịu nên dễ chế biến cho người đang ốm.
Những ai bị stress hay căng thẳng kéo dài khi dùng nấm ngọc tẩm cũng có cảm giác tinh thần được thoải mái hơn. Cùng với đó, chất glutamate trong nấm còn kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn nên cũng dễ tăng cường và hồi phục thể trạng hơn.
Đặc biệt, nấm ngọc tẩm còn là nguồn siêu thực phẩm nếu bé nhà bạn đang biếng ăn, chậm lớn, còi xương. Những món ăn như súp, cháo, canh nấm vừa dễ hấp thu, lạ miệng lại còn có thể kích thích hệ tiêu hóa để bé phát triển khỏe mạnh hơn.
Để nấm ngọc tẩm ngon cũng như có nhiều chất dinh dưỡng nhất cần biết cách chọn nấm cẩn thận. Tùy vào tình trạng nấm tươi hay khô sẽ có những mẹo chọn riêng biệt nhưng nói chung đều khá đơn giản.
Nấm vị cua thường được ăn dưới dạng tươi nên khi chọn cần chú ý nấm phải có màu tươi, không được dập nát và có mùi thơm tự nhiên. Tuyệt đối không được mua nấm có phần chóp bị nhăn, thâm đen vì khi đó nấm đã héo.
Ngoài ra nên ưu tiên chọn nấm còn lớp tơ mỏng màu trắng bọc ở đầu chóp nấm. Cuống nấm săn chắc, màu trắng ngà đồng đều. Trong trường hợp nấm quá lứa bị nở thì tia phải đều nhau, khô ráo. Nếu ngắt đầu nấm xuất hiện dịch trắng có thể nấm đã bị hỏng và có độc tố.
Nấm vị cua khá ít khi được sơ chế thành nấm khô, tuy nhiên nếu làm ruốc có thể chọn nấm khô. Nên chọn cây nấm chắc, không bị đứt gãy vì giòn, không nấm mốc. Đặc biệt khâu đóng gói cũng như bao bì phải đảm bảo, có hạn sử dụng rõ ràng.
Với vị ngon đặc biệt, nấm vị cua có nhiều cách chế biến khác nhau, tuy nhiên để có thể giữ trọn vẹn hương vị nên tham khảo một số món ăn dưới đây. Ngoài ra cũng cần chú ý khâu xử lý trước khi chế biến để đảm bảo vị tươi ngon.
Cách xử lý nấm ngọc tẩm trước khi chế biến cũng tương tự như các loại nấm khác. Bạn chỉ cần cắt bỏ phần gốc nấm, sau đó tách ra từng cây và rửa qua dưới vòi nước. Lưu ý không ngâm rửa quá lâu bởi đặc tính xốp, dễ hút nước của nấm nếu rửa lâu khi chế biến sẽ không giữ được hương vị vốn có.
Vì có vị giòn nên nấm ngọc tẩm có thể dễ dàng được chế biến thành nhiều món ăn. Cùng tham khảo ngay 2 món ăn được chế biến từ nấm ngọc tẩm không thể bỏ qua chính là gà hấp nấm và gỏi sứa nấm vị cua cực đơn giản lại bắt miệng.
Gà hấp nấm sẽ giữ được trọn vẹn hương vị từ vị ngọt của từng thớ thịt gà đến cảm giác giòn dai khi ăn nấm. Ngoài ra khi kết hợp với các nguyên liệu còn giúp kích thích vị giác, tránh cảm giác ngán.
Nguyên liệu cần chuẩn bị như: Đùi gà, nấm hương, nấm ngọc tẩm, gia vị (mắm, muối, hạt nêm, tiêu, nước tương). Ngoài ra còn cần sử dụng thêm gừng, hành lá, hành củ, rượu nấu ăn và dầu mè để khử mùi.
Các bước thực hiện lần lượt như sau:
Bước 1: Tiến hành sơ chế gà, có thể lọc hoặc để nguyên xương.
