Thứ tư, 12/04/2023 - 09:50
Nuôi chim cút đẻ trứng là một trong những ngành nghề mang đến nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân địa phương. Nếu như bạn có một phương pháp nuôi đúng đắn thì chắc chắn đàn chim sẽ khỏe mạnh, mang đến nguồn lợi cao về mặt kinh tế. Vậy nuôi chim cút bao nhiêu ngày thì đẻ? Chăm sóc chim cút cần những gì? Hãy đọc ngay bài viết sau để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Trước khi bắt đầu tìm hiểu chim cút nuôi bao nhiêu ngày thì đẻ, chúng ta hãy cùng khám phá xem nguyên nhân nào dẫn đến việc nuôi chim lại hot đến vậy. Sau đây là một số ưu điểm khi bạn nuôi chim cút so với các loại gia cầm khác!
Việc chọn giống chim cút sẽ quyết định đến việc 1 ngày chim cút đẻ bao nhiêu trứng. Mỗi loại chim cút sẽ có một đặc tính khác nhau dẫn đến thời gian sinh sản cũng sẽ khác nhau.
Chim cút Nhật có thể đẻ từ 380 đến 420 quả trứng/năm. Khi chim cút đã hết thời kỳ sinh sản thì vẫn có thể bán thịt để lấy tiền.
Mặt khác, chim cút Mỹ mỗi năm, mỗi năm chỉ đẻ khoảng 123 đến 129 quả trứng, tỷ lệ hao hụt khi đẻ sẽ rơi vào khoảng 5%. Vì vậy khi các hộ nông dân có nhu cầu nuôi chim cút đẻ trứng sẽ không chọn giống Mỹ. Chim cút Mỹ có tỷ lệ sống từ 92 - 95%, tăng trưởng nhanh, thích hợp để nuôi lấy thịt.
Yêu cầu chung của khi chọn giống chim cút chính là đời bố mẹ cần phải có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh, khả năng sinh sản cao, năng suất đồng đều. Bạn cần chú ý rằng không chọn những con cận huyết, cùng huyết thống hoặc có xuất xứ không rõ ràng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi nhím hiệu quả cho người mới bắt đầu
Sau khi đã chọn xong giống thì bước tiếp theo chính là chuẩn bị chuồng nuôi chim cút đẻ trứng. Chuồng của chim cần phải đảm bảo không gian đủ cho chim phát triển tốt. Ví dụ như nuôi 100 con chim thì cần chuồng có kích thước 60 x 120 x 25 cm là đủ.
Đối với chim cút trưởng thành thì bạn có thể sử dụng lưới thép để làm chuồng. Bạn cần phải đảm bảo nơi ở của chúng có sự lưu thông về mặt không khí, thoáng đãng, ánh sáng thích hợp.
Một trong những lưu ý khi bạn nuôi chim cút đẻ trứng chính là bạn cần phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Điều này sẽ giúp tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất và trong không khí, đảm bảo chim có sức khỏe tốt, năng suất cao.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng được nhiều nhà nông áp dụng. Nhằm giúp cho quá trình nuôi chim được diễn ra suôn sẻ và hạn chế các rủi ro xảy ra, bạn cần biết các kỹ thuật sau:
Mô hình nuôi chim cút lấy trứng sẽ được chia thành 2 loại như sau:
Cách nuôi chim cút đẻ trứng chính là chú ý vào nhiệt độ và ánh sáng của môi trường chúng sinh sống. Khi bước vào giai đoạn đẻ trứng thì nhiệt độ thích hợp cho chim mái còn duy trì trong khoảng 20 độ C, tuyệt đối không được để nhiệt độ lên đến 30% hoặc dưới 5 độ C. Trong giai đoạn đẻ trứng, độ ẩm thích hợp là 65 - 70%. Nếu như chúng sinh sản vào mùa đông thì không để độ ẩm vượt quá 80%.
