show menu

Hướng dẫn cách nuôi nhím cảnh tại nhà từ A -Z 

Thứ năm, 13/04/2023 - 13:44

Nhiều người chọn nuôi nhím cảnh tại nhà bởi loài động vật này có đặc tính dễ nuôi, dễ chăm. Hiện nay, loài vật này trở thành xu hướng nuôi thú cưng mới của nhiều gia chủ. Nhím kiểng rất hiền, dễ thương và không hề gây hại cho chủ nuôi nên rất được yêu quý. Sau đây, bạn hãy để Người Nhà Nông hướng dẫn nuôi nhím kiểng dễ dàng.

mục lục Mục lục

mục lục

1. Chuẩn bị chuồng nuôi cho nhím

Trước khi chăn nuôi nhím kiểng, bạn phải chuẩn bị một số vật dụng và quan tâm đến những lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi này.

1.1 Các loại chuồng nhím

Bạn có thể nuôi nhím cảnh trong chuồng để đáp ứng được nhu cầu trong sự phát triển của vật nuôi này. 

Nuôi nhím trong chuồng lồng: Đây là loại chuồng phổ biến dùng cho các vật nuôi cảnh trong nhà. Lồng thiết kế dạng hộp chữ nhật, có kích thước đa dạng và được ghép từ nhiều khung sắt nhỏ. Loại lồng này khá giống với kết cấu của lồng chim. 

  • Ưu điểm: Lồng rất thoáng khí và được tích hợp nhiều chức năng như khung đựng nước, đựng đồ ăn. Bạn di chuyển lồng giữa các địa điểm tương đối dễ dàng. 
  • Nhược điểm: Chuồng lồng không thích hợp để nuôi nhím cảnh tại nhiều nơi khí hậu lạnh vì thiết kế chuồng thoáng gió. Đặc biệt, loại chuồng này còn tốn nhiều công để vệ sinh sạch sẽ. 
Nuôi nhím cảnh trong chuồng lồng
Nuôi nhím cảnh trong chuồng lồng

Nuôi nhím trong chuồng Mica: Loại chuồng này có chất liệu từ nhựa Mica dẻo. Thiết kế chuồng có hình dạng như ngôi nhà thu nhỏ.

  • Ưu điểm: Chuồng Mica dễ dàng vệ sinh và kín gió nên khi thời tiết chuyển lạnh sẽ bảo vệ nhím khỏi nền nhiệt quá thấp. Khi mùa đông kéo dài, bạn lắp thêm bóng đèn sợi để làm ấm chuồng nuôi.
  • Nhược điểm: Ngược lại với chuồng lồng thì chuồng Mica khá bí, ít gió. Vào mùa hè, nhiệt độ cao dễ làm nhím cảnh sốc nhiệt. Nhiều người nuôi đã khoan nhiều lỗ quanh lồng để thoáng gió và tản nhiệt cho nhím.
Chuồng Mica nuôi nhím cảnh
Chuồng Mica nuôi nhím cảnh

1.2 Vị trí đặt

Theo các chuyên gia nuôi nhím cảnh, xác định đúng vị trí đặt chuồng nuôi là điều quan trọng. Bạn nên nuôi ở nơi thông thoáng nhưng không được để gió lùa quá mạnh. Ngoài ra, bạn lưu ý nên đặt chuồng ở khu vực ấm áp để bảo vệ sức khoẻ vật nuôi. 

Nhím trong tự nhiên là loài vật gặm nhấm, thích sống trong hang và có đặc tính nhút nhát. Vì thế, khi nuôi nhím cảnh trong nhà, bạn nên đặt chúng ở nơi yên tĩnh và ít tiếng ồn. Bạn không nên để nhím gần khu vực nhiều tiếng động như vị trí tivi để hạn chế tối đa việc nhím bị stress do môi trường không thích hợp.

Thêm một kỹ thuật nuôi nhím cảnh mà người nuôi cần biết là không nên để chuồng tại nơi có cường độ ánh sáng mặt trời cao. Ngược lại, nơi quá tối và ẩm thấp cũng khiến nhím chậm phát triển và khó gần người. 

>> Xem thêm: Hé lộ kỹ thuật làm chồng nuôi dê sinh sản thành công 100%

1.3 Nhiệt độ nuôi nhím phù hợp

Bạn cần thực hiện đúng theo hướng dẫn nuôi nhím cảnh tại nhà trong khoảng nhiệt từ 20 độ đến 33 độ. Bạn cần đặt chuồng nuôi xa khu vực cửa sổ, cửa ra vào có ánh sáng mạnh. Nếu phòng có lắp điều hoà thì không để chuồng nhím kiểng ở vị trí gió điều hoà phả vào. 

Đảm bảo nhiệt độ trong chuồng khi nuôi nhím cảnh
Đảm bảo nhiệt độ trong chuồng khi nuôi nhím cảnh

Theo một số thông tin về cách nuôi nhím kiểng tại nhà có nhắc đến việc nhím có thể sống được trong điều kiện dưới 20 độ. Đây là điều người nuôi cần đặc biệt lưu ý bởi nhím sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông nếu gặp nhiệt độ quá thấp. Trong trạng thái này, nhím sẽ rất dễ tử vong nếu chủ nuôi không chăm sóc và theo dõi kỹ. Bạn hãy để nhím sống trong môi trường có nhiệt độ phù hợp để nhím phát triển khỏe mạnh và chóng sinh sản. 

1.4 Lưu ý khi nuôi nhím trong chuồng

Nhiều người vẫn thắc mắc là nuôi nhím cảnh có hôi không, làm sao để chuồng nhím luôn sạch sẽ. Để giải quyết được tình trạng này, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đặc biệt, bạn có thể mua thêm mùn lót chuồng để khử mùi hôi. 

Bạn lưu ý rằng không nên dùng các sản phẩm có chất hoá học để làm thơm chuồng nuôi như nước hoa, xịt phòng… Có nhiều trường hợp sử dụng phương pháp này khiến cho nhím kiểng bị bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, nếu nhím hít phải quá nhiều hoặc ăn phải mùn thì dễ gây ngộ độc.

Chuồng nuôi nhím kiểng nên được đặt tại vị trí cao, không có nhiều sinh vật gây hại sinh sống đặc biệt là gián, chuột… Nhiều khi, những sinh vật này tìm đến và lấy đi thức ăn của nhím, cũng có thể khiến nhím bị lây nhiễm bệnh. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn nuôi chim cút đẻ trứng mang về thu nhập cao

2. Cách nuôi nhím cảnh qua chế độ dinh dưỡng

Nhiều người băn khoăn có nên nuôi nhím cảnh không vì nghĩ việc nuôi chúng phức tạp, khó chăm. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

2.1 Các loại thức ăn cho nhím

Nhiều bạn đặt ra câu hỏi nuôi nhím cảnh có dễ không, nhím có kén ăn không? Nếu vẫn đang băn khoăn về điều này thì bạn đừng lo vì nhím kiểng ăn được rất nhiều thứ. Thức ăn của vật nuôi này có thể là đồ đóng hộp hoặc đồ sống.

  • Thức ăn sống: Món ăn yêu thích của nhím là các con vật nhỏ như cào cào, dế… đặc biệt là sâu gạo. Ngoài ra, bạn có thể thêm các loại quả, rau, dưa chuột, táo… vào bữa ăn phụ trong tuần. Lưu ý không nên cho nhím ăn quá thường xuyên mà dựa theo tuổi ngày cũng như sức ăn để tính toán chính xác lượng thức ăn phù hợp.
  • Đồ ăn đóng hộp: Nhờ sự phổ biến của việc nuôi nhím cảnh mà bạn dễ dàng tìm mua thức ăn tại các cửa hàng vật nuôi. Một số đồ ăn đóng hộp sẵn cho nhím kiểng như: Me-o, Canin, Sâu Worm… 
Đa dạng hoá thức ăn khi nuôi nhím kiểng
Đa dạng hoá thức ăn khi nuôi nhím kiểng

2.2 Chế độ ăn 

Bạn thường xuyên điều chỉnh chế độ ăn của nhím cảnh để vật nuôi phát triển khoẻ mạnh:

  • Chế độ ăn trong ngày: Nhím cần bổ sung thức ăn vào 2 bữa sáng và tối. Nếu bạn cho nhím ăn đồ đóng hộp thì mỗi lần cho khoảng 10 hạt thức ăn. Bạn bổ sung bữa trưa bằng các loại rau, củ... để bổ sung dưỡng chất cho vật nuôi. Trong thời gian đầu nuôi nhím kiểng, bạn hãy quan sát cẩn thận sức ăn của nhím để điều chỉnh được liều lượng phù hợp. Trường hợp nhím ăn quá nhiều thì người nuôi hãy giảm bớt khẩu phần ăn.
  • Chế độ ăn trong tuần: Mỗi tuần, bạn nên cho nhím ăn sâu worm khoảng 2 ngày cách nhau. Với những ngày còn lại trong tuần thì bạn hãy cho nhím ăn theo chế độ ăn trong 1 ngày như trên. 
Đảm bảo chế độ ăn cho nhím
Đảm bảo chế độ ăn cho nhím

3. Phòng bệnh cho nhím cảnh

Nếu nuôi nhím cảnh không đúng cách khiến nhím dễ mắc bệnh. Bạn hãy tham khảo hướng dẫn nuôi nhím kiểng như sau:

3.1 Các bệnh ngoài da

Gợi ý cho chủ nuôi các cách nuôi nhím cảnh an toàn và tránh được các bệnh ngoài da như:

  • Khô da: Nhím dễ mắc phải bệnh da khô nếu sống trong môi trường không sạch sẽ hoặc thời tiết hanh khô. Lúc này, bạn hãy sử dụng vitamin E để điều trị tình trạng này.
  • Nhím rụng lông: Nếu nhím bị các vật ký sinh bám tụ bên ngoài da sẽ dễ dẫn đến viêm da và rụng lông. Ngoài ra, sau 2 tháng tuổi là chu trình thay lông của nhím nên bạn không cần quá lo lắng. 
  • Nhím bị rận, vật ký sinh: Nhiều loài sinh vật có hại trong môi trường sống không lành mạnh bám vào da nhím. Khi đó, chúng sẽ gây bệnh cho nhím và dấu hiệu nhận biết là các vết đỏ trên da, mù mắt…

3.2 Bệnh đường ruột ở nhím

Nhím dễ mắc phải bệnh về đường ruột như táo bón. Để điều trị cho nhím thì chủ nuôi có thể ngâm nhím trong nước ấm. Bạn thêm vào khẩu phần ăn của nhím món dễ tiêu như bí đỏ. Bên cạnh đó, nhím còn gặp tình trạng đi ra phân xanh. Nếu tình trạng này nặng hơn thì bạn nên đưa chúng tới cơ sở thú y gần nhất để khám chữa.

3.3 Các bệnh khác

Ngoài ra, khi bạn nuôi nhím cảnh còn phải lưu ý một số bệnh khác như:

  • Đau mắt: Khi mắt nhím xuất hiện nhiều gỉ mắt, chảy nhiều nước thì đây là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Bạn hãy mua thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho nhím kiểng. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi vì rất có thể đây là lý do nhím bị bệnh.
  • Rách tai: Nhím dễ mắc bệnh do vi khuẩn ký sinh trên da. Đặc biệt, phần tai chúng rất nhạy cảm nên dễ bị hoại tử, hoặc ra nhiều dịch. Trong trường hợp này, bạn không nên tự điều trị nhím tại nhà mà hãy đem đến các cơ sở chăm sóc chuyên nghiệp. 

4. Hướng dẫn cách nuôi nhím kiểng sinh sản cho người mới

Trong trường hợp nhím kiểng mang thai thì có chút dấu hiệu bạo lực tương tự như các giống loài khác. Vì thế nếu cho những ai còn thắc mắc nuôi nhím kiểng có hại không thì đáp án là không. Sau đây là hướng dẫn nuôi chúng trong giai đoạn mang thai.

4.1 Cách nhận biết nhím kiểng có bầu như thế nào?

Mỗi năm, nhím trưởng thành có thể đẻ tối đa 2 lứa, mỗi lứa khoảng 2 đến 7 con. Thời điểm sinh sản của nhím thường từ tháng 6 đến tháng 8. Dựa vào chu trình phát triển của nhím cảnh mà người nuôi đúc rút được thêm nhiều cách nhận biết nhím kiểng có bầu.

  • Nhím cái tăng cân rõ rệt. Đặc biệt, khi nhím mang thai thì trọng lượng tăng gấp đôi.
  • Giai đoạn này, nhím hung dữ hơn và dễ tấn công các nhím khác cùng đàn.
  • Nhận biết dựa vào phân nhím rắn hơn, trong phân còn lẫn thức ăn chưa tiêu hoá.
  • Nhím tiểu nhiều hơn thường ngày.
  • Trong thời gian cuối thai kỳ, bụng nhím to và có vạch đen dài giữa bụng. 
Các dấu hiệu nhận biết nhím cảnh có bầu
Các dấu hiệu nhận biết nhím cảnh có bầu

4.2 Nuôi nhím cảnh sinh sản cho ăn gì?

Một số cách nuôi nhím kiểng sinh sản dễ dàng đó là chọn đúng thức ăn cho chúng. Người nuôi con nhím ăn theo quy định ngày thường, tuy nhiên khẩu phần ăn của nhím nên tăng thêm và tách lẻ các bữa để nhím có thêm dinh dưỡng nuôi con. 

Khi nuôi nhím sinh sản, bà con không được cho nhím cảnh ăn sữa, bánh mì, thức ăn có quá nhiều gia vị. Các bác sĩ cũng khuyên chủ nuôi nên đa dạng hoá các bữa ăn và thức ăn cho nhím trong giai đoạn này. Ngoài ra, bạn cũng không nên chỉ cho nhím ăn món yêu thích của chúng trong một thời gian dài, điều này làm mất cân bằng dinh dưỡng. 

Hạn chế cho nhím sinh sản ăn bánh mì và sữa
Hạn chế cho nhím sinh sản ăn bánh mì và sữa

4.3 Một số lưu ý trong cách nuôi nhím cảnh sinh sản

Trong cách nuôi nhím cảnh sinh sản, bạn cần đặc biệt lưu ý tách nhím ra khỏi đồng loại nếu thấy dấu hiệu mang thai. Như thông tin bên trên, nhím mang thai khá hung dữ nên nếu ở cùng chuồng dễ khiến nhím kích động làm hư thai. Chủ nuôi đặt nhím cái ở môi trường yên tĩnh, mát mẻ và tránh quấy rầy tới chúng trong giai đoạn này.

Khi nhím sinh con xong, người nuôi nhím cảnh không tiếp cận chúng ngay tức thì cũng như không chạm vào nhím con mới đẻ. Nếu bạn làm vậy, nhím mẹ có thể sẽ bỏ con hoặc cắn chết con. Đặc biệt, mẹ nhím không có kinh nghiệm chăm con, bỏ bê con thì bạn dựa trên tuần tuổi của nhím con mà thêm thức ăn cho chúng.

5. Một số câu hỏi thường gặp khi nuôi nhím

Trong quá trình nuôi và chăm sóc nhím, chắc hẳn bạn sẽ có một số thắc mắc như sau:

5.1 Nuôi nhím cảnh có hôi không?

Để trả lời câu hỏi nuôi nhím kiểng có hôi không, bạn có thể dựa theo thông tin sau. Nhím cảnh có mùi hôi đặc trưng phụ thuộc vào môi trường nuôi nhốt. Nếu bạn thường xuyên vệ sinh chuồng thì sẽ giảm bớt mùi hôi của chúng.

Vệ sinh môi trường sống của nhím để tránh chuồng bị hôi
Vệ sinh môi trường sống của nhím để tránh chuồng bị hôi

5.2 Nuôi nhím cảnh có dễ không? 

Quá trình nuôi nhím khá dễ nên bạn hoàn toàn có thể nuôi chúng làm thú cưng trong nhà. Trong thời gian chăm sóc nhím cảnh, bạn hãy tham khảo thông tin bên trên để có phương pháp phù hợp nhất giúp nhím phát triển khỏe mạnh.

Như vậy, Người Nhà Nông đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chủ đề nuôi nhím kiểng tại nhà dễ dàng. Bạn hãy để tâm đến quá trình phát triển của chúng để chóng phát hiện dấu hiệu bệnh bất thường hay chu kỳ sinh nở của nhím để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Nếu bạn là người yêu thú cưng thì hãy thử nuôi nhím cảnh ngay nhé. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi chim cút mới nở cho hộ chăn nuôi