Bước 2: Cắt nhỏ gà thành từng miếng vừa ăn, thêm các gia vị đã chuẩn bị như nước tương, mắm, muối, nước tương, gừng, hành lá, tiêu, dầu mè vào và ướp đều, để khoảng 30 phút cho ngấm.
Bước 3: Sơ chế nấm ngọc tẩm, cắt rễ và tách nhỏ. Nấm hương cắt chân thái lát.
Bước 4: Cho lần lượt nấm và gà vào tô rồi hấp khoảng 30 phút sẽ có thể thưởng thức.
Gỏi sứa nấm vị cua chắc chắn là món ăn khá lạ với nhiều người, tuy nhiên lại có hương vị khá ngon, có thể giải ngấy trong các bữa tiệc hoặc đổi vị trong mâm cơm hàng ngày. Dưới đây là nguyên liệu cần chuẩn bị cũng như các bước thực hiện.
Về nguyên liệu bạn cần chuẩn bị nấm vị cua, sứa đã chế biến sẵn, cà rốt, lạc rang, dưa chuột cùng các loại gia vị khác. Sứa bạn có thể mua trong các siêu thị đã được chế biến sạch sẽ và đóng gói cẩn thận.
Các bước làm gỏi sứa nấm vị cua:
Bước 1: Sơ chế sạch và trần nấm qua nước sôi cho chín, vớt ra để thật ráo.
Bước 2: Rửa lại sứa và để ráo.
Bước 3: Tiến hành sơ chế và cắt sợi cà rốt, dưa chuột
Bước 4: Pha mắm và dấm, cho sứa vào cho ngấm khoảng 15 phút
Bước 5: Cho nấm, cà rốt, dưa chuột đã chuẩn bị trước đó vào trộn cùng.
Bước 6: Bỏ ra đĩa, cho lạc rang giã nhỏ lên trên và thưởng thức.
Dù có vị ngon cùng nhiều thành phần tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết cách sử dụng nấm ngọc tẩm khi chế biến đúng cách sẽ có thể gây hại cho sức khỏe. Thậm chí có nhiều trường hợp còn bị dị ứng khi dùng nấm sai cách.
Dưới đây là một vài lưu ý bạn nên biết:
Không rửa nấm quá kỹ: Vốn có đặc tính hút nước nên khi rửa quá kỹ, quá lâu nấm sẽ hút nước và làm giảm đi hương vị cũng như các chất dinh dưỡng vốn có của nó.
Không chế biến ở nhiệt độ thấp: Nếu chế biến nấm vị cua ở nhiệt độ thấp, nấm sẽ tiết ra rất nhiều nước cùng với đó sẽ bay hết mùi cua đặc trưng, màu sắc cũng bị biến đổi, không còn đẹp mắt.
Không nên cho nhiều dầu ăn: Tương tự như nước, dầu ăn cũng là dạng lỏng nên nấm ngọc tẩm sẽ hút rất nhiều trong khi chế biến. Đến khi nguội chúng lại nhả ra khiến món ăn trở nên dễ ngấy. Ngoài ra dầu ăn còn hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm vào cơ thể.
Nấu chín: Hãy đảm bảo nấm ngọc tẩm được nấu chín hoàn toàn trước khi chế biến để loại bỏ mọi sinh vật gây hại cũng như một số độc tố khác. Ngoài ra cũng cần chú ý không nên ăn nấm cùng các loại đồ uống lạnh hay có tính mát vì nấm có tính bổ âm. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ đau bụng.
Không phải khu vực nào cũng có nguồn nấm ngọc tẩm được cung cấp thường xuyên, chính vì thế nhiều người luôn muốn tìm cách bảo quản sao cho được lâu nhất. Dưới đây là cách bảo quản nấm theo 2 hình thức tươi và khô đơn giản, dễ dàng mà lại hiệu quả.