Khi xây dựng mô hình nuôi chim cút đẻ trứng thì, bạn cần đảm bảo ánh sáng trung bình mà chim nhận được là từ 14 đến 16 giờ/ngày. Vào buổi tối, khoảng 18 đến 22 giờ, bạn nên chiếu đèn liên tục. Cường độ của đèn sẽ dao động từ khoảng 1 - 1,5W/m2 nếu chuồng kín; khoảng 2 - 4W/m2 nếu là loại chuồng thông thoáng.
>> Xem thêm: Cách nuôi nhím sinh sản cho người mới bắt đầu
Trong kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản, dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc đạt năng suất hay không. Bạn có thể tham khảo bảng dinh dưỡng cần thiết cho chim như sau:
Định mức thức ăn cho mỗi con chim là khoảng 20 đến 25g/con/ngày, được chia thành 2 lần ăn. Một số hộ gia đình khi nuôi chim cút đẻ trứng sẽ muốn chủ động trong việc phối trộn, sản xuất thức ăn tinh. Bạn có thể tham khảo công thức phối trộn sau:
Nguyên liệu (%) |
Công thức 1 |
Công thức 2 |
Công thức 3 |
Ngô |
28 |
38 |
25 |
Tấm |
10 |
||
Cám gạo |
7 |
8 |
10 |
Khô dầu lạc |
25 |
10 |
13 |
Đậu xanh |
2 |
5 |
10 |
Đậu tương rang |
8 |
26 |
15 |
Bột cá nhạt |
17,5 |
5 |
12 |
Bột sò |
7 |
5 |
3 |
Bột xương |
1,5 |
2 |
1 |
Premix khoáng, vitamin |
1 |
1 |
1 |
ADE gói 10gr |
4 gói |
Thức ăn cần được bảo quản trong môi trường có độ ẩm từ 50 đến 60%, nhiệt độ dao động từ 15 đến 20 độ C, cách nền đất 50cm, cách tường 20cm để hạn chế ẩm mốc.
Bạn có thể sử dụng các nguồn nước nuôi chim cút đẻ trứng như giếng nước đào, giếng khoan, nước mưa, nước máy, nhưng cần phải lọc hoặc có biện pháp khử, đảm bảo an toàn cho chim.
Nguồn nước này cần phải đảm bảo không lẫn tạp chất hữu cơ và vô cơ, không quá lạnh hoặc quá nóng. Khi chim cút đẻ trứng thì cần nạp vào cơ thể mỗi ngày từ 50 đến 100ml nước sạch/con. Bà con nên để nước vào máng và để chim tự uống.
Khi nuôi chim cút đẻ trứng, bạn cần phải biết được một chu trình rõ ràng. Khi bắt đầu 11 tuần tuổi chim đã bắt đầu đẻ trứng, đến 15 - 16 tuần, năng suất cho trứng rất cao, có thể lên đến 95 - 98%. Năng suất cho trứng tiếp tục duy trì đến tuần thứ 7 hoặc 8 sẽ giảm dần. Thức ăn cho chim cũng sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ cho trứng mỗi ngày.
Khi bạn nuôi chim cút đẻ trứng bạn cần chú ý đến cách chăm sóc trong từng giai đoạn sinh sản. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cơ thể của chim cần lượng dinh dưỡng nạp vào khác nhau.
Nếu như bạn quan sát thấy rằng tỉ lệ đẻ của chim cút đang tăng lên khoảng 3% thì bạn nên cung cấp lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%. Bên cạnh đó nếu như tỉ lệ đẻ tăng từ 2 đến 3% mỗi ngày, lượng thức ăn cung cấp đạt ngưỡng cao nhất khi tỷ lệ này đạt 45%.
Trong quá trình nuôi chim cút đẻ trứng, khi tỷ lệ tăng từ 1 đến 2% thì bạn nên tăng lượng thức ăn cao nhất lúc tỷ lệ cho trứng đạt 55%. Tuy nhiên nếu như hàng ngày tỷ lệ tăng nằm ở mức dưới 1% thì bạn cần cho lượng thức ăn cao nhất khi con mái có tỷ lệ 65 - 75%.
Trong quá trình nuôi chim cút đẻ trứng, khi thấy tỷ lệ cho trứng giảm, hãy giảm lượng thức ăn xuống khoảng 10%. Nếu như bạn cho con mái ăn với hàm lượng cũ, nó sẽ dễ bị béo, tích mỡ, thừa năng lượng, giảm tỷ lệ đẻ. Ở mỗi lồng chim thì chủ chăn nuôi nên đặt thêm các hạt sỏi có đường kính từ 1 đến 2mm, đặt phía bên ngoài để cho chim cút ăn tự do. Cách nuôi chim cút sinh sản chính là phải biết điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Bạn nên tách riêng những con quá gầy hoặc những con quá béo để điều chỉnh lại chế độ ăn phù hợp với từng thể trạng. Bên cạnh đó, kiểm tra và theo dõi sức khỏe của đàn chim là điều cần phải làm thường xuyên.
Những con chim nào có xu hướng buồn bã, lông xơ xác, đẻ kém,... nên tách riêng để không bị ảnh hưởng đến những con khác. Bà con nên cân trọng lượng của các chú chim hàng tuần, mỗi lần sử dụng khoảng 10% tổng số trong đàn để có hướng chăm sóc đúng cách. Khi nuôi chim cút đẻ trứng, hộ chăn nuôi ở nông thôn nên nhặt trứng 2 lần/ngày. Trong quá trình này những quả trứng nào bị sần sùi, dập vỏ, méo mó cần được loại bỏ.
>> Xem thêm: Hướng dẫn nuôi nhím thịt tại nhà: Chăm sóc, dinh dưỡng và vệ sinh chuồng trại
Để giúp chim cút được phát triển tốt, bạn cần biết một số loại bệnh thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả. Dù thực hiện mô hình nuôi chim cút thả vườn hay nuôi chim cút tại nhà thì chim cũng dễ bị mắc những bệnh sau:
Thông qua bài viết trên, Người Nhà Nông đã giúp cho bạn biết được những điều quan trọng khi nuôi chim cút đẻ trứng. Hi vọng rằng qua những thông tin này, bạn có thể áp dụng vào việc chăn nuôi của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Bạn đừng quên dọn và vệ sinh chuồng thường xuyên, đảm bảo sức khỏe của chim cút luôn tốt nhé!
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Tìm hiểu tần xuất thỏ cho con bú ngày mấy lần
Nuôi gia cầm
16-03-2024
Nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc cho thỏ con bú và tần suất bao nhiêu lần trong ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thỏ cho con bú ngày mấy lần và những điều cần lưu ý khi nuôi thỏ con.
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn cách chăm gà chọi chiến đạt hiệu quả cao
Nuôi gia cầm
14-03-2024
Để có được một chú gà chọi khỏe mạnh, oai phong và giành chiến thắng trong các trận đấu, người nuôi cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc gà chọi chiến hiệu quả, giúp bạn nuôi dưỡng được một chiến binh dũng mãnh trên đấu trường.
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Các bệnh thường gặp ở ngan con, triệu chứng, cách điều trị
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Ngan con là loài vật nuôi dễ ốm và thường mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn ngan, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách phòng tránh cũng như điều trị chúng là rất quan trọng đối với người nuôi ngan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngan con và cách xử lý chúng.
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
“Dê mang thai bao nhiêu ngày” Thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc
Nuôi gia cầm
10-03-2024
Dê là một trong những loài động vật nuôi có giá trị kinh tế cao và được chăn nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Việc nắm bắt được thời gian dê mang thai bao nhiêu ngày cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho dê mẹ và sự phát triển của dê con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian mang thai của dê, các dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc dê mang thai.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban