Thứ năm, 13/04/2023 - 13:57
Nhím là một loài động vật mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy cách nuôi nhím đơn giản nhưng bạn cần phải tuân theo đúng kỹ thuật. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách nuôi nhím sinh sản nhé.
Mục lục
Để nuôi nhím sinh sản hiệu quả, bạn cần chú ý tới từng giai đoạn để chăm sóc nhím tốt hơn. Cụ thể như sau:
Khi con cái ở thời điểm động dục, cần tiến hành nhốt con đực và con cái vào trong lồng. Sau 1-2 ngày, khi chúng quen mùi nhau thì mở cửa lồng để chúng quan hệ. Thời gian giao phối phù hợp nhất là từ 2h đến 5h sáng. Bạn nên ghép đôi chúng khoảng vài ngày, có khi lên đến vài tháng nếu nhím cái chưa có thai.
Phát hiện nhím cái có thai bằng cách xem số cân nặng đã tăng, khi đó bà con tách nhím đực ra ngoài để nhím cái tự sinh con và chăm sóc.
Với các loại nhím nói chung, đặc biệt là khi nuôi nhím thịt, khoảng thời gian nhím cái mang thai là từ 90-95 ngày. Ở giai đoạn này, bạn nên bổ sung thức ăn như rau, chuối, lạc,...Thông thường, nhím sẽ sinh con vào ban đêm. Khi đến thời kỳ đã sinh song thì bổ sung nhiều thức ăn tinh cho nhím. Nhím là loài động vật yêu quý con của mình, nhím bảo vệ và chăm sóc con của mình rất tốt nên người nuôi không cần bận tâm quá nhiều.
>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi dê lấy sữa cần biết, cách nuôi chuẩn hiệu quả cao
Nhím con khi mới sinh ra sẽ nặng khoảng 100g. Thời kỳ đầu, chúng lớn nhờ sữa mẹ, sang tháng thứ 2 thì nhím con đã biết tập ăn và chúng ăn cùng thức ăn của nhím mẹ.
Người chăn nuôi công nghệ cao nên sử dụng cỏ khô lót trong hang nhân tạo để cho nhím con nằm trong tháng đầu tiên. Nhưng bạn nên lưu ý rằng phải thay cỏ hoặc rơm khô thường xuyên để tránh bệnh tật cho nhím con. Ngoài ra, bạn phải quan sát phân của nhím con, nếu phân của chúng ở dạng viên là sức khỏe ổn định. Nếu phân ở dạng lỏng thì bạn phải có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi nhím con được 2-2,5 tháng thì cho chúng cai sữa. Tách nhím con ra khỏi mẹ trong 2 chuồng riêng biệt, mỗi ngày cho bú 1 lần đến khi nhím con có thể ăn tốt thức ăn. Thông thường, nếu chăm sóc nhím con chu đáo thì chúng sẽ tăng trung bình 1kg mỗi tháng. Sau 1 năm đầu, chúng có thể đạt được 10kg và tăng chậm lại trong những năm tiếp theo.
Cách nuôi nhím cảnh sinh sản cũng tương tự, bạn chỉ cần áp dụng các cách nuôi nhím sinh sản như trên để nuôi nhím cảnh.
Mô hình nuôi nhím sinh sản đã và đang được nhiều người áp dụng thành công tại các địa phương. Tuy cách nuôi nhím sinh sản rất đơn giản nhưng bạn cần phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn nuôi nhím đúng cách.
>> Xem thêm: [Bật mí] Cách nuôi dê sinh sản đạt chuẩn từ chuyên gia
Khi chăm sóc nhím, bà con cần lưu ý về vấn đề vệ sinh chuồng trại. Dưới đây là các một bước trong kỹ thuật nuôi nhím chúng tôi đã đúc kết. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Người chăn nuôi nên chú ý để thức ăn ở nơi khô ráo để đảm bảo thức ăn sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Cho nhím ăn mỗi ngày 2 lần vào bữa chính vào buổi tối và bữa phụ vào buổi trưa.
Người chăn nuôi nên cho ăn đúng giờ vào mỗi ngày để nhím tạo thành thói quen và tốt cho dạ dày của chúng. Ngoài ra nước uống trong máng cần được thay thường xuyên để đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Trong quá trình chăm sóc, cần theo dõi xem có con nào bị bệnh không để chữa trị kịp thời.