Để đảm bảo chất lượng nấm ngọc tẩm được tốt nhất nên dùng trong khoảng 10 - 12 giờ sau khi thu hái. Để bảo quản được lâu nhất cần cắt bỏ rễ, sau đó nhúng qua nước sôi khoảng 1 phút rồi rửa ngay lại với nước lạnh. Cuối cùng để vào chậu, đổ ngập nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách này có thể bảo quản nấm ngọc tẩm tươi được 3 - 4 ngày. Tuy nhiên, nhiệt độ ngoài trời cũng như thời gian nấm được hái cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của nấm nếu được bảo quản theo cách này.
Với nấm ngọc tẩm khô, bạn chỉ cần để ở nơi thoáng mát, khô ráo, buộc kín lại. Khi muốn sử dụng nên ngâm trước khoảng 10 - 15 phút rồi rửa lại thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất khi phơi. Ngoài ra cũng cần phải cắt lại chân nấm.
Dù có nhiều lợi ích cùng hương vị dễ ăn nhưng giá của nấm vị cua khá hợp lý. Hiện nay nấm được bán với khoảng 150.000 - 180.000đ cho mỗi kilogram. Không chỉ vậy, mức giá này khá ổn định và không bị ảnh hưởng nhiều do thời tiết vì nấm được trồng trong môi trường nhà kính.
Qua những chia sẻ vừa rồi của Người Nhà Nông, có thể thấy nấm ngọc tẩm có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe cũng như hương vị ngon độc đáo nên được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra mong rằng với một số món ngon từ nấm ngọc tẩm sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý để có thể đổi món cho bữa ăn gia đình của mình nhé!
Chủ đề:
NấmTổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Nấm hương khô nấu món gì ngon? Tiết lộ 6 món ăn ngon và dễ làm từ nấm
Nấm hương khô nấu món gì ngon? Tiết lộ 6 món ăn ngon và dễ làm từ nấm
Món ngon từ nông sản
12-12-2023
Có nhiều chị em thắc mắc rằng nấm hương khô nấu món gì ngon nhất và thực hiện như thế nào. Các món ăn được chế biến từ nấm hương khô đơn giản ngay sau đây sẽ giúp bạn và gia đình có nhiều món ngon từ loại nấm này.
Bỏ túi ngay 6 cách chế biến nấm hương tươi đơn giản tại nhà
Bỏ túi ngay 6 cách chế biến nấm hương tươi đơn giản tại nhà
Món ngon từ nông sản
12-12-2023
Bạn đang muốn học cách chế biến nấm hương tươi tại nhà nhưng vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Nấm hương không chỉ là nguyên liệu nấu ăn thông thường mà còn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe con người. Vậy thực phẩm này có thể chế biến thành những món ngon nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Cách làm món nấm măng hoa và tôm xối mỡ đơn giản và dễ dàng
Cách làm món nấm măng hoa và tôm xối mỡ đơn giản và dễ dàng
Món ngon từ nông sản
11-12-2023
Nấm măng hoa được biết đến là nguyên liệu có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe lẫn tinh thần. Đây là một loại thực phẩm giàu chất xơ, rất tốt cho cơ thể con người. Một trong những món ăn cực đưa cơm được chế biến từ nấm măng hoa chính là món nấm măng hoa và tôm xối mỡ. Dưới đây là cách làm món ăn ngon này.
Khám phá những món ngon từ nấm hương thơm ngon, bổ dưỡng
Khám phá những món ngon từ nấm hương thơm ngon, bổ dưỡng
Món ngon từ nông sản
11-12-2023
Bạn đang kiếm tìm những món ngon từ nấm hương cho cả gia đình? Bạn đang muốn chế biến nấm hương thành những món ăn đơn giản nhưng thơm ngon, bổ dưỡng? Đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây tới từ Người Nhà Nông. Bài viết sẽ giới thiệu một số món ăn siêu ngon được làm từ loại nấm giàu dinh dưỡng này.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban