show menu

Hướng dẫn cách nuôi nhím hiệu quả cho người mới bắt đầu

Thứ năm, 13/04/2023 - 15:29

Nhím là loại động vật dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy rất nhiều người chăn nuôi lựa chọn nuôi nhím. Tuy nuôi nhím không quá khó nhưng bà con cần phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Cùng tìm hiểu cách nuôi nhím qua bài viết dưới đây nhé.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Chọn và phối giống nhím sinh sản

Trước khi nuôi nhím, bạn cần phải chọn mua nhím giống. Đây là bước đầu tiên trước khi tìm hiểu cách nuôi nhím hiệu quả. Vậy mua nhím giống như thế nào? Trong phần này, mời bạn cùng tìm hiểu cách chọn nhím giống hiệu quả:

  • Bạn cần mua loại nhím đã được thuần hóa, tránh mua loại nhím rừng, vì nhím rừng rất khó chăm sóc và sinh sản.
  • Giá nhím giống trên thị trường tương đối cao, vì vậy bạn có thể mua 1 con đực và một con cái, hoặc cho phép 1 nhím đực và 5-8 nhím cái. Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn lựa chọn số lượng giống cho phù hợp.
Nên chọn giống nhím tốt để ứng dụng cách nuôi nhím thành công
Nên chọn giống nhím tốt để ứng dụng cách nuôi nhím thành công

Sau khi đã chọn được giống thì tiến hành phối giống cho nhím sinh sản. Dưới đây các cách phối giống cho nhím.

  • Nhím được 10-12 tháng tuổi thì cho phối giống. Thời gian động dục của nhím thường kéo dài từ 3-4 ngày, do đó thời điểm phối thích hợp là sau 2 ngày khi nhím cái động dục.
  • Khi nhím cái động dục, bạn bắt nhím đực thả vào chuồng cho chúng phối trong khoảng 4-6 ngày. Nếu nhím cái vẫn đang nuôi con thì bắt nhím con sang chuồng khác để tránh nhím đực cắn chết nhím con.
  • Người chăn nuôi chỉ nên cho con đực giao phối với dưới 8 con cái và cần luân chuyển con đực con cái để tránh phối cận huyết. Sau mỗi lần phối giống, bạn nên bổ sung cho nhím đực thức ăn giàu chất béo và chất đạm.

>> Xem thêm: [Bật mí] Cách nuôi dê sinh sản đạt chuẩn từ chuyên gia

2. Làm chuồng và vệ sinh chuồng cho nhím

Chuẩn bị nơi ở và vệ sinh chuồng là một trong những kỹ thuật nuôi nhím giúp hạn chế phát sinh bệnh không mong muốn. Cùng tìm hiểu cách vệ sinh chuồng khi thực hiện mô hình nuôi nhím thịt đúng cách giúp nhím phát triển tốt nhé.

2.1 Vị trí làm chuồng

Cách nuôi nhím hiệu quả nhất mà ai cũng nên biết đó là chọn vị trí để làm trang trại phù hợp. Khi chọn vị trí làm chuồng, bạn cần phải đảm bảo các điều kiện như: thoáng mát, sạch sẽ, có rành thoát nước, nên chọn hướng Đông Nam làm chuồng. Hãy chọn nơi tránh sự ồn và vì nhím là loài động vật nhút nhát, tốt nhất nên xây chuồng cách xa nhà ở và tránh gần đường qua lại.

2.2 Thiết kế chuồng

Khi thiết kế chuồng, chủ trang trại cần lưu ý: 

  • Trang trại nuôi nhím cần được thiết kế nhiều ô riêng biệt. Khu nuôi nhốt nhím có thể thiết kế 1 dãy hoặc nhiều dãy như ô bàn cờ, giữa các dãy có lối đi rộng khoảng 1m. Hai bên chuồng nuôi có mương để thoát nước. Chuồng nuôi nhím có diện tích trung bình là 1m2/con.
  • Thành chuồng xây bằng gạch hoặc khung lưới sắt. Khi dùng khung lưới sắt thì chân thành chuồng nuôi nhím phải xây kín và cao 20-30cm để tránh chân con này thò sang chuồng của con kia.
  • Nền chuồng nuôi nhím được làm bằng bê tông hoặc bằng gạch dày từ 8-10cm. Nền chuồng cần có độ nghiêng về rãnh phía sau và có lỗ thoát nước đủ rộng để thuận tiện trong vệ sinh chuồng nuôi.
  • Xung quanh khu chuồng nuôi nhím được rào bằng lưới thép B40, chiều cao trên 1,5m.
  • Người chăn nuôi nên thiết kế chuồng nuôi nhím cần được rào bằng lưới thép B40, chiều cao trên 1,5m.
  • Chuồng nhím nên có 2 cửa cả đằng trước và đằng sau. Cửa trước để lùa nhím đi từ ô này sang ô khác, cửa sau để dọn phân, vệ sinh chuồng cho nhím.
  • Chuẩn bị máng ăn và máng uống cho nhím. Đây là cách nuôi nhím cơ bản nhất mà ai cũng nên biết.
Đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế chuồng nhím
Đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế chuồng nhím

2.3 Đảm bảo vệ sinh chuồng nhím

Vệ sinh chuồng nuôi hằng ngày là cách nuôi nhím đơn giản được bà con áp dụng thường xuyên. Mùa hè nên tắm cho nhím kết hợp rửa vệ sinh chuồng trại. Ngoài ra, bạn nên quét vôi, phun thuốc diệt khuẩn chuồng trại định kỳ. 

Ngoài ra, bàn có thể sử dụng chế phẩm sinh học EM VBio để xử lý mùi hôi chuồng trại. Phun đều vào nơi ô nhiễm có mùi hôi thối, lặp lại 2-3 ngày/lần. Cách làm này sẽ giúp làm giảm mùi hôi chuồng trại một cách đáng kể.

>> Xem thêm: Hé lộ kỹ thuật làm chồng nuôi dê sinh sản thành công 100%

3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi nuôi nhím

Một trong những cách nuôi nhím mang lại hiệu quả cao đó là luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi cho nhím ăn. Dưới đây là một vài kiến thức về chế độ ăn uống chứa hàm lượng dinh dưỡng cao phù hợp khi nuôi nhím.

3.1 Thức ăn

Nhím thuộc loại động vật ăn tạp, nên thức ăn cho nhím rất đa dạng, phong phú. Nhím có thể ăn được các loại củ, quả, các loại rau, rễ cây,... đến các loại côn trùng, xương động vật, sâu bọ.

Dưới đây là một vài loại thức ăn dành cho nhím sinh sản:

  • Thức ăn tinh: Cho nhím ăn thức ăn tinh như ngô, hạt dẻ, bí ngô, sắn,.. với khẩu phần 0,3kg/con/ngày.
  • Thức ăn thô: Nhím có thể ăn các loại thức ăn thô như các loại lá, dây khoai lang, các loại cỏ chăn nuôi,... với khẩu phần 0,5kh/con/ngày.
  • Thức ăn giàu vitamin: Chuối xanh, quả sung, ổi xanh,...
  • Thức ăn khoáng: Cho nhím ăn xương trâu bò (100-200g/con/ngày), muối ăn (2-3g/con/ngày).
Cách nuôi nhím nhanh lớn là cung cấp đủ lượng thức ăn
Cách nuôi nhím nhanh lớn là cung cấp đủ lượng thức ăn

Đối với nhím đang nuôi con và nhím đẻ nhiều con thì ngoài khẩu phần ăn như trên thì bổ sung thêm các thức ăn như lạc nhân, đỗ tương rang,.. Bà con có thể tự sản xuất thức ăn cho nhím bằng cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, các loại ngũ cốc, chế phẩm sinh học hoặc men ủ thức ăn chăn nuôi VBio,..

Khi áp dụng cách nuôi nhím sinh sản, bạn cần cho nhím ăn 2 bữa/ngày. Bữa chính của nhím vào buổi chiều tối, và một bữa phụ vào buổi trưa. Rất nhiều gia đình áp dụng cách nuôi nhím và chăm sóc này đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc chăn nuôi nhím.

3.2 Nước uống

Nhím ít uống nước do ăn các loại củ, quả, nhưng bạn vẫn cần chuẩn bị nước sạch để nhím uống tự do. Ngoài ra, chúng không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt chúng sẽ rùng mình và bị rụng lông. Vì vậy, bà con nên để một lượng nước vừa đủ, không nên để quá nhiều. 

4. Phòng bệnh cho nhím

Phòng bệnh là cách nuôi nhím được nhiều người áp dụng để hạn chế các loại mầm mống bệnh. Tuy nhím là loài động vật có sức đề kháng rất tốt và ít khi mắc bệnh nhưng cũng dễ mắc phải một số bệnh dưới đây:

4.1 Bệnh đường ruột

Nhím có thể mắc một số bệnh về đường ruột như tiêu chảy do khẩu phần ăn cung cấp hàng ngày không đầy đủ như ngoài tự nhiên. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bổ sung vào phần ăn những thức ăn chát, đắng như ổi xanh, cà rốt, rễ rau,... 

Ngoài ra người chăn nuôi có thể dùng thuốc trị tiêu chảy cho nhím. Để nhím không bị mắc bệnh này, bạn phải cân đối khẩu phần ăn đầy đủ chất cho nhím tránh cho nhím ăn thức ăn mốc, ẩm,...  

Phòng bệnh sớm là cách nuôi nhím đúng kỹ thuật
Phòng bệnh sớm là cách nuôi nhím đúng kỹ thuật

4.2 Bệnh ký sinh ngoài da

Nhím có thể mắc các bệnh ngoài da như bị ve, ký sinh trùng cắn gây nên ghẻ lở, bà con có thể dùng thuốc để bôi cho nhím. Để phòng bệnh này, bạn nên dọn vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và xung quanh 1-2 lần/ tháng. Khi áp dụng được cách nuôi nhím này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí chữa bệnh cho nhím.

5. Giải đáp thắc mắc khi thực hiện mô hình nuôi nhím hiệu quả cao

Bên cạnh những cách nuôi nhím thì có rất nhiều người thắc mắc những vấn đề khi nuôi nhím. Cùng Người Nhà Nông giải đáp thắc mắc trong phần này nhé.

5.1 Nuôi nhím có hôi không?

Khi nuôi nhím bạn sẽ thấy được mùi hôi rất đặc trưng. Mùi này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào việc bạn vệ sinh chuồng có thường xuyên không. Để giảm được mùi hôi khi áp dụng các cách nuôi nhím, bạn thường xuyên thay lớp mùn lót chuồng. Tuyệt đối không nên sử dụng nước hoa hay nước xịt phòng để tẩy mùi hôi của chuồng.

Cách nuôi nhím chuẩn bao gồm vệ sinh chuồng sạch sẽ để khử mùi hôi
Cách nuôi nhím chuẩn bao gồm vệ sinh chuồng sạch sẽ để khử mùi hôi

5.2 Có nên nuôi nhím không?

Nhiều người cho rằng, nhím là loài động vật hoang dã nên rất dễ nuôi, ít bệnh tật, lại mắn đẻ, tốn ít công chăm sóc, chi phí thức ăn thấp và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Vì vậy có rất nhiều người tìm hiểu cách nuôi nhím để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Người Nhà Nông vừa chia sẻ cho bạn cách nuôi nhím chi tiết nhất. Hy vọng bà con có thể áp dụng những kiến thức này để nuôi nhím sinh sản đạt hiệu quả cao nhé. Chúc bà con thành công.

>> Xem thêm: Hướng dẫn nuôi chim cút đẻ trứng mang về thu nhập cao