Người chăn nuôi còn phải quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi của nhím. Nhím là loài động vật sinh hoạt về đêm nên chúng sẽ ngủ vào ban ngày từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Do đó thời gian này bạn cần giữ yên tĩnh cho nhím ngủ.
Khi nuôi nhím sinh sản, người chăn nuôi nên lưu ý trao đổi nhím đực giống giữa các đàn với nhau để tránh sinh sản cận huyết. Theo đó, bạn nên ghi chép lịch sử của nhím sinh sản để khi ghép đôi tránh bị nhầm lẫn.
Thời điểm nhím phối giống và sinh sản là từ 12-18 tháng tuổi, nếu quá thời gian này nhím không có dấu hiệu động dục và phối giống đẻ thì bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nhím không sinh sản có thể do các nguyên nhân như chọn nhím giống không tốt, khâu chăm sóc nhím chưa tốt đặc biệt là quá trình ghép đôi giao phối không đúng kỹ thuật.
Trên đây là những chia sẻ kỹ thuật nuôi nhím sinh sản đầy đủ nhất của Người Nhà Nông dành cho người mới bắt đầu. Nuôi nhím không khó nhưng nếu bạn tuân theo những kinh nghiệm được chia sẻ ở trên thì chắc chắn sẽ thành công.
>> Xem thêm: Hé lộ kỹ thuật làm chồng nuôi dê sinh sản thành công 100%
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban
Kỹ thuật nuôi trăn làm thú cưng tại nhà cho người mới
Kỹ thuật nuôi trăn làm thú cưng tại nhà cho người mới
Nuôi loài khác
17-04-2023
Nuôi trăn làm thú cưng là một hoạt động giải trí, trở thành một xu hướng mới trong giới yêu thú cưng. Tuy nhiên, việc nuôi trăn đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của thú cưng. Vì vậy, nếu bạn là người mới bắt đầu nuôi trăn, hãy tìm hiểu các thông tin lưu ý trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi trăn hiệu quả kinh tế cao
Hướng dẫn làm chuồng nuôi trăn hiệu quả kinh tế cao
Nuôi loài khác
17-04-2023
Làm chuồng nuôi trăn là công việc cần thiết để chăm sóc loài động vật này. Việc nuôi trăn không chỉ là một sở thích cá nhân mà còn là một cơ hội kinh doanh tiềm năng. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng chuồng nuôi trăn đúng cách là điều rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ về việc xây dựng chuồng nuôi trăn chuẩn và những lưu ý cần nắm rõ.
Nuôi trăn có bị cấm không? Chia sẻ kỹ thuật nuôi trăn chi tiết
Nuôi trăn có bị cấm không? Chia sẻ kỹ thuật nuôi trăn chi tiết
Nuôi loài khác
17-04-2023
Nuôi trăn có bị cấm không là băn khoăn của nhiều người hiện nay. Việc nuôi trăn là một sở thích của nhiều người yêu thú cưng. Tuy nhiên, trên thế giới có nhiều quy định về việc nuôi trăn. Trong đó, mốt số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã ban lệnh cấm hoặc hạn chế nuôi trăn. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề và giải đáp thông tin trong bài viết này nhé.
Cách nuôi ong mật tự nhiên, kinh nghiệm phòng bệnh cho ong mật
Cách nuôi ong mật tự nhiên, kinh nghiệm phòng bệnh cho ong mật
Nuôi loài khác
17-04-2023
Nuôi ong mật tự nhiên cung cấp cho con người một nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá. Tuy nhiên việc nuôi ong mật và phòng chống bệnh tật cho chúng cũng là một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự chăm sóc kỹ càng và kinh nghiệm của người nuôi. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ kiến thức cách nuôi và phòng bệnh hiệu quả cho ong mật. Cùng tìm hiểu nhé.
Tổng Hợp Phương Pháp Trồng Cây
Rau Sạch Theo Mùa
Canh Tác Ruộng Nương Hiệu Quả
Xu hướng thịnh hành, bí quyết xịn xò và ưu đãi hấp dẫn đã sẵn sàng gửi đến ban