show menu

Mô hình nuôi chim cút thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ tư, 12/04/2023 - 14:37

Nuôi chim cút thả vườn đã trở thành mô hình kinh doanh mang đến giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy đã có nhiều hộ gia đình chuyển từ chăn nuôi gia súc sang nuôi chim cút vì chi phí bỏ ra khá thấp. Vậy với mô hình này, hướng đi kinh doanh nào sẽ phù hợp và hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời và cách chăm sóc chim cút phát triển nhanh chóng.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Giới thiệu mô hình nuôi chim cút thả vườn

Mô hình nuôi chim cút thả vườn chính là hình thức để cho chim sống và phát triển theo bản năng của chúng. Rất nhiều hộ nông dân hiện nay đã áp dụng mô hình này và thành công. 

So với cách nuôi chim cút tại nhà, ưu điểm của mô hình này chính là bạn có thể tận dụng tối đa về mặt địa hình và thức ăn có sẵn để nuôi chim. Bên cạnh đó, mô hình nuôi chim cút này cũng giúp chất lượng thịt chim cút ngon, tiết kiệm được công sức và chi phí chăm sóc.

Giới thiệu mô hình nuôi chim cút thả vườn
Giới thiệu mô hình nuôi chim cút thả vườn

Theo ước tính thì chi phí nuôi 1000 chim cút sẽ rơi vào khoảng 250.000 VNĐ tiền thức ăn mỗi ngày. Nếu được cho ăn đầy đủ thì 1000 con có thể cho ra từ 800 đến 900 quả trứng/ngày. Trừ đi chi phí thức ăn thì mỗi ngày bà con sẽ có lời từ 170.000 đến 450.000 VND.

Nhược điểm của mô hình nuôi chim cút lấy trứng số lượng lớn này chính là bạn cần phải có diện tích chăn nuôi lớn và có sự quản lý chặt chẽ về số lượng. Tỷ lệ hao hụt của trứng khó kiểm soát vì khả năng lây lan khi bệnh cao, không thể rà soát được số lượng trứng mỗi ngày.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc heo nái nuôi con hiệu quả tại nhà

2. Cách nuôi chim cút thả vườn

Cách nuôi chim cút thả vườn đúng cách sẽ giúp cho chim cút đảm bảo được sản lượng, đồng thời hạn chế hao hụt. Để có thể kiếm thêm thu nhập cao từ công việc này, hộ chăn nuôi khởi nghiệp cần phải biết cách chăm sóc chim cút.

2.1 Cung cấp đủ thức ăn cho chim

Đối với thức ăn cho chim cút, bạn nên tập trung cung cấp những loại côn trùng có nhiều chất dinh dưỡng như dế mèn Thái, trùn quế, ruồi lính đen. Nếu như bà con cung cấp đủ ba loại thức ăn này thì chi phí bỏ ra so với thức ăn công nghiệp sẽ giảm đi 50%.

Cung cấp đủ thức ăn cho chim cút
Cung cấp đủ thức ăn cho chim cút

Chim cút là loài có sức đề kháng mạnh và độ thích nghi cao nên khi nuôi sẽ ít rủi ro hơn so với các loại gia cầm. Mặt khác, các hộ nông dân nuôi chim cút thả vườn không cần tốn quá nhiều vốn, thời gian xuất thịt bán chỉ từ 40 đến 45 ngày, vòng vốn xoay nhanh.

2.2 Đảm bảo chuồng trại

Để nuôi chim cút thả vườn, bạn cần phải đảm bảo được khu vực nuôi đáp ứng đủ tiêu chí để cho các chú chim sinh trưởng và phát triển. Hãy đọc ngay thông tin dưới đây để hiểu thêm những tiêu chí cần thiết khi nuôi chim.

2.2.1 Đặc điểm của chuồng trại nuôi cút thả vườn

Mặc dù chim dễ nuôi nhưng trang trại nuôi chim cút cần đảm bảo một số đặc điểm nhất định, cụ thể như sau:

  • Cấu tạo của lồng: Nên chọn những loại lưới thép có mắt lưới nhỏ giúp cho chim dễ dàng di chuyển và chống chuột. Lồng chim thường được thiết kế thành nhiều tầng để tiết kiệm được diện tích xây, đồng thời tăng được số lượng chim nuôi trong một lồng. Lót 1 lớp vật liệu mềm lên trên nóc lồng hoặc 1 tấm vải mềm để hạn chế trầy xước, tổn thương khi chim bay.
  • Chất liệu: Khung của lồng chim thường được làm từ thép, dùng lưới thép có mạ kẽm rào xung quanh. Ưu điểm của chất liệu này chính là hạn chế khả năng bị rỉ sét khi sử dụng thời gian dài. Ngoài ra khi làm lồng nuôi chim cút thả vườn thì bạn nên hạn chế làm lồng gỗ vì dễ bị mối mọt và ảnh hưởng đến sức khỏe chúng.
  • Thiết kế lồng: Lồng nuôi chim cần có thêm chân cách mặt đất khoảng 50cm để hạn chế động vật tấn công và tạo được không gian cao, thoáng. Lồng nuôi chim được thiết kế có tính linh động cao, dễ dàng di chuyển và tháo lắp.
Đảm bảo chuồng trại khi nuôi chim cút thả vườn
Đảm bảo chuồng trại khi nuôi chim cút thả vườn

2.2.2 Vật dụng cần có của chuồng trại nuôi cút thả vườn

Bà con cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết để giúp chim phát triển trong chuồng. Các vật dụng này còn giúp người dân tiết kiệm được thời gian chăm sóc. Trong chuồng nuôi chim cút thả vườn cần đảm bảo một số vật dụng như sau:

  • Máng hứng trứng: Khi nuôi chim cút ở một số lượng lớn, vào độ tuổi sinh sản thường cút cái đẻ 1 trứng/ngày. Điều này rất khó khăn nếu như bạn gom trứng thủ công. Do đó máng hứng trứng có nhiệm vụ hứng phần trứng chim đẻ ra, đảm bảo không bị vỡ hoặc nứt. 
  • Kích thước của máng: Máng hứng trứng thường có chiều dài bằng với đáy của lồng chim. Ở phần hứng trứng sẽ được lót thêm một lớp vải dày để hạn chế trường hợp trứng bị vỡ khi rơi xuống máng.
  • Máng đựng thức ăn: Khi nuôi chim cút thả vườn máng đựng thức ăn sẽ được gắn ở bên ngoài lồng chim với chim trưởng thành, gắn bên trong lồng nếu là chim con. Kích thước thường thấy của máng là 50cm x 5cm x 2cm. Lưới che sẽ được bố trí bên trên mặt máng để tránh tình trạng thức ăn rơi ra bên ngoài.
  • Máng đựng nước uống: Thường thì máng đựng nước uống sẽ được đặt cạnh bên máng đựng thức ăn. Máng thường được làm từ các vật liệu an toàn, có độ dẻo để tránh làm tổn thương chim cút.

>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị cho hiệu quả kinh tế vượt trội

2.3 Cách phòng bệnh cho chim cút thả vườn

Mặc dù chúng ta đều biết rằng chim cút có sức đề kháng tốt so với các loại gia cầm khác nhưng không có nghĩa là chúng sẽ không bị bệnh. Do đó kỹ thuật nuôi chim cút thả vườn chính là bạn cần có biện pháp phòng bệnh đúng đắn.

Vì mô hình này đa số vật nuôi sẽ được tự do sinh sống trong môi trường tự nhiên, nên mầm bệnh rất dễ lây lan. Bên cạnh việc vệ sinh chuồng định kỳ, rửa sạch máng ăn thì ta cần phải làm thêm một số điều sau:

  • Cho các chú chim từ 3 đến 5 ngày tuổi uống rượu tỏi hoặc men vi sinh để tăng cường sức đề kháng của bé.
  • Cần đảm bảo thức ăn sạch, tươi, hạn chế cho ăn thức ăn thừa vì rất dễ gây ngộ độc.
  • Khi nuôi chim cút thả vườn nên bổ sung Canxi, Photpho, vitamin A để tránh bệnh sưng mắt hoặc bại liệt.
  • Tiêm phòng các vắc xin như tiêu chảy, Newcastle, bại liệt,... đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Phòng bệnh khi nuôi chim cút thả vườn
Phòng bệnh khi nuôi chim cút thả vườn

3. Kết luận

Người Nhà Nông đã bật mí với bạn cách nuôi chim cút thả vườn được nhiều người áp dụng và thành công. Hi vọng rằng những thông tin hữu ích này đã hỗ trợ bà con nông dân có thể tự tin hơn trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc các chú chim của mình. Chúc mọi người có một đàn chim thật khỏe, cho trứng và thịt chất lượng cao nhé!

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi nhím cảnh tại nhà từ A -